Mạn đàm về cách dạy lịch sử

Theo dõi VGT trên

Cách dạy lịch sử trong trường phổ thông vốn lâu nay đã bị chỉ trích quá nhiều. Tồn tại là nặng về kiến thức, số liệu, trận đánh, quá nhiều mốc ngày tháng đòi hỏi “thuộc lòng” khiến nhiều học sinh đâm ra sợ môn học này.

Nói đúng hơn là một bộ phận học sinh đã quay lưng lại với môn học khá quan trọng. Điển hình, nhiều học sinh đã không nhớ nổi sự kiện “ngày 30/4″ hào hùng của dân tộc đã diễn ra cách đây bao nhiêu năm, mang tầm mức lịch sử quan trọng thế nào?

Mạn đàm về cách dạy lịch sử - Hình 1

Dạy sử – cần gắn kiến thức với thực tế.

Niềm tự hào dân tộc phải gắn với tận tường lịch sử

Nếu ai đã từng về Làng Sen quê Bác, hay đến Ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn, Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh, chắc đều khó quên được cảnh hàng đoàn người tham quan đứng lặng, mắt đỏ hoe khi nghe lời giới thiệu truyền cảm của các hướng dẫn viên về những mốc son, sự kiện lịch sử. Niềm tự hào về lịch sử chói lọi của dân tộc, về sự hy sinh cao cả của những người đã ngã xuống cho quê hương, có lẽ không bao giờ xúc cảm hơn khi được tận mắt ghi nhận những chứng tích lịch sử. Xin nhân kỷ niệm lần thứ 37 của Đại thắng Mùa xuân năm 1975 hào hùng để nói về niềm yêu sử trong giới trẻ.

Báo động đỏ mà các giáo sư, các nhà nghiên cứu sử học đã cảnh báo chính là sự quay lưng của giới trẻ đối với lịch sử nước nhà, với niềm tự hào, tự tôn của dân tộc. Tại nhiều nước, môn lịch sử bao giờ cũng được coi là môn học chính, rất quan trọng, thì ở nước ta, môn học này bị xếp vào yếu tố dự phòng. Chỉ vài năm trở lại đây, người ta mới đưa môn sử quay trở lại danh sách các môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng cơ bản vẫn chưa chính thức là môn bắt buộc như văn và toán. Giáo sư sử học Phan Huy Lê đã không khỏi lo lắng bởi học sinh hiện nay không biết lịch sử nước nhà “là một điều nguy hại”. Không nguy hại sao được khi “dốt sử”, các em sẽ khó dấy nên được niềm tự hào, tinh thần thượng võ dân tộc. Bởi đơn giản là, dù có muốn tự hào, muốn thượng võ thì cũng phải hiểu cha ông ta đã từng thượng võ ra sao, niềm tự hào dân tộc phải được biểu hiện qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như thế nào. Giả sử, những học sinh đó được một người ngoại quốc hỏi: “Tôi rất muốn biết niềm tự hào dân tộc của nước các bạn thể hiện qua những mốc son lịch sử chói lọi nào”? Thì có lẽ, những cái lắc đầu hay cười trừ lấp liếm sự thiếu hụt kiến thức sẽ làm niềm tự hào ấy bị phai mờ đi nhiều lắm!

Một sinh viên khoa Lịch sử tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã thổ lộ, niềm yêu thích lịch sử của em đã có được khi em cùng tập thể lớp đi tham quan Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh. Hình ảnh con tàu Đô đốc Latouche Tréville, rồi hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành gày gò khi ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm trí em, không thể quên được. Sinh viên này cho biết, học lịch sử rất hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng đầy cam go. Muốn học giỏi, phải say mê. Em may mắn đã được tham quan nhiều địa danh lịch sử. Nhưng không phải chỉ đi cho biết, mà đến địa danh nào, nhìn từng chiếc xe tăng, kỷ vật của người lính giải phóng, sơ đồ, sa bàn, em đều tự gán cho mỗi hình ảnh ấy một sự kiện ngày tháng, mỗi diễn biến lịch sử. Đó là cách ghi nhớ thủ công nhưng đầy tính khoa học.

Video đang HOT

Ngày kỷ niệm lịch sử phải dấy nên sự thiêng liêng

Câu chuyện trên cũng chỉ đơn thuần là một cách học, cách tự say mê, tìm tòi về môn sử. Nhưng cách tự đam mê và tự tìm ra cho riêng mình bí quyết ấy không nhiều. Tại các trường phổ thông, đôi khi người ta đã xem nhẹ môn sử, coi đó là môn học phụ. Giáo viên dạy hết trách nhiệm, học trò trả bài, đủ điểm là quên. Đó là sự thật đau lòng. Công bằng mà nói, nhiều giáo viên cũng rất tâm huyết, sáng tạo nhiều cách dạy, cách học hấp dẫn, nhưng với một “khung” thời lượng giảng dạy hạn hẹp, với một giáo án vốn đã cứng nhắc khô khan, thì dẫu có muốn thay đổi cũng chỉ như đá ném ao bèo.

Vậy vấn đề mấu chốt là gì? Nếu quy về cho giáo trình khô cứng, nặng nề kiến thức, trùng lặp, chưa có tính xâu chuỗi thì cũng đúng, nhưng chưa phải là tất cả. Nên nhớ, để tạo niềm yêu thích bất cứ môn học nào đó, cần phải tạo môi trường thân thiện, cách truyền thụ của giáo viên hấp dẫn, khơi dậy đam mê, cách học phải gắn kiến thức với thực tế, phải được trực quan nhìn nhận. Chứ không nhất thiết có giáo trình hay là học sinh đã thành tài. Điều thiếu nhất của các trường phổ thông đang dạy sử hiện nay là chưa gắn kết được kiến thức với thực tế, chưa tạo các buổi tham quan những địa danh lịch sử một cách liên tục, đồng nhất. Học sinh chỉ biết lịch sử qua sách vở, phải học “chay”. Và rồi rất dễ lãng quên nếu không được tác động trực tiếp đến bộ nhớ bằng hình ảnh của những chuyến tham quan, hoặc qua hình ảnh, phim tư liệu. Cần lưu ý, ở thời buổi phát triển mạnh về internet hiện nay, nếu nặng về kiến thức thì chỉ cần một máy tính nối mạng là đủ. Vì thế, học lịch sử phải từ sự kiện gắn với chứng tích lịch sử.

Và xin đừng để những dịp kỷ niệm lịch sử quan trọng chỉ mang tính lễ hội, hãy làm sống lại trong các em những quá khứ hào hùng đáng tự hào.

Theo Anh Thắng

Đại Đoàn Kết

Học chay... nhạc, vẽ

Dù nhạc, vẽ nằm trong những môn học chính thức của 9 năm phổ thông nhưng phần lớn học sinh (HS) đều ngơ ngác khi nhìn nốt nhạc, và hết sức mù mờ về mỹ thuật.

Thực tế, việc dạy và học những môn này còn quá nhiều điều bất cập, nó không làm thay đổi bao nhiêu về nhận thức cũng như khả năng của HS.

Học "chay"

Học sinh cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc Đó là một phần trong kế hoạch giáo dục âm nhạc quốc gia đầu tiên của nước Anh mang tên Tầm quan trọng của âm nhạc vừa được chính phủ nước này công bố. Báo The Telegraph trích nội dung kế hoạch cho hay các HS từ 5 đến 18 tuổi sẽ có cơ hội học một nhạc cụ ít nhất một học kỳ. Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove nhấn mạnh: "Tất cả HS cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc. Kế hoạch âm nhạc quốc gia này sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục khuyến khích mỗi người, dù xuất thân bất kỳ hoàn cảnh nào, được thưởng thức âm nhạc và hỗ trợ những ai có tài năng thật sự trở thành nhạc sĩ tài ba". Kế hoạch được đưa ra sau khi có lời kêu gọi đưa âm nhạc trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy quốc gia. Minh Trung

Phần lớn các trường không có phòng học nhạc đúng nghĩa nên việc dạy nhạc cũng như "cưỡi ngựa xem hoa".

Các giáo viên (GV) thường phải tự mang đàn organ đến lớp, mất 5 phút di chuyển, cộng thêm 5 phút trả bài, tiết học chính thức chỉ còn 30 thay vì 45 phút như quy định. Trong thời lượng ít ỏi đó, GV phải dạy trung bình 3 phân môn: tập bài hát mới, đọc nốt nhạc, âm nhạc thường thức. Nhiều khi trễ giờ, GV đành đọc qua loa nốt nhạc, HS nào có năng khiếu thì nhớ được, còn không thì hát theo cho xong. Học về nhạc sĩ Mozart nhưng HS không thể thưởng thức được nhạc của ông.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, nhạc sĩ Trịnh Vĩnh Thành - hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, GV âm nhạc Trường THCS Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM) - thẳng thắn chia sẻ: "Nguyên nhân chính là do hầu hết các trường đều không có phòng chức năng nên các em không tự cảm nhận âm nhạc qua ngón đàn của mình được". Nhạc sĩ dẫn chứng: "Theo giáo trình lớp 9, các em phải học môn dịch giọng (ví dụ từ đô trưởng sang sol trưởng), nếu có đàn để thực tập, HS sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa khóa sol bình thường với khóa sol một dấu thăng. Trong khi đó, phần lớn HS chỉ nghe GV hát nên không phân biệt được. Với bài "Hợp âm" ở lớp 9, nếu có đàn, HS sẽ cảm nhận được âm thanh kết hợp ba nốt đô-mi-sol tạo thành hợp âm đô trưởng như thế nào. Nhưng không có đàn, GV chỉ viết 3 nốt đó lên bảng, rồi đánh đàn mẫu khiến HS nghe theo ngơ ngác. Khi làm bài kiểm tra, đa số HS đọc vanh vách lý thuyết nhưng lại không thể thực hành". Nhạc sĩ Thành cũng than thở: "Không có đàn thì đến nhạc sĩ cũng chịu chứ nói gì đến người không biết nhạc".

Trong khi đó, việc học bài hát cũng có vấn đề. Một HS lớp 10 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Cả 9 năm học phổ thông có được học nhạc, học họa nhưng em hầu như chưa biết gì về nhạc lý, giờ học nhạc chủ yếu là hát đi hát lại những bài hát quen thuộc, ở tiểu học thì hát những bài đã thuộc lòng từ khi còn học mẫu giáo".

Nhạc sĩ Thành dẫn chứng: "Tiết 29 trong giáo trình lớp 8, HS học bài mới Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi vừa bắt nhịp, các em đã hát đến hết bài vì những bài hát này các em biết từ lâu và hát thường xuyên. Nên khi được dạy, các em không còn hứng thú".

Gây ức chế

Trên thực tế không thiếu GV có chuyên môn dạy các môn nghệ thuật. Ông Nguyễn Quang Hưng - Phó trưởng Khoa Nhạc họa, Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ - cho biết: "Do được đào tạo trong môi trường nghệ thuật, một số GV trẻ mới tuyển dụng cảm thấy quá tự tin vào bản thân do có trình độ chuyên môn vững, nên khi giảng dạy, truyền đạt kiến thức còn mang tính áp đặt, yêu cầu các bài tập của HS dân tộc phải thực hành giống như bài của HS thành thị, khiến các em cảm thấy sợ, ngại học các môn nghệ thuật".

Trong khi đó trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo nhiều trường vẫn khẳng định "không lơ là" trong việc dạy các môn nghệ thuật, bằng chứng được đưa ra chủ yếu là vẫn dạy đủ số tiết theo quy định, tỷ lệ HS được đánh giá đạt yêu cầu ở các môn này rất cao!

Học chay... nhạc, vẽ - Hình 1

Chỉ có một số ít trường phổ thông tư thục ở TP.HCM chịu đầu tư phòng học nhạc và nhạc cụ như thế này cho học sinh học tập.

Học nghệ thuật nhưng thiếu sáng tạo

Ông Trịnh Đức Minh - Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội - cho rằng: "Nếu GV nhận thức về mục tiêu môn học không đúng và quan niệm dạy nghệ thuật ở trường phổ thông là "dạy năng khiếu" sẽ dẫn đến sai lầm "chuyên nghiệp hóa" giờ học, phức tạp hóa nội dung và phương pháp dạy học không phù hợp. Kết quả, giờ học sẽ không có chất lượng. Nguy hại hơn, với quan niệm này, GV sẽ bỏ quên một bộ phận lớn HS trong lớp vốn không có năng khiếu".

Nhiều GV đã biến giờ dạy mỹ thuật thành giờ HS chép theo hình vẽ trên bảng của GV hoặc theo sách giáo khoa. Thay vì hướng dẫn gợi ý để HS thực hành theo khả năng sáng tạo, GV lại vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của HS và điều khiển HS vẽ màu theo ý mình. Điều này khiến HS thụ động trong môn học đòi hỏi về tính sáng tạo.

Với môn âm nhạc, GV thiếu sự bao quát lớp, không phát hiện sửa chữa các lỗi sai của HS trong học tập dẫn đến nhiều HS hát sai giai điệu, mặc dù đó có thể là bài hát thiếu nhi không quá khó.

Ý kiến Sợ học nhạc "Hầu hết thanh niên đến các lớp nhạc tôi dạy đều không biết nhạc lý căn bản dù đã được học từ thời phổ thông. Điều thấy rõ là các em sợ học môn này vì phải học lại đồ rê mi từ đầu, và thích học những môn luyện thanh hay vũ đạo hơn". Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Âm nhạc TP.HCM) Âm nhạc là quan trọng "Hiện nay các trường phổ thông chưa xem âm nhạc là bộ môn quan trọng. Trong khi đó, âm nhạc có thể đi thẳng vào tâm hồn con người không phải qua bất kỳ ngôn ngữ phiên dịch nào. Cần giáo dục các em biết thế nào là cái hay cái dở trong âm nhạc". Nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024
Con gái đi lấy chồng vô tình xem camera, nghe bố nói câu này liền tức tốc về nhàCon gái đi lấy chồng vô tình xem camera, nghe bố nói câu này liền tức tốc về nhà
18:25:41 25/12/2024
Diễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có conDiễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có con
18:08:34 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Triệu Lộ Tư lộ nhân cách thật khi bị người khác giẫm lên người 15 lần

Triệu Lộ Tư lộ nhân cách thật khi bị người khác giẫm lên người 15 lần

Hậu trường phim

22:54:51 25/12/2024
Trong bộ phim Trường Ca Hành có phân cảnh Triệu Lộ Tư muốn trốn thoát khỏi nhà giam. Cô đã để bạn diễn giẫm lên người đùi, vai 15 lần, dù đau đớn Triệu Lộ Tư vẫn cười tươi chấp nhận quay lại.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
Netizen phát sốt trước tin Shin Min Ah - Kim Woo Bin làm hôn lễ thế kỷ ở nước ngoài, dàn siêu sao hội tụ

Netizen phát sốt trước tin Shin Min Ah - Kim Woo Bin làm hôn lễ thế kỷ ở nước ngoài, dàn siêu sao hội tụ

Sao châu á

22:45:32 25/12/2024
Trưa 25/12, trang tin Celedrama khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi bất ngờ đăng tải bài viết về đám cưới thế kỷ của 2 ngôi sao hạng A Shin Min Ah - Kim Woo Bin.
"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

Sao việt

22:42:29 25/12/2024
Dù hiện tại đã bước vào tuổi U50, nhưng khi nhắc đến Kiều Trinh, khán giả vẫn nhớ đến biểu tượng gợi cảm của màn ảnh Việt một thời.
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.
Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Netizen

21:29:18 25/12/2024
Olympia là chương trình hàng đầu dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê với tri thức. Một đặc điểm của cuộc thi này là có rất nhiều câu hỏi hóc búa