Màn hình cong chấm lượng tử đầu tiên cho game thủ Việt
CFG70 là mẫu màn hình cong đầu tiên sử dụng công nghệ Quantum Dot được thiết kế dành cho chơi game với thời gian đáp ứng 1ms.
Sản phẩm có hai kích thước là 24 và 27 inch, thiết kế cong hai bên 1800 R, góc nhìn 178 độ, tương phản 3.000:1, tấm nền VA hạn chế hiện tượng hở sáng khi màn hình có thiết kế cong. Màn hình này mang đến khả năng hiển thị dải màu 125% sRGB và độ phân giải 2.560 x 1.440 WQHD.
Samsung cũng tuyên bố đây là màn hình cong đầu tiên có thời gian đáp ứng 1ms nhờ công nghệ giảm vệt mờ chuyển động mới, giúp hiển thị phim hay game hành động thêm mượt mà.
CFG70 tích hợp công nghệ FreeSync của AMD qua kết nối HDMI để đồng bộ hóa tần số quét 144 Hz của màn hình với card đồ họa, giảm khả năng bị rách hình – vấn đề thường xảy ra khi tốc độ quét của màn hình không tương đồng với tốc độ khung hình của game.
Video đang HOT
Màn hình đứng trên một giá đỡ hai bản lề, cho phép người sử dụng điều chỉnh góc xoay, chiều cao và độ nghiêng thoải mái.
Phía sau có cổng DisplayPort và hai cổng HDMI. CFG70 có bảng điều khiển trực quan, cho phép game thủ thay đổi các thiết lập tương thích với từng thể loại trò chơi như bắn súng, nhập vai, chiến thuật… Với các phím nóng ở cả mặt trước và mặt sau, game thủ có thể điều chỉnh các thông số ngay cả khi đang trải nghiệm.
Màn hình cong CFG70 còn có các chế độ như Eye Saver Mode và Flicker Free giúp bảo vệ mắt khi sử dụng màn hình lâu. Giá bán của phiên bản kích thước 24 inch là 9,99 triệu đồng còn phiên bản 27 inch là 12,99 triệu đồng.
Nhiều nhà sản xuất đã sử dụng tấm nền công nghệ chấm lượng tử trong sản xuất TV nhưng Samsung là hãng đầu tiên đưa lên màn hình chơi game. Sản phẩm cũng thân thiện với môi trường khi không chứa kim loại nặng cadmium.
Theo VNE
Samsung ra mắt TV QLED mới với công nghệ Quantum Dot
QLED là dòng TV 4K hoàn toàn mới và cao cấp nhất của Samsung, thay thế cho dòng SUHD đã ra đời được hai năm.
Tại triển lãm CES 2017, đang diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), đại diện hãng Hàn Quốc khẳng định với công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dot), QLED cung cấp góc nhìn rộng, độ tương phản, độ sáng và khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn so với SUHD.
TV QLED có thể hiển thị 99% gam màu DCI-P3 (gam màu chuẩn trong ngành công nghiệp phim kỹ thuật số). Sản phẩm có độ sáng 1.500-2.000 nit trong khi chỉ số này trên SUHD là 1.000 nit.
Về thiết kế, sản phẩm tích hợp móc treo nhỏ gọn ở phía sau, giúp người dùng gắn phẳng TV lên mà không tạo khoảng trống giữa TV với bức tường cũng như không đòi hỏi việc lắp đặt cầu kỳ, nhờ đó trông thiết bị giống như một bức tranh hài hoà trong không gian căn phòng hơn là một chiếc TV cồng kềnh.
Hãng Hàn Quốc cũng trang bị cho TV cáp sợi quang mỏng và gần như "vô hình" để khi treo, sợi dây lộ ra không làm mất thẩm mỹ. Nếu không thích treo tường, Samsung cung cấp hai chân đế với chất liệu nhôm và thép không gỉ.
TV QLED sử dụng cáp sợi quang thẩm mỹ. Ảnh: Verge
Tuy nhiên, về phần mềm, QLED vẫn sử dụng hệ điều hành Tizen với giao diện không thay đổi nhiều so với trên dòng sản phẩm năm ngoái.
QLED gồm ba phiên bản Q9 (màn hình phẳng), Q8 (màn hình cong) và Q7 (có cả màn hình phẳng và màn hình cong) với kích cỡ từ 55 inch đến 88 inch. Sản phẩm sẽ được bán ra thị trường vào tháng 3/2017 nhưng giá chưa được tiết lộ. Để hình dung, mẫu Samsung SUHD KS9800 - TV lớn nhất Việt Nam 2016 - có giá 300 triệu đồng.
Châu An
Theo VNE
Cuộc chiến về công nghệ màn hình giữa Quantum Dot và OLED Quantum Dot và OLED là 2 công nghệ hiển thị hàng đầu trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, Quantum Dot dần chiếm ưu thế vì có giá thành phải chăng, thân thiện với môi trường. Tạp chí Consumer Reports vừa công bố danh sách 10 TV tốt nhất năm 2016. Trong đó, những tên tuổi lớn nhất đều đang áp...