Mạng lưới hầm buôn lậu vũ khí giữa sa mạc Trung Đông
Mạng lưới đường hầm khổng lồ phía dưới biên giới Ai Cập và dải Gaza được sử dụng để buôn lậu vũ khí cho các nhóm phiến quân Hồi giáo ở sa mạc Sinai.
Mạng lưới đường hầm này chạy qua thành phố Rafah của Ai Cập, giáp với Dải Gaza. Lực lượng an ninh Ai Cập đã phá hủy đường hầm này nhằm cắt đứt tuyến đường buôn lậu vũ khí từ Gaza tới các nhóm phiến quân Hồi giáo đang hoạt động ở sa mạc Sinai. Trong ảnh, một công nhân Palestine đang sửa chữa đường hầm vốn đã bị lực lượng an ninh Ai Cập phá hủy bằng cách bơm nước làm ngập đường hầm ngày 2.11.
Lực lượng an ninh Ai Cập đã bơm nước biển từ biển Địa Trung Hải gần đó để làm ngập đường hầm. Trong khi đó, giới chức Palestine cáo buộc, hành động trên cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước, phá hoại đất nông nghiệp và nguy cơ gây ra dịch bệnh. Trong ảnh, công nhân Palestine sửa đường hầm sau khi nó bị Ai Cập bơm nước làm ngập ngày 2.11.
Các cư dân địa phương cho hay, thời đỉnh cao, mạng lưới đường hầm có tới gần 2.500 hành lang ngầm chạy ngoằn ngoèo dưới lòng đất trong khu vực biên giới giữa Gaza và Ai Cập.
Mạng lưới đường hầm buôn lậu này từng được xem là tuyến đường chính để vào Gaza. Không chỉ vũ khí, hàng hóa thương mại cũng được chuyển lậu qua đây. Mọi loại hàng hóa thông thường từ xe Hummer, máy giặt đến bò và cừu đều được chuyển qua mạng lưới đường hầm này.
Video đang HOT
Ảnh chụp toàn cảnh bên trên hệ thống đường hầm buôn lậu vũ khí dưới lòng sa mạc Trung Đông. Trong giai đoạn 2008-2010, nhiều người được cho là đã trở thành các triệu phú đô la nhờ điều hành hoạt động buôn lậu dưới lòng đất thông qua mạng lưới đường hầm trên.
Công nhân Palestine nghỉ giải lao trước khi tiếp tục sửa đường hầm. Tại thời điểm đỉnh cao 2008-2010, ước tính có khoảng 22.000 người Palestine làm việc và sống dựa vào “ngành công nghiệp” đường hầm.
Một công nhân Palestine ngồi bên trong mạng lưới hầm buôn lậu ngày 2.11.
Một công nhân Palestine cúi gập người đi bên trong đường hầm buôn lậu ngày 2.11. Lực lượng an ninh Ai Cập đã nhiều lần bơm nước làm ngập mạng lưới hầm ngầm buôn lậu này kể từ tháng 9 trong nỗ lực phá hủy nó mãi mãi.
Theo Reuters, những công nhân Palestine cho hay, hiện ít nhất vẫn còn khoảng 20 đường hầm trong mạng lưới hầm ngầm buôn lậu vẫn còn hoạt động. Những đường hầm này được sử dụng chủ yếu để buôn lậu hàng hóa thương mại và đặc biệt là thuốc lá. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn, liệu mạng lưới hầm ngầm này còn chứa bao nhiêu vũ khí vốn được Hamas và các nhóm vũ trang khác bảo vệ.
Một công nhân Palestine đu dây thừng xuống đường hầm sửa chữa.
Theo Danviet
Phiến quân Hồi giáo Philippines đòi 63 triệu USD tiền chuộc con tin phương Tây
Các phiến quân Hồi giáo tại Philippines ngày 3/11 tuyên bố đòi tiền chuộc 1 tỷ peso (21 triệu USD) mỗi người, để đổi lại việc phóng thích 2 người Canada và một người Na-uy bị bắt cóc 6 tuần trước.
Các con tin người Canada và Na-uy đang bị Abu Sayyaf treo giá tiền chuộc 1 tỷ peso/người (Ảnh: AP)
Đoạn video đòi tiền chuộc được đăng tải bởi cơ quan theo dõi các phần tử cực đoan SITE tại Mỹ. Những kẻ bắt cóc bịt mặt trong đoạn video tuyên bố là thành viên của nhóm Abu Sayyaf - một nhóm phiến quân bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố vì các vụ bắt cóc và đánh bom gây thương vong lớn.
Trước đó, 2 du khách Canada John Ridsdel và Robert Hall, cùng quản lý người Na-uy tại một khu nghỉ dưỡng Kjartan Sekkingstad, và bạn gái người Philippines có tên Marites Flor bị bắt cóc trên du thuyền. Vụ việc diễn ra tại một bến du thuyền ở miền nam Philippines hôm 21/9.
Giới chức Philippines cho biết họ không rõ các con tin đang bị giam giữ ở đâu. Nhưng các nhà phân tích an ninh cho rằng có khả năng họ đang ở trên đảo Jolo, thành trì của lực lượng Abu Sayyaf và nằm cách thủ đô Manila 1000km về phía Nam.
Trong đoạn video, 3 người nước ngoài đều nói rằng họ bị gán cho số tiền chuộc 1 tỷ peso (21 triệu USD). Những người này xuất hiện trong một khu rừng, xung quanh là các tay súng được trang bị hạng nặng.
Ra đời đầu những năm 1990 và được chu cấp ban đầu bởi trùm mạng lưới khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden, Abu Sayyaf khét tiếng với các vụ bắt cóc du khách nước ngoài để đòi tiền chuộc.
Nhóm này cũng bị cáo buộc đã thực hiện những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất Philippines, trong đó có vụ đánh bom một chiếc phà trên Vịnh Manila năm 2004, làm hơn 100 người thiệt mạng.
Ngoài những con tin nêu trên, Abu Sayyaf được tin là đang giam giữ 3 người nước ngoài khác, gồm 2 người Malaysia và một người Hà Lan, quân đội Philippines cho biết.
Cựu linh mục người Ý Rolando del Torchio, bị bắt cóc tại nhà hàng pizza của người này ở thành phố cảng Dipolog hồi tháng trước. Thủ phạm cũng được tin là nhóm Abu Sayyaf, nhưng giới chức địa phương chưa xác nhận thông tin này.
Hồi tuần trước, một con tin 74 tuổi người Hàn Quốc bị bắt cóc hồi tháng Giêng được phát hiện đã tử vong trên đảo Jolo. Quân đội Philippines cho biết Abu Sayyaf bỏ lại con tin này sau khi ông qua đời vì "bệnh nặng".
Chính phủ Philippines lâu nay vẫn tuyên bố "không trả tiền chuộc" trong các vụ bắt cóc con tin. Tuy nhiên các bên liên quan vẫn thường trả tiền.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
Không quân Nga ném bom "sào huyệt" IS tại thành cổ Palmyra Các máy bay chiến đấu Su-25 của không quân Nga ngày 2/11 đã ném bom các "sào huyệt" của phiến quân Hồi giáo tự xưng IS xung quanh thành phố cổ Palmyra, nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Damascus, Syria. Không quân Nga xóa sổ 237 mục tiêu IS trong 2 ngày Thành phố cổ đại 2.000 năm tuổi Palmyra, nằm ở...