Màn múa hát đáng yêu của thầy giáo mầm non và học trò vùng cao gây chú ý
Thầy giáo và những học sinh mầm non lớp 4 tuổi ở Thái Nguyên thể hiện màn múa hát đáng yêu khiến người xem vô cùng thích thú.
Trên trang cá nhân, thầy Ma Đình Hiểu (sinh năm 1989, Trường Mầm non Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) mới đây chia sẻ màn hát múa mà thầy triển khai với lớp 4 tuổi.
Thầy Hiểu cho hay trước khi vào mỗi giờ học, anh sẽ có một hoạt động giúp trẻ hứng thú trước khi bước vào một buổi học để đạt hiệu quả cao hơn.
“Thời điểm mới vào nghề khi mình đăng tải những clip dạy học này thường nhận những ý kiến trái chiều. Nhưng hiện tại thì những bình luận hầu hết tích cực. Mình muốn lan tỏa những điều này để những người yêu nghề hãy mạnh dạn, đặc biệt là nam giới vì những đứa trẻ chúng luôn luôn dễ thương và cần sự yêu thương như vậy”, thầy Hiểu bộc bạch.
Bắt đầu dạy trẻ từ năm 2014, sau 8 năm làm nghề, thầy Hiểu tự hào khi mình trở thành một người gieo mầm tương lai. Thầy hài hước kể: “Nhiều đồng nghiệp, bạn bè vẫn bảo mình là “nghiện” mầm non, quả đúng là bây giờ mình “nghiện” thật. Tuổi đời của mình thì cứ già đi, còn tâm hồn thì trẻ lại và chẳng… lớn nổi”.
Thầy cũng tự nhận mình là thầy giáo “của hiếm” của bậc học này. Toàn huyện Võ Nhai hiện chỉ có thầy Hiểu là thầy giáo mầm non có biên chế chính thức.
Nói về cơ duyên đến với nghề, thầy cho hay xuất phát từ tình yêu trẻ và ước mơ của mình hồi còn đi học là trở thành một giáo viên. Song khi tốt nghiệp THPT, do điều kiện kinh tế gia đình nên từ đó cho đến năm 2012, anh ở nhà và tham gia công tác Đoàn của xã.
Sau khi lập gia đình, kinh tế ổn định hơn một chút, vợ chồng anh Hiểu rủ nhau cùng đi học tiếp và quyết định chọn theo học ngành Giáo dục Mầm non của Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên.
Thầy Hiếu đến nay đã có 8 năm gắn bó với nghề giáo viên mầm non.
Vốn có năng khiếu múa, hát nên từ ngày bước vào nghề, thầy trở thành biên kịch cho tất cả các hoạt động văn nghệ của thầy cô và trò ở trường cũng như thôn, xã. Các tiết học của thầy cũng vì thế mà sôi nổi hơn.
Video đang HOT
Tuy vậy, là nam giới theo nghề dạy trẻ mầm non, thời gian đầu đi dạy, thầy Hiểu cũng bắt gặp rất nhiều ánh mắt dị nghị, lời bàn tán không hay từ mọi người. Đó cũng là quãng thời gian công việc có nhiều khó khăn khiến thầy từng nghĩ để chuyện dừng lại để đổi công việc khác. Năm đầu tiên đi dạy, thầy nhiều lần phải bật khóc vì cảm thấy áp lực, cứ đi làm về chẳng muốn ăn uống gì chỉ muốn đi ngủ bởi mệt mỏi,…
Nhưng tình yêu nghề, mến trẻ khiến thầy Hiểu dần quen với công việc này. Thầy dần thuần thục với việc tết tóc, cho ăn, dỗ dành hay vệ sinh cho trẻ cũng như “cảm hóa” các bậc phụ huynh bằng tấm lòng, sự nhiệt tình của mình. Ở một số giờ dạy, thầy mời phụ huynh đến lớp cùng dự để hiểu hơn về mình cũng như công việc của các thầy cô mầm non, từ đó gây thiện cảm với họ.
Từ tháng 11/2020, thầy Hiểu được bổ nhiệm vị trí Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Nghinh Tường. Nơi thầy Hiểu hiện công tác có 4 điểm trường, trong đó điểm xa nhất cách trường chính hơn 10 km, theo học là trẻ dân tộc Tày và Dao.
Dù đã làm quản lý, song thầy Hiểu vẫn thường xuyên đứng lớp, trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong mỗi tuần.
Ở vị trí quản lý, thầy cho rằng bản thân càng cần sự nhiệt tình, gần gũi với con trẻ để phụ huynh muốn cho con đến trường và tin tưởng giao trẻ.
Nói về kỉ niệm làm nghề, thầy phó hiệu trưởng trẻ tuổi hào hứng kể, mỗi ngày đến lớp, đến trường đều có những niềm vui rất khác nhau bởi sự đáng yêu, ngộ nghĩnh của lũ trẻ.
Khó tuyển giáo viên tiểu học, mầm non
Năm học này, hầu hết các huyện, TP đều thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Các trường gặp khó khăn do số lượng học sinh tăng cao, tuyển dụng biên chế không đủ so với nhu cầu, nhiều giáo viên nghỉ việc.
Thiếu 1,6 nghìn giáo viên
Ngành Giáo dục hiện có gần 28,3 nghìn cán bộ, viên chức trong biên chế. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về số học sinh/lớp, năm học 2022-2023, tỉnh thiếu gần 600 giáo viên tiểu học và hơn 1 nghìn giáo viên mầm non.
Do thiếu giáo viên, cô giáo Nguyễn Thị Thảo (Trường Tiểu học Tam Tiến) phải dạy tăng cường môn Tin học tại Trường Tiểu học Xuân Lương.
Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam là những huyện thiếu nhiều giáo viên mầm non. Trường Mầm non Hương Lâm (Hiệp Hòa) có 56 cán bộ, giáo viên với hơn 1 nghìn học sinh ở 32 nhóm lớp.
Cô giáo Phạm Thị Huyền, Hiệu trưởng cho biết: "Nhà trường hiện thiếu 10 giáo viên nhưng mới ký hợp đồng được với 1 cô giáo, chưa đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu dạy và chăm sóc trẻ. Công việc vất vả nên lao động hợp đồng thường không ổn định. Nhiều thời điểm có lớp chỉ bố trí được 1 giáo viên đảm nhiệm toàn bộ việc ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi của các cháu".
Cũng vì thiếu giáo viên, nhiều trường phải tạm thời bố trí phó hiệu trưởng, nhân viên y tế, hành chính đứng lớp hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ.
Tỷ lệ giáo viên/lớp ở bậc tiểu học cũng chưa đáp ứng quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo ông Nguyễn Văn Phái, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Bắc Giang, toàn TP đang thiếu 173 giáo viên tiểu học. Hầu hết các trường đều không đủ nhân lực phải dồn ghép lớp nên số học sinh mỗi lớp luôn quá đông (bình quân 40 em/lớp).
Như Trường Tiểu học Dĩnh Kế đang thiếu 28 giáo viên nên phải xếp bình quân gần 47 em/lớp, kê thêm bàn ghế chật chội, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài giảng.
Ở bậc tiểu học, ngoài thiếu giáo viên văn hóa, toàn tỉnh còn thiếu 126 giáo viên chuyên ở các môn Giáo dục thể chất, Tin học, Tiếng Anh. Hiện nay, Tin học trở thành môn bắt buộc đối với học sinh lớp 3 thế nhưng Trường Tiểu học Xuân Lương (Yên Thế) lại chưa có giáo viên môn học này.
Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Tin học Trường Tiểu học Tam Tiến nói: "Tôi được phân công dạy ở cả Trường Tiểu học Tam Tiến và Tiểu học Xuân Lương. Ngoài điểm chính, Trường Tiểu học Tam Tiến có điểm lẻ ở thôn Quỳnh Lâu, Trường Tiểu học Xuân Lương có thêm điểm lẻ ở bản Ven. Có những ngày, tôi phải đi hàng chục cây số dạy ở 4 điểm trường rất vất vả, nhiều đoạn phải qua ngầm, đường đồi núi khó đi".
Do giáo viên phải dạy tăng cường nên năm học này, Trường Tiểu học Tam Tiến chỉ dạy Tin học cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 mà không dạy cho lớp 1, lớp 2 như những năm học trước.
Nỗ lực khắc phục
Thiếu giáo viên là thực trạng chung của nhiều tỉnh, TP trên cả nước do chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm một số môn học và hoạt động giáo dục mới. Nhiều nơi vẫn tồn tại các điểm trường lẻ, số học sinh/lớp ở điểm lẻ thường thấp hơn quy định nhưng nhà trường vẫn phải bố trí giáo viên đứng lớp. Toàn tỉnh hiện còn 603 điểm lẻ ở bậc tiểu học và mầm non.
Năm học 2022-2023, toàn tỉnh tăng gần 15 nghìn học sinh, dự báo số học sinh sẽ tiếp tục tăng trong những năm học tới.
Bắc Giang là tỉnh đang phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư. Năm học 2022-2023, toàn tỉnh tăng gần 15 nghìn học sinh, dự báo số học sinh sẽ tiếp tục tăng trong những năm học tới. Việc tăng học sinh cục bộ một giai đoạn nhất định sẽ gây khó khăn cho các trường.
Sĩ số của mỗi lớp cao, số tiết nhiều, soạn giáo án, sổ sách vất vả gây căng thẳng, áp lực cho giáo viên. Trong khi đó, chế độ lương còn bất cập khiến nhiều giáo viên không mặn mà với nghề sư phạm, tìm hướng khác để mưu sinh. Đặc biệt là giáo viên Tiếng Anh, Tin học rất dễ tìm việc làm có mức thu nhập tốt hơn việc đứng lớp.
Hai mùa tuyển sinh trở lại đây, chủ trương nâng cao yêu cầu đầu vào đối với sinh viên, để vào được các trường sư phạm không dễ dàng song chính sách đãi ngộ đối với giáo viên hiện còn có những bất cập khiến nghề giáo giảm tính hấp dẫn. Tháng 8/2022, Hội đồng tuyển dụng giáo viên tỉnh thông báo tuyển 368 chỉ tiêu giáo viên tiểu học nhưng chỉ có 283 hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngày 19/8/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4288/UBND-NC về việc hợp đồng lao động với giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, giáo viên đã nghỉ hưu, sức khỏe tốt.
Mới đây, một số trường học ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam và TP Bắc Giang liên tục đăng thông báo tuyển giáo viên hợp đồng năm học 2022-2023. Thế nhưng cũng tuyển được rất ít vì mức lương trả cho giáo viên hợp đồng thấp (hơn 3 triệu đồng/tháng).
Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 184 viên chức ngành giáo dục nghỉ việc, chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu học thuộc các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam. Đặc thù ngành giáo dục tỷ lệ nữ chiếm đa số, người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, theo đó số giáo viên nữ nghỉ thai sản rất đông cũng ảnh hưởng việc bố trí nhân lực trực tiếp tham gia giảng dạy. Thời điểm này, toàn ngành có gần 500 cô giáo đang nghỉ chế độ thai sản.
Từ tháng 1/2022, Sở Nội vụ phối hợp với Sở GD&ĐT mở lớp đào tạo văn bằng 2 môn văn hóa tiểu học đối với 101 giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật dôi dư, bù đắp số lượng giáo viên đang thiếu hiện nay. Cô giáo Dương Thị Bình (SN 1980), giáo viên Nhạc họa, Trường tiểu học Quế Nham (Tân Yên) cho biết: "Tôi đang học văn bằng 2 môn văn hóa tiểu học. Do ngành đang thừa giáo viên Nhạc họa bậc tiểu học nên cần phải tiếp tục đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu giảng dạy".
Ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Năm học này, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần) cho trẻ mầm non (từ 3-5 tuổi) và học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 vì các em đang học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối với trẻ dưới 3 tuổi và lớp 4, lớp 5 còn lại nhà trường linh hoạt bố trí được đội ngũ đến đâu sẽ dạy 2 buổi/ngày hoặc mở lớp đón trẻ dưới 3 tuổi đến đó.
Phòng GD&ĐT các huyện, TP sắp xếp giáo viên dạy liên trường hoặc tăng cường, biệt phái cho các trường thiếu đội ngũ bảo đảm khoa học, hợp lý. Sở GD&ĐT đã có văn bản đề nghị với UBND tỉnh từ nay đến năm 2026, ngành không phải tinh giản 10% biên chế so với năm 2021 theo quy định; Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu với Hội đồng tuyển dụng giáo viên trong năm học tới sẽ tuyển người có hộ khẩu tỉnh ngoài.
Được biết, UBND tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp (nhất là các nơi có khu công nghiệp) thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm áp lực cho hệ thống công lập.
Bộ GD&ĐT đang tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên. Trong đó nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về chế độ làm việc, vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc phù hợp với đặc thù lao động của nhà giáo.
Giáo viên mầm non gửi tâm thư cho Bộ trưởng mong sống được bằng lương Cô giáo mầm non ở Vĩnh Phúc gửi tâm thư mong Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội sớm điều chỉnh phụ cấp để các cô sống được với nghề. Bình luận bằng tâm thư vào bài viết đăng trên báo Giáo dục & Thời Đại Online, độc giả Đỗ Thị Huế (Vĩnh Phúc) hy vọng mình và các đồng nghiệp...