Mang Huawei Nova 3 thay máy ảnh đi du lịch, bộ ảnh thu được đẹp ngoài dự kiến
Thật khó tin khi một chiếcc điện thoại tầm trung/c ận cao cấp như Huawei Nova 3 có thể mang lại trải nghiệm chụp ảnh tuyệt vời đến vậy.
Những chuyến du lịch đối với tôi không chỉ là để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi tiếp tục quay lại với công việc bộn bề. Chúng còn là cơ hội để tôi tìm kiếm những góc nhìn mới thông qua ống ngắm máy ảnh.
Người ta thường nói “một tấm ảnh đáng giá bằng cả ngàn từ”, và quả thật thật phí phạm khi chúng ta không tận dụng những chuyến đi đó để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất.
Điểm đến mà tôi lựa chọn lần này là Ninh Thuận rồi tới Đà Lạt. Bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn, thời tiết ở đây vào tháng 8 thường không được tốt nên tôi đã quyết định bỏ máy ảnh ở nhà, thay vào đó chỉ mang theo chiếc điện thoại Huawei Nova 3. Nghe thì tưởng chừng chẳng thấm vào đâu nhưng chiếc máy cuối cùng lại khiến tôi cực kì bất ngờ về khả năng chụp hình và hàng tá tính năng phụ trợ có sẵn.
Bức ảnh này được chụp khi tôi vừa lên tàu để để di chuyển từ Sài Gòn đến Ninh Thuận. Bên ngoài cửa kính là bầu trời đầy sương xen kẽ một chút nắng nhẹ. Ánh sáng yếu, cộng với đoàn tàu rung lắc khá nhiều nhưng tôi vẫn chụp lại được khoảnh khắc này. Một điểm cộng nữa cho AI Camera khi đã tự động nâng chi tiết cho vùng tối để tôi không cần mất công hậu kì nữa.
Tới Ninh Thuận, tôi đã dậy thật sớm và nhanh chóng di chuyển tới Hang Rái để đón bình minh. Dù ánh sáng chưa phải là tối ưu và thời tiết cũng chẳng thuận lợi, những tấm ảnh chụp được vẫn ấn tượng theo một cách rất riêng.
Len lỏi qua làng chài ven bờ biển, tôi cảm thấy cực kì may mắn khi đã ghi lại được khoảnh khắc này. Khung cảnh rất đời thường, nhưng sự nhỏ gọn của chiếc điện thoại đã giúp tôi chọn được một góc máy ấn tượng, khác lạ hơn hẳn.
Video đang HOT
Tiếp tục một thử nghiệm với chế độ phơi sáng thác nước có sẵn của Nova 3. Kết quả vẫn hoàn toàn ấn tượng mà chẳng cần dùng tới các thiết bị chuyên dụng.
Gặp một cặp đôi chụp ảnh cưới trên mỏm đá gần đó, tôi không ngần ngại đi tới xin phép chụp lại một kiểu ảnh cũng với kĩ thuật phơi sáng thác nước, và kết quả thì ấn tượng không kém.
Đến Đà Lạt lúc chiều tà, khung cảnh được bao trùm bởi những lớp sương mù lạnh lẽo. May mắn là nhờ AI Camera, Nova 3 đã tự nhận diện được khung cảnh để đẩy mạnh tương phản giúp làm nổi bật các chi tiết và màu sắc lên như thế này.
Mới đầu mùa thu nhưng những chiếc lá phong đã dần thay sắc. Bầu trời Đà Lạt không còn trong veo, nắng không còn vàng ươm nữa nhưng màu sắc thể hiện vẫn rất tuyệt thông qua ống kính của Nova 3. Hơn nữa, khẩu độ f/1.8 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tách biệt chiếc lá khỏi khung nền và tạo bokeh mịn màng tròn xoe từ tán lá.
Một tính năng cực kì thú vị được cài đặt sẵn trong camera của Nova 3 là chế độ phơi sáng. Thường thì với máy ảnh chuyên nghiệp, để chụp được những bức ảnh như thế này, tôi cần chuẩn bị nào là kính lọc ND để giảm sáng rồi chân tripod cỡ lớn và dây bấm mềm. Với Nova 3, thứ duy nhất tôi cần là một điểm tựa, có thể chỉ là hai mỏm đá nhỏ để đặt điện thoại lên một cách vững chãi, bấm nút chụp và chờ đợi vài giây.
Trước đây, tôi không mấy tin tưởng vào chất lượng ảnh từ điện thoại vì những giới hạn về phần cứng chuyên dụng. Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ đã khác rất nhiều. Trải nghiệm camera trên smartphone như Huawei Nova 3 giờ không chỉ phụ thuộc vào phần cứng nữa mà phần mềm cũng góp phần không nhỏ, từ trí tuệ nhân tạo cho tới các chế độ chụp đi kèm.
Theo Tri Thuc Tre
Liệu pháp chữa trị bằng hình ảnh cho người bị sa sút trí tuệ
Bằng việc tạo ra những câu chuyện thú vị bằng hình ảnh, nghệ sĩ thị giác Agerter giúp cải thiện đời sống của các bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Laurence Agerter là một nghệ sĩ thị giác người Pháp. Cô rất quan tâm đến nhóm bệnh sa sút trí tuệ và mới đây đã đưa ra một bộ ảnh có hiệu quả hỗ trợ bất ngờ đối với các bệnh nhân này.
Theo CNN, một trong những bệnh nhân sa sút trí tuệ đầu tiên mà Laurence Agerter thử nghiệm đã bước vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi được nữ nghệ sĩ cho xem vài bức tranh bình thường và yêu cầu nhận xét, ông lúng túng rất lâu, hầu như không nói trọn vẹn một câu nào.
Tuy nhiên, điều thần kỳ đã xảy ra khi Agerter đưa bệnh nhân ảnh chụp mèo lớn chơi với mèo con, một bức ảnh thuộc dự án "Liệu trình hình ảnh" mà cô xây dựng suốt ba năm. "Ông ấy có thể kể một câu chuyện suốt 5 phút liền. Hình ảnh đó đã làm trỗi dậy kỷ niệm và cảm xúc rất sâu đậm của ông. Vào lúc đó, ông ấy dường như là một người hoàn toàn bình thường", Agerter kể.
Một tác phẩm thuộc dự án "Liệu trình hình ảnh" của Agerter.
Dựa trên phương pháp can thiệp bằng hình ảnh, dự án trên nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi bị mất trí nhớ thông qua việc thảo luận, chia sẻ về một hình ảnh nào đó. Tháng 6 vừa qua, Agerter được trao giải thưởng Tác giả xuất sắc nhất, bởi Liên hoan Ảnh Quốc tế Recontres D'Arles.
Bức ảnh khiến người xem liên tưởng đến sự tương đồng giữa hai người đàn ông với cây xương rồng và ở mức độ sâu hơn là tình bạn thân thiết. Ảnh: CNN.
Bên cạnh ý nghĩa nhân văn và hiệu quả, bộ ảnh của Agerter là lời cảnh tỉnh đến những gia đình có người thân bị sa sút trí tuệ. Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, có tới 40% người sa sút trí tuệ bị trầm cảm nghiêm trọng. Agerter cho biết hầu hết bệnh nhân bị đối xử như trẻ sơ sinh nên càng chán nản và buồn bã.
Thống kê của Viện nghiên cứu quốc gia về Lão hóa tại Mỹ chỉ ra đa số người trên 85 tuổi đều mắc một số bệnh trong nhóm bệnh sa sút trí tuệ, phổ biến nhất là Alzheimer. Do mất trí nhớ ngắn hạn, người bệnh nhóm này thường chỉ nhớ được rõ ràng các kỷ niệm thời thơ ấu trong thời gian từ 15 đến 25 tuổi. Việc liên tục đưa ra những câu hỏi yêu cầu vận dụng trí nhớ sẽ khiến bệnh nhân khó trả lời, làm gia tăng mức độ căng thẳng của họ.
Trong khi đó, phần lớn người thân của bệnh nhân sa sút trí tuệ không biết giao tiếp với bệnh nhân như thế nào để tránh gây tổn thương cho họ. Vì vậy, hoạt động thảo luận về một bức ảnh có liên hệ với ký ức của bệnh nhân là một cách hữu hiệu để kết nối họ với gia đình.
Hai bức ảnh đều gợi liên tưởng tình dục và dễ dàng tạo ra nhiều câu chuyện thú vị khi kết nối với nhau. Ảnh: CNN.
Khi thực hiện bộ ảnh, Agerter nhận ra bệnh nhân sa sút trí tuệ thường thích các bức ảnh mà nhân vật chính cười tự nhiên hơn là tạo dáng. "Họ có thể vận dụng giác quan thứ sáu để nhanh chóng phân biệt thật giả", nữ nghệ sĩ tiết lộ.
Những bức ảnh của Agerter thường kết nối hai sự vật tưởng chừng không liên quan nhưng lại gây liên tưởng đến một câu chuyện thực tế mà đa số mọi người đều từng trải qua. Bộ ảnh hiện nay đã được đăng trên nhiều phương tiện như website, ứng dụng điện thoại... và cho phép tải miễn phí.
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Bộ ảnh thời trang: Ánh hoàng hôn thời trang Vẫn là một Grace Jones mạnh mẽ và cá tính, nhưng đi kèm sẽ là những món phụ kiện vô cùng tân thời. Bộ ảnh lấy cảm hứng từ biểu tượng thời trang và âm nhạc Grace Jones, người phụ nữ nổi tiếng của thập niên 80 với vẻ đẹp khỏe khoắn đầy gai góc. Cô là ánh hoàng hôn màu tía của...