Mang dự án giáo dục về quê hương
Kiến tạo những chương trình ngoại khóa chất lượng mang tính giáo dục để làm mới tư duy cho thanh thiếu niên đã trở thành “kim chỉ nam” mà Trần Thu Thảo (năm thứ nhất, ĐH Fulbright Việt Nam) hướng đến khi cống hiến cho địa phương mình là TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Từ việc gieo hạt cho dự án “gõ đầu trẻ”…
“Long Khánh on the road” là dự án do Trần Thu Thảo sáng lập vào tháng 7/2020, với mục tiêu đồng hành cùng các cơ sở giáo dục tại địa phương để kiến tạo những chương trình học tập ngoại khóa chất lượng dành cho học sinh THCS, THPT.
Với cộng sự là Nguyễn Minh Hiếu (trường ĐH Tài chính – Marketing), Thảo mong muốn dự án sẽ tạo ra môi trường học tập đa dạng, tích cực và có thể kích thích khả năng sáng tạo ở các em học sinh ngay từ chính địa phương nơi mình đang sinh sống.
Thảo cho biết ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ một lớp học nhỏ dưới mô hình giáo dục Homeschooling, chỉ có… 2 học sinh: “Đó là vào mùa Hè năm 2020, khi mình có dịp về Long Khánh nghỉ dịch. Lúc ấy, mình bắt đầu quan sát em gái đang học THCS của mình nhiều hơn và muốn dạy cho em những điều hay mà mình học được.
Vì thế, mình ngỏ ý rủ đứa em của bạn thân học cùng và mở một lớp học trực tuyến cho hai em. Giáo án cũng chỉ ở mức cơ bản, chủ yếu là kiến thức và kinh nghiệm mình đã góp nhặt ở nhiều nơi.
Do vậy, mình nhận thấy trăn trở của các em về môi trường học tập, khó khăn các em gặp phải cũng như tiềm năng các em có được”. Nhờ đó, việc nhận ra hạn chế của bậc học THCS tại địa phương cộng thêm lòng yêu quê hương đã thôi thúc Thảo “nâng cấp” lớp học nhỏ của mình thành một dự án xã hội.
Video đang HOT
Thảo tích cực tham gia các dự án xã hội để có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện dự án của riêng mình.
Thảo nói, trước giờ các dự án xã hội đều tiếp cận ở góc độ vùng miền chứ ít khi đi sâu vào địa phương. Vì vậy, “Long Khánh on the road” sẽ lạ lẫm với nhiều người. Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, Thảo chia sẻ: “Long Khánh on the road” không phải là một đơn vị độc lập mà là dự án đồng hành với các trường học và các tổ chức trực thuộc địa phương như Đoàn Thanh niên để hoàn thành tốt công tác triển khai các hoạt động ngoại khóa cho thanh thiếu niên tại khu vực.
Đặc biệt, dù “Long Khánh on the road” mới ra đời vào năm 2020 nhưng ý định sáng lập đã được ấp ủ hai năm trước đó. Để tích lũy hành trang cho việc sáng lập, Thảo đã có ba năm làm việc trong các tổ chức và dự án xã hội thuộc lĩnh vực giáo dục, cụ thể là một doanh nghiệp xuất bản, 5 tổ chức phi lợi nhuận tại TP. HCM và các dự án cá nhân quy mô nhỏ. Ngoài việc được học hỏi về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, Thảo còn có những chuyến đi thực địa về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Thảo kể: “Chính những điều đó đã định hình ở mình phong cách giảng dạy, tư duy đa chiều và hoàn thiện nhiều kỹ năng và là trải nghiệm quý giá để mình sáng lập nên dự án đầy tâm huyết”.
Thảo thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh.
Cho đến ngày hái quả
Bằng việc tạo dựng lòng tin đối với các thầy cô, “Long Khánh on the road” đã chính thức trở thành người bạn đồng hành của trường THPT Long Khánh (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) trong việc triển khai dự án “Vietnam Timeless Charm”. Đây là hoạt động đề ra phương pháp học tập dựa trên việc thực hành dự án (project-based learning) đầu tiên tại Long Khánh.
Hoạt động đã diễn ra vào tháng 2/2021 và kết thúc vào tháng 4/2021. Định hướng của dự án là kết hợp việc giảng dạy lý thuyết song song với tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sau đó các em học sinh sẽ chuyển hóa kiến thức mình tiếp thu được thành thực tiễn.
Mang trong mình mối quan tâm sâu sắc với giáo dục địa phương, Thảo chia sẻ: “Đây là dự án không những mới mẻ với các em học sinh mà còn với cả nhà trường, ngoài ra, đối tượng dự án hướng đến là hơn 100 em học sinh lớp 11 nên thách thức mà tụi mình đối mặt cực kỳ lớn”.
Sản phẩm của nhóm học sinh trong triển lãm trưng bày 15 dự án về văn hóa.
Để cùng thầy cô giải quyết những khó khăn về thời gian và nguồn lực, “Long Khánh on the road” đã tổ chức chuỗi 3 hoạt động cố vấn, 3 buổi workshop hướng dẫn kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, thiết kế sản phẩm cho đến kể chuyện văn hóa. Chiến lược của dự án là thiết kế chương trình giảng dạy dựa trên nhu cầu, mong muốn và năng lực của từng cá nhân.
Vì thế, Thảo thường xuyên tổ chức những buổi tư vấn 1-1 với các em học sinh cũng như tương tác với các thầy cô để liên tục nắm bắt tiến bộ, đồng thời tiến hành khảo sát để phân tích và đánh giá, từ đó cân nhắc tổ chức những hoạt động phù hợp. Nhận thấy sự hứng thú của các em trong những buổi học, Thảo cho biết: “Mình luôn hy vọng dự án có thể tạo ra một môi trường an toàn, năng động và kích thích sự sáng tạo của học sinh”.
Đặc biệt, dự án gây ấn tượng qua bài giảng chuyên đề “Làm thế nào để kể chuyện văn hóa?”. Với sự đồng hành của một người anh có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực văn hóa, Thảo đã mang đến cho các em học sinh những bài giảng phân tích lịch sử, văn hóa Việt Nam ở nhiều vùng miền dưới góc độ tiếp cận cụ thể từ những điều bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Thảo, chương trình đã đặt nền móng cho các em trong tiến trình thực hiện những dự án mang dấu ấn di sản văn hóa. Đáp lại những kỳ vọng của Thảo, triển lãm trưng bày 15 dự án được thiết kế bởi các em học sinh lớp 11 trường THPT Long Khánh đã diễn ra và gặt hái được nhiều kết quả tích cực.
“Qua triển lãm, mình nhận ra các em là những cá nhân rất sáng tạo, có trách nhiệm và nhiệt tâm với việc học hỏi, khám phá những cái mới. Đó cũng là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng và là động lực lớn lao để tụi mình muốn tiếp tục đồng hành cùng các em trong những hoạt động sắp tới”, Thảo chia sẻ.
Trong năm nay, Thảo dự định sẽ triển khai chuỗi chương trình “Ươm mầm” – hoạt động giáo dục dành cho các em học sinh lớp 11 và 12 tại trường THPT Long Khánh. Đây là năm đầu tiên “Long Khánh on the road” tự đứng ra tổ chức một chương trình đồng hành chặt chẽ cùng trường học tại địa phương.
Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống
Ngày 2-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh phối hợp Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức hội thảo "Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống".
Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Phòng GD-ĐT các quận, huyện; lãnh đạo các trường tiên tiến hiện đại, chuẩn quốc gia, trường điểm thuộc bậc học THCS, THPT... đến dự.
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh và Công viên Phầm mềm Quang Trung ký thỏa thuận hợp tác.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay, giáo dục theo phương pháp STEM đang ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực. Mô hình "Giáo dục trải nghiệm sáng tạo STEM" bao gồm liên kết các khối kiến thức về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, sản xuất, Toán học đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Các hoạt động trải nghiệm STEM chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực công nghệ thông tin. Giáo dục STEM còn giúp các học sinh hình thành và phát triển bốn kỹ năng: tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp. Chính vì thế, việc triển khai phương pháp giáo dục STEM là hướng đi cần thiết và phù hợp.
Học sinh tham quan và trải nghiệm tại Trung tâm đào tạo STEAMZONE
Dịp này, QTSC và Sở GD-ĐT thành phố ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy các hoạt động trao đổi và đồng hành phát triển mô hình giáo dục STEM trên địa bàn thành phố. QTSC là nơi có nhiều sản phẩm công nghệ liên quan đến giáo dục và thông qua thỏa thuận lần này, QTSC hy vọng thúc đẩy các sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp vào các hoạt động giáo dục STEM, góp phần định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dạy học.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đến tham quan Trung tâm đào tạo STEAMZone có quy mô lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh. Trung tâm này cho chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào trong trường học.
Cùng với đó, Trung tâm đào tạo STEAMZone cũng xây dựng thư viện bài học STEM. Mỗi giáo viên khi soạn bài giảng sẽ vào thư viện bài học STEM để xây dựng bài học, xây dựng hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng môn học. Ngoài ra, thư viện bài học STEM còn hỗ trợ các giáo viên, học sinh làm các đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường phổ thông.
4 kỹ năng tiếng Anh nên có của thế hệ Z Thế hệ Z cần cân bằng kỹ năng giao tiếp (Communication); tư duy phản biện (Critical Thinking); tính sáng tạo (Creativity) và kỹ năng hợp tác (Collaboration). Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thế giới. Với cả tỷ người sử dụng, tiếng Anh giúp con người tiếp cận những nền lịch sử, văn hóa tiên...