Mặn mòi sứa biển
Về quê thấy mấy o ở các làng chài ven biển bày mấy rổ sứa bán đầu chợ. Mua mười ngàn đến cả tảng sứa to cả thân và chân sứa. Mang lên phố, chia cho cả mấy nhà hàng xóm.
Lâu rồi mới ăn lại món biển mà lại là món sứa tươi thiệt mặn mòi. Mà cái món sứa này cứ cuối Xuân đầu Hè là xuất hiện nhiều ở chợ từ quê đến phố. Đó là một thứ quà của biển trong những ngày trời bắt đầu chuyển tiết từ mát mẻ sang nắng nóng nực. Trời càng nóng nực ăn sứa càng thấy ngon. Bởi cứ có cảm giác ăn sứa vào sẽ mát dạ, mát gan …
Lại nhớ thuở ấu thơ, cứ đến mùa này, mấy đứa bạn chăn trâu của tôi thả trâu ở những cánh đồng ven biển khi cỏ còn đang tươi tốt sau một mùa mưa dài. Đến chiều, cả bọn rủ nhau ra tắm biển rồi lượm những con sứa to bằng cái mâm nhỏ trôi dạt vào ven bờ, chở trên lưng trâu mang về nhà làm thức ăn cho bữa ăn tối…
Làm món này thật đơn giản. Sứa đem về rửa sạch, xát lá ổi vào cho miếng sứa co lại, dai hơn. Sau đó lại rửa qua miếng sứa thêm một lần nữa bằng nước ấm. Thái nhỏ thành những lát sứa cho vừa miệng ăn là xong xuôi. Tất nhiên, ăn sứa phải có các món phụ là rau sống và nước chấm. Rau sống kẹp ăn với sứa là các loại rau xanh vẫn thường dùng ăn sống trong vườn như xà lách, tần ô, diếp cá; nhưng trong dĩa rau nếu không có hai thứ là chuối chát và rau thơm và mấy lát vả nữa thì xem như chưa đủ vị. Nước chấm sứa phải là ruốc mà ngon nhất là loại ruốc chà của biển quê. Ruốc có thể hấp, hoặc để sống, thêm tỏi, ớt tươi…
Video đang HOT
Và thế là, vị mặn mòi của biển, vị cay của ớt, vị chát chầm của vả, của chuối xanh cộng với hương thơm nồng nàn của rau thơm, rau húng. Cái ngon của món sứa chính là sự kết hợp khéo léo này để cho vị của con sứa bớt mặn, bớt tanh nồng, để mâm cơm dù nghèo nhưng mẹ già vẫn luôn tay bên nồi cơm nghi ngút khói…
Ngoài món sứa ăn tươi sống, những người sành ăn ở Huế còn chế biến món gỏi sứa. Sứa được cắt nhỏ ra như chiếc đũa, sau đó cắt chỉ chuối chát, dứa chín cùng đậu phụng rang chín, giã dập. Công đoạn cuối cùng là rưới nước ruốc hoặc nước lèo lên. Món gỏi sứa là ăn lâu ớn, có thể làm ăn chơi trong những ngày nóng bức mùa Hè…
Mấy năm gần đây thì ở các siêu thị đã có bán sứa được sấy khô. Sứa khô cũng được chế biến thành các món nộm hay cả món bún sứa. Tuy nhiên, sứa khi đã sấy khô thì cũng đã bay mất vị mặn mòi, tanh nồng của biển khơi nên ăn không thấy đậm đà như sứa của lũ trẻ quê thuở trước…
Cứ mỗi khi mùa Hè về, một người đã quen với món sứa chấm ruốc tươi như tôi phải ăn dăm bảy lần mới thấy thỏa thuê. Mà bữa ni xuống mấy chợ ở Huế tìm mỏi mắt cũng không thấy ai bán sứa cả. Thôi thì cứ hẹn cuối tuần về làng, chạy ra chợ quê mua sứa, rồi mua thêm mấy món rau sống quê nhà lên phố. Cái món ăn quê nhà gần gũi đó không thể bỏ được…
Gỏi sứa Minh Châu
Sứa biển, trong tưởng tượng của nhiều người là loài vô dụng, có thể gây hại, thế nhưng người vùng biển đã khéo léo chế biến thành món ăn hấp dẫn, nhất là gỏi sứa.
Gỏi sứa lấy từ chân và mũ sứa, khi ăn chấm với mắm và các loại rau, gia vị.
Tới Minh Châu dịp tháng 3, chúng tôi được thưởng thức món ăn ngon khó quên này. Có lẽ đây cũng là món lạ miệng mà ít nơi chế biến theo cách này.
Anh Nguyễn Văn Linh (thôn Nam Hải, xã Minh Châu) ngư dân địa phương có nhiều năm đi biển kể: Sứa biển vốn là loài thuỷ sinh, thân hình tán như chiếc ô, có nhiều tua, trong suốt, chứa nhiều nước, chúng sống trôi nổi trên biển. Trước đây rất ít người vớt sứa về ăn nhưng nay thì khác. Mùa sứa biển về, người dân đi vớt rất đông. Sứa trở thành "vàng trắng" - quà từ biển. Nếu không vớt, hết mùa sứa cũng chết, tan ra trong nước biển.
Ở Minh Châu, sứa nhiều, ngon nhất là vào giữa vụ, dịp tháng 3-4 dương lịch. Vào những ngày trời ấm, lặng gió là lúc sứa nổi rất nhiều, ngư dân chọn con nước đi vớt. Sứa có thể chế biến nhiều món nhưng lạ miệng và thú vị nhất có lẽ là món gỏi sứa theo cách của người dân biển.
Phân chân sưa va mu sưa gion, ngon đươc sư dung lam goi sưa rât hơp.
Để chế biến món này, sứa khi bắt về vẫn còn mùi tanh, nhiều nước, cát nên quan trọng là làm sạch sứa. Cách truyền thống người dân Minh Châu hay làm là ngâm sứa với nước chè đặc hoặc lá ổi đun kỹ cùng các gia vị khác cho hết nhớt, ép cho hết nước mặn, vị nồng. Thế nhưng cách này rất tốn công, mất thời gian. Gần đây người dân áp dụng kỹ thuật mới bằng cách quay li tâm, ngâm sứa với muối từ 3-4 ngày.
"Sau khi làm sạch, sứa được mang đi ngâm cho nhạt bớt, trần bằng nước ấm, vớt để cho ráo nước rồi thái nhỏ. Sau đó tiếp tục ngâm sứa trong nước với vài củ gừng đập dập, chút rượu trắng cho tới khi miếng sứa hơi se lại. Việc này sẽ loại bỏ nốt vị tanh, đồng thời làm trắng, giòn miếng sứa. Lúc này sứa có thể ăn gỏi, gói với đa nem và các loại rau, gia vị mang vị chua, cay, chát như: Ớt, dứa, rau thơm, chuối xanh, đặc biệt không thể thiếu lá mui biển. Nước chấm có thể là mắm cá nguyên chất, mắm pha hoặc xì dầu mù tạt tùy khẩu vị mỗi người" - anh Linh chia sẻ.
Để có món gỏi sứa ngon cần sơ chế sứa thật kỹ.
Thật thú vị khi thưởng thức gỏi sứa giòn sần sật với mùi thơm của lá mui biển, vị chát của chuối, cay của ớt hòa làm một tan trong miệng. Cái ngon của món gỏi sứa là vừa có cảm giác mát, vừa có độ tươi, giòn. Gỏi sứa ăn nhiều không có cảm giác ngán, trái lại càng ăn càng thích.
"Thánh ăn vặt" giải nhiệt mùa hè với món gỏi sứa Trong tiết oi nồng, các "thánh ăn vặt" thường tìm đến gánh hàng gỏi sứa bà Ngữ quen thuộc ở góc phố Lê Văn Hưu hay vài địa chỉ khác giữa lòng Hà Nội. Gỏi sứa vốn là món ăn có gốc gác ở đất cảng Hải Phòng, nhưng lại trở nên nổi tiếng tại Hà Nội. Những miếng sứa giòn sần sật...