Mang điện vào rừng cho những đứa trẻ Raglai học tập
Nhà lọt thỏm giữa đại ngàn bao la, không đường và không điện, ánh sáng duy nhất mà bé Kato Thị Khiễng dùng học tập là chiếc đèn pin sạc. Lúc đèn hết pin, Khiễng phải lội bộ 40 phút đường rừng để ra chợ sạc pin cho đèn, rồi lại lội bộ về để đêm có đèn mà học…
Những căn nhà giữa rừng thẳm
Ở huyện miền núi Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận, hoàn cảnh như Kato Thị Khiễng không phải là hiếm. Chỉ riêng 2 xã Phước Thành, Phước Đại đã có hàng trăm hộ đang định cư tại các mảnh rừng già cạnh rừng quốc gia núi chúa phải sống trong cảnh không đường, không điện như nhà Kato Thị Khiễng.
Mặc dù điện lưới quốc gia đã về đến 100% các thôn ở huyện miền núi này nhưng do tập quán canh tác của đồng bào Raglai, họ vẫn đi sâu vào các cánh rừng cách các thôn bản đến hàng chục km để phát nương làm rẫy, làm nhà sinh sống trong các thung lũng, trên những ngọn đồi… Mỗi hộ cách nhau hàng km, không hề có đường dân sinh mà chỉ đi lại bằng đường rừng, băng đèo, lội suối nên chính quyền địa phương không thể đầu tư kéo điện về cho các hộ dân nơi đây.
Cha con anh Chamalé Triều bên “ngôi nhà” của mình
Tài sản quý giá nhất trong nhà này là 2 chiếc xe đạp chỉ dùng được trong mùa khô, vì mùa mưa nước suối dâng cao, không đi xe qua được
Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019, cùng đoàn thực hiện chương trình Thắp sáng buôn làng đến thăm các gia đình chưa có điện ở 2 xã Phước Thành và Phước Đại, chúng tôi phải băng qua hàng loạt đèo dốc trên những tuyến đường mòn, lội qua những con suối, đi bộ cả chục km đường rừng mới đến nơi cần đến. Qua những dấu chân ấy, cuộc sống nghèo khó của người dân nơi đây cứ hiện dần ra và thắc mắc “tại sao đến bây giờ vẫn còn có hộ không có điện sinh hoạt” mới dần được lý giải rõ hơn.
Anh Chamalé Nhiên, Chủ tịch UBND xã Phước Thành, cho biết: “Xã Phước Thành có 5 thôn không tập trung gồm Ma Nai, Ma Dú, Suối Lớ, Đá Ba Cái và Ma Rớ. Dân tộc Racglai chiếm 96%. Toàn xã có 890 hộ, trong đó có 439 hộ nghèo và 219 hộ cận nghèo. Hệ thống điện đã được đầu tư kiên cố. Các hộ thì đã có điện sử dụng hết rồi, nhưng vẫn còn một số hộ do làm rẫy trên rừng, trên núi và họ sinh sống ở đó để canh giữ nương rẫy. Do các hộ đó ở quá xa nên không thể nào kéo điện tới được”.
Đường vào nhà các hộ dân này chỉ là những lối mòn giữa rừng sâu
Đầy dốc đứng
Và suối chắn ngang
Lội bộ 2 tiếng mới có đèn pin để học
Bé Hè nói: “Mấy năm nay con chỉ học bài bằng đèn pin, đèn pin hơi mờ nên khó đọc chữ lắm. Có khi đang học giữa chừng lại bị hết pin”.
Nhà đầu tiên chúng tôi đến là nhà của anh Chamalé Triều (37 tuổi, thôn Ma Dú, xã Phước Thành). Mọi người trong đoàn đều ngỡ ngàng khi anh chỉ đây là “ngôi nhà” của mình. “Ngôi nhà” đó đúng nghĩa là một cái chòi, rộng khoảng hơn 6m2, được che chắn bởi những tấm tôn, bạt và vải cũ mèm.
Anh Triều kể: Sau khi lấy vợ và ba đứa con lần lượt ra đời, không thể ở chung nhà vợ do quá chật và nhiều người, hai vợ chồng anh lên rẫy, dựng “nhà” này để ở. Vì xa khu dân cư và không có tiền kéo dây điện nên nhiều năm qua gia đình anh chỉ dùng đèn pin để thắp sáng.
Nhà chị Katơ Thị Vớt (mẹ bé Kato Thị Khiễng, học sinh lớp 3 trường tiểu học Phước Thành A) thì “khá” hơn nhà anh Triều vì… có thêm mấy chân cột
Vì quá xa khu dân cư nên không kéo đường điện vào được, ánh sáng duy nhất của các hộ này là những chiếc đèn pin sạc được treo giữa nhà như thế này
Sau khoảng 10 phút, đoàn đã lắp xong cho gia đình anh Triều chiếc máy phát điện năng lượng mặt trời nhỏ được chương trình Thắp sáng buôn làng hỗ trợ. Sau khi được hướng dẫn cách sử dụng, đèn được bật sáng lên, anh Triều và bé Hè (con gái anh Triều) đều vui mừng vì nhà đã có điện.
Bé Hè nói: “Mấy năm nay con chỉ học bài bằng đèn pin, đèn pin hơi mờ nên khó đọc chữ lắm. Có khi đang học giữa chừng lại bị hết pin. Bây giờ có điện như thế này, con vui lắm, con sẽ cố gắng học giỏi hơn”.
Anh Triều cũng nói trong niềm vui: “Lâu nay, gia đình sử dụng đèn pin để chiếu sáng vào buổi tối cho con học. Ngày nào cũng đem đèn pin về làng sạc, nhưng có khi đang học giữa chừng thì hết pin, tội con lắm. Rồi điện thoại hết pin cũng không có điện sạc, chủ gọi đi làm thì không liên lạc được, nay có điện như thế này thì rất là vui!”.
Ánh sáng duy nhất trong nhà là đèn pin và mỗi ngày phải mang đèn xuống làng sạc vào buổi sáng, đến chiều tối đem về để dùng là hoàn cảnh chung của các hộ sống trong cánh rừng này. Đặc biệt, có những hộ nằm quá sâu trong rừng, đường sá khó khăn phải đi bộ lại càng vất vả hơn.
Điển hình như gia đình chị Katơ Thị Vớt (mẹ bé Kato Thị Khiễng, học sinh lớp 3 trường tiểu học Phước Thành A), nhà nằm khá sâu trong rừng thuộc thôn Ma Dú. Từ quốc lộ 27B phải đi hết 1 con dốc, băng qua nương rẫy và nhiều con suối nhỏ, chúng tôi mới tới được nhà chị.
Chị Vớt chia sẻ: “Nhà ở xa quá, không có điện, chỉ dùng bằng đèn pin, nhà cũng không có xe đạp, ngày nào cũng mất 40 phút để đi bộ xuống làng để sạc pin, có mà dùng vào buổi tối cho con học, khổ lắm!”.
Sau khi được lắp đặt và hướng dẫn sử dụng máy phát điện năng lượng mặt trời, trực tiếp bật công tắc, bóng đèn sáng lên, gia đình chị Vớt phấn khởi vô cùng. Anh Chamelé Song (chồng chị Vớt) vui mừng nói: “Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Từ nay không phải mất công đi bộ để sạc pin nữa mà vẫn có điện cho con gái học rồi. Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều!”.
Đoàn công tác lắp đặt hệ thống sản xuất điện năng lượng mặt trời cho các hộ dân
Nghe tin nhà Kato Thị Khiễng được lắp điện, bà con xung quanh háo hức đến xem và ao ước nhà mình cũng được lắp
Thêm ánh sáng vì tương lai cho trẻ Raglai
Trong chương trình Thắp sáng buôn làng năm nay tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), đoàn được một doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương tài trợ 30 máy phát điện năng lượng mặt trời để cài đặt cho 30 hộ nghèo nằm sâu trong rừng, có con em đang ở độ tuổi đi học tại 2 xã Phước Đại và Phước Thành; trong đó, xã Phước Đại có 10 hộ và xã Phước Thành là 20 hộ.
Dù phải vượt suối băng rừng cả ngày trời mới lắp đặt hết cho 30 hộ này nhưng anh Ca Mau Khánh – Phó chủ tịch UBND xã Phước Đại, vẫn hồ hởi và nuối tiếc vì xã của anh có đến 442 hộ nghèo, trong đó có đến 35 hộ nằm trong rừng sâu chưa có điện mà chỉ mới có 10 hộ được lắp.
Anh Khánh tâm sự: “Xã tôi vẫn còn nhiều hộ ở xa khu dân cư không có điện sinh hoạt. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm những chương trình như thế này để giúp bà con nơi đây!”.
Với bà con ở sâu trong rừng, hệ thống điện mặt trời rất tiện dụng, đầu tư ít mà lợi ích nhiều
Đại diện đơn vị tài trợ hướng dẫn bà con cách sử dụng
Còn ông Phạm Nam Phong – đại diện đơn vị tài trợ, thì lại tiếc vì đơn vị chỉ có thể hỗ trợ mỗi hộ 1 hệ thống năng lượng mặt trời nhỏ, chỉ đủ để cung cấp điện thắp sáng và sạc điện thoại vì kinh phí hạn chế. Tuy nhiên, ông Phong hy vọng món quà này sẽ giúp được những đứa trẻ Raglai sống trong rừng thẳm này có được chút thuận lợi để học tập, đổi đời.
Ông Phong chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn góp phần giúp bà con nơi đây thuận lợi hơn trong cuộc sống. Đặc biệt là giúp các em học sinh có điều kiện và động lực để học tập tốt hơn, hướng các em đến một tương lai tươi sáng hơn!”.
Niềm vui trong ánh mắt khi đèn được bật sáng của bé Chamale Thị Kim (học sinh lớp 4) và mẹ cùng em trai
Chỉ với tấm pin năng lượng mặt trời nhỏ như thế này cũng đủ cho người dân thắp sáng đèn, sạc pin điện thoại và dùng các vật gia dụng nhỏ khác
Còn với 30 hộ đồng bào Raglai ở huyện Bác Ái được nhận máy phát điện năng lượng mặt trời năm nay, đó không chỉ là những bóng điện thắp sáng đơn thuần mà còn là ánh sáng ấm áp giúp cuộc sống của họ thoải mái hơn, sáng sủa hơn, nhất là khi dịp Tết Nguyên đán đã cận kề.
Đức An
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Xúc động hình ảnh giáo viên vượt hiểm nguy đến trường cho kịp lễ khai giảng
Mùa tựu trường năm nay vào đúng thời điểm trên địa bàn Thanh Hóa mưa lũ diễn ra. Đặc biệt, khu vực huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) đường sá hư hỏng, giao thông chia cắt. Thế nhưng, để kịp cho ngày mai lễ khai giảng, các thầy cô đã liều mình vượt qua nguy hiểm, đi cả trăm cây số đường rừng để lên điểm trường.
Những ngày qua, huyện Mường Lát có mưa lớn, cùng với mực nước sông dâng cao nên đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn nhiều xã, thị trấn của huyện. Trong đó nặng nhất các xã Tam Chung, Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn, Mường Lý.
Hình ảnh thầy Hoàng Lê Thành - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tam Chung dò dẫm từng bước chân đi bộ hàng chục km trên những cung đường sạt lở.
Thiệt hại nặng nề nhất đó là hệ thống đường giao thông bao gồm các quốc lộ 15C, 16, đường tỉnh và đường liên thôn, liên bản. Các điểm sạt lở nặng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua mới được giải tỏa, thông tuyến chưa lâu, nay lại tiếp tục bị sạt lở với khối lượng đất đá lớn hơn rất nhiều, nặng nhất là tuyến quốc lộ 15C từ xã Trung Lý đi thị trấn Mường Lát với hàng chục điểm sạt lở, khiến cho tuyến đường này tê liệt hoàn toàn.
Tuyến đường 16 từ xã Trung Lý đi cầu Chiềng Nưa (xã Mường Lý), nối với xã Tam Chung và thị trấn cùng bị chia cắt hoàn toàn do có nhiều điểm sạt lở nặng, các phương tiện giao thông không thể di chuyển qua được. Ngoài ra, tình trạng sạt lở, ngập úng cũng đã làm hư hỏng, vùi lấp và gây chia cắt nhiều tuyến đường giao thông khác, nhiều thôn, bản bị cô lập hoàn toàn.
Để vào được các điểm trường, các thầy cô giáo phải đi qua những cung đường khủng khiếp như thế này.
Rất nhiều các thầy cô giáo công tác ở Mường Lát đều xuất thân từ miền xuôi. Để kịp cho lễ khai giảng, các thầy cô giáo đã bất chấp đường sá đi lại khó khăn, bất chấp cả sự hiểm nguy vượt hàng trăm cây số để đến với học trò.
Cô giáo Trịnh Kim Quế có thâm niên 14 năm gieo chữ ở những bản xa xôi nhất Mường Lát, mỗi tuần cô vẫn vượt mấy trăm cây số bằng xe máy về thành phố với gia đình. Thế nhưng, cô tâm sự rằng, 14 năm qua chưa bao giờ cô gặp cảnh kinh hoàng như lần này.
Cô giáo Quế vẫn chưa hoàn hồn khi đi trên chiếc thuyền để vào bản Cá Giáng khi mực nước dâng cao và củi khô tràn ngập sông.
"14 năm trước khi đặt chân lên đây, sự rậm rạp âm u của rừng núi không làm mình sợ mà chùn bước. Vậy mà 14 năm sau mình đã chùn bước vì cảnh tượng này. Lần đầu tiên sau 14 năm mình đã đi một chặng đường thật khủng khiếp. Hơn 4 tiếng ngồi xe ô tô, 2 tiếng đi xe ôm, 3 tiếng cuốc bộ trong bùn lầy, 4 tiếng lênh đênh trên thuyền, rồi lại hành quân bộ trong nước, bùn ngập đầu gối mới lên được với học trò. Đúng là vượt một chặng đường mà giờ nghĩ lại vẫn không thể nào tin được mình đã đi qua được như thế" - cô giáo Quế tâm sự.
Lên đến điểm trường Cá Giáng (khu lẻ của Trường Tiểu học Trung Lý), cô mới hoàn hồn biết mình vẫn còn sống. "Mấy tiếng đồng hồ đi bộ dưới đường vỡ nát, nhiều đoạn bùn nhão nhoẹt ngập ngang bụng, đá lởm chởm, cây cối đổ khắp nơi, mệt, sợ và tủi thân nên khóc cả đoạn đường, người ta còn trêu mình, nước mắt cô giáo đủ làm một đập thủy điện Trung Sơn mới rồi" - cô giáo Quế chia sẻ.
Nhiều nơi, bùn ngập đến đầu gối hoặc ngang bụng, thầy cô vẫn cố gắng vượt qua để đến với học trò thân yêu.
Để có thể kịp để ngày mùng 5 tổ chức khai giảng cho học sinh, thầy Phạm Đăng Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Chiểu và thầy Hoàng Lê Thành, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Tam Chung đã phải vượt gần 300 km từ dưới xuôi lên. Hai thầy đi từ sáng ngày mùng 3/9, gần 2 ngày rong ruổi trên đường mới có thể đến được điểm trường.
"Khắp nơi cây cối đổ ngổn ngang chắn đường, nhiều đoạn đường bị sạt lở, bùn đất ngập ngang người, vừa đi, chúng tôi vừa phải dò đường. Có những đoạn vô cùng nguy hiểm nhưng vẫn bám nhau từng bước một để vượt lên bờ bên kia..." - thầy Dung kể.
"Có đoạn đường nào đi được xe máy thì người dân lại "tăng bo" cho mình một đoạn. Thế mà hết 1 ngày trời, mình cùng một số đồng nghiệp mới lên đến Trung Lý. Nhóm mình phải ngủ lại ở đây, và đến sáng nay (mùng 4/9) lại tiếp tục hành trình tìm đường đến trường. Từ Trung Lý lên đến Quang Chiểu, đường sá sạt lở, hư hỏng hết nên đều phải lội bộ, lúc đến được trường cũng hết cả ngày trời. Để có thể tìm đường vào đến trường chỉ có thể là may mắn" - thầy Dung chia sẻ.
Vào đến điểm trường, các thầy cô phải lo làm sao kéo bùn ra khỏi lớp học để học sinh có chỗ ngồi.
Với tình yêu nghề, yêu học trò, giống như thầy Dung, cô Quế, thầy Thành, có rất nhiều thầy cô giáo khác nơi vùng núi này vẫn liều mình vượt hiểm nguy để bám bản, bám nghề, mang ánh sáng tri thức tới những học trò vùng sâu, vùng xa. Cảm phục và thiêng liêng biết bao sự nghiệp trồng người ấy!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Thầy cô đến trường sau lũ: Không điện, không nước, thức ăn cũng không còn Lội bộ hàng chục cây số đường rừng để đến trường, các giáo viên Trường tiểu học Mường Típ 1 ngỡ ngàng bởi khung cảnh hoang tàn trước mắt rồi bật khóc. Toàn bộ vật dụng sinh hoạt, lương thực bị cuốn trôi, các thầy cô cầm cự qua ngày bằng gạo cứu đói và rau rừng. Đường đến trường của các thầy...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025