Mạng 5G của Huawei vẫn phủ sóng bên trời Tây
Ngày càng có nhiều quốc gia đang thực hiện một cách tiếp cận khách quan đối với các công nghệ của Huawei trong đó có việc triển khai mạng 5G, bất chấp những nỗ lực kêu gọi tẩy chay công ty Trung Quốc từ chính phủ Mỹ.
Ảnh: Gizchina
Huawei, “người khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đang là tâm điểm của nhiều cáo buộc, đặc biệt là với Mỹ. Hoa Kỳ cũng đang nỗ lực kêu gọi các quốc gia đồng minh của mình tẩy chay Huawei, nhất là trong mạng 5G. Tuy nhiên, nỗ lực kêu gọi của Mỹ có vẻ như đang bị các quốc gia phương Tây đáp lại bằng sự “thờ ơ”.
Theo Gizchina, có khoảng 21 quốc gia châu Âu sẽ sử dụng mạng 5G của Huawei, tiêu biểu trong số đó là Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Ý, Monaco, Tây Ban Nha. Một số quốc gia khác bao gồm Thụy Sĩ, Ireland, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Phần Lan, Hy Lạp, Síp, Áo, Romania, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Nga và Serbia.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Pháp vào tháng 11, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Agnes Pannier-Runacher cho biết Pháp sẽ không nghe theo Hoa Kỳ mà loại bỏ Huawei của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng 5G ở quốc gia này.
Ảnh: Gizchina
Cũng trong tháng 11, Bộ trưởng Kinh tế Đức Petet Altmaier đã bảo lưu quan điểm không ngăn cản Huawei tham gia vào mạng 5G của Đức. Người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết nước này sẽ không cấm đoán bất cứ công ty nào trong “sân chơi 5G”.
Gần đây, nhà mạng Tây Ban Nha, Telefonica cũng xác nhận họ sẽ sử dụng thiết bị của Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của mình. Tuy nhiên, hãng cũng cho biết sẽ áp dụng chiến lược đa nhà cung cấp. Trước đó, Telefonica cũng sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng lõi 2G và 4G.
Tại Đức, Huawei và Nokia là hai nhà cung cấp viễn thông được lựa chọn để xây dựng mạng 5G. Trong khi đó, Na Uy cũng tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng thiết của Huawei và bổ sung thêm công ty Ericsson của Thụy Điển vào chuỗi cung ứng của mình.
Theo VietTimes
Quốc hội Đức muốn hạn chế Huawei tham gia phát triển mạng 5G
Huawei có nguy cơ thất bại tại thị trường Đức khi các nghị sĩ muốn đặt ra những tiêu chí ngặt nghèo đối với các hãng công nghệ muốn tham gia phát triển mạng công nghệ 5G ở Đức.
Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc có nguy cơ thất bại tại thị trường Đức khi các nghị sĩ trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Quốc hội muốn đặt ra những tiêu chí ngặt nghèo đối với các hãng công nghệ muốn tham gia phát triển mạng công nghệ 5G ở Đức.
Theo bản dự thảo đã được các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) và Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong Quốc hội nhất trí, do vấn đề an ninh mạng viễn thông không thể được đảm bảo bằng quy trình kiểm tra kỹ thuật, nên độ tin cậy của nhà sản xuất cũng như hệ thống luật pháp của nước sản xuất trở thành vấn đề trọng tâm.
Do vậy, việc kiểm tra độ tin cậy của nhà cung cấp "phải trở thành một phần then chốt của chiến lược an ninh".
Theo báo Handelsblatt (Thương mại), Chính phủ Đức cho tới nay chỉ muốn thực hiện quy trình kiểm tra và cấp giấy phép thuần túy mang tính kỹ thuật mà không muốn viện tới những đánh giá mang tính chính trị đối với các nước có nhà sản xuất tham gia.
Trong số biện pháp an ninh đã được Chính phủ Đức thảo luận trong tháng 10 vừa qua có việc tiến hành thẩm định các linh kiện và phần mềm không phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng phải đảm bảo bằng văn bản về độ tin cậy của họ.
Tuy nhiên, các nghị sĩ cho rằng quy trình thẩm định như vậy là chưa đủ, không đảm bảo được khía cạnh an ninh một cách toàn diện.
Quốc hội Đức yêu cầu chính phủ đảm bảo lợi ích an ninh của châu Âu bằng việc cấp giấy phép theo luật, dựa trên điều kiện khung về chính trị và pháp lý ở nước của nhà cung cấp đó. Theo các nghị sĩ, những nhà sản xuất có nguy cơ bị nhà nước chi phối hoặc cài do thám cần bị loại bỏ.
Tuy những khuyến nghị này của các nghị sĩ không nêu tên trực diện, song theo bài báo, cách diễn giải và tiêu chí mà các nghị sĩ đặt ra đối với các hãng công nghệ thực chất là muốn loại bỏ Huawei khỏi tiến trình xây dựng mạng 5G ở Đức.
Dự kiến, vấn đề này sẽ được Quốc hội đưa ra thông qua trong phiên họp toàn thể vào tháng Một tới, thời điểm Chính phủ liên bang muốn đề xuất dự luật viễn thông nêu trên.
Quyết định liên quan đến việc xây dựng mạng 5G được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay ở Đức.
Công nghệ di động thế hệ 5G sẽ trở thành "hệ thần kinh" của nền kinh tế số, giúp tạo đột phá trong lĩnh vực công nghệ như chăm sóc sức khỏe từ xa hay xe tự hành.
Theo Bnews
Mặc Mỹ cảnh báo an ninh, Huawei vẫn trúng thầu phát triển mạng 5G ở Đức Mặc những cảnh báo an ninh mạng của Mỹ, Đức vẫn chọn Huawei làm nhà thầu cung cấp mạng cơ sở hạ tầng 5G vì lý do phù hợp. Ngày 11/12, Telefonica Germany, nhà mạng lớn thứ hai ở Đức sau Deutsche Telekom cho biết, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc đã trúng thầu hợp đồng cung...