Mắm tép chân quê
Tép bạc hay tép đất được người dân miền Tây sông nước cho là quà tặng tuyệt hảo của đất trời đối với khu vực này. Nó được chế biến thành nhiều món, mà ngon nhất có thể nói là mắm.
Bào đu đủ mỏ vịt trộn vào mắm tép. Ảnh nhỏ: đĩa mắm tép mòng với rau thơm, dưa leo và ớt sừng – Ảnh: Phù Sa Lộc
Đĩa mắm tép
Nhà văn Sơn Nam diễn tả đại khái: Độc đáo nhất là cái màu đỏ au của mắm tép, chỉ nhìn đã rất bắt mắt. Chẳng cần đưa lên mũi nhưng mùi thơm của nó bốc lên rất hấp dẫn, không giống bất kỳ loại mắm nào. Ở đó có cái mùi nồng nồng của gừng, mùi cay dễ chịu của ớt sừng trâu xắt lát, đặc biệt là vị mặn của nắng trời miền nhiệt đới.
Mắm tép dễ làm. Tép bạc, tép đất, tệ lắm như tép mòng, tép sen con nhỏ rứt cọng tăm cũng được “tận dụng”. Tép bạc, tép đất thì lặt đầu, còn tép mòng, tép sen cứ để nguyên con. Tất cả loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi chừng nửa nắng cho thật ráo, ướp muối và nước mắm ngon theo tỉ lệ nhất định, trộn đều cho vô hũ, thố hoặc keo thủy tinh, phơi nắng. Nắng càng gắt mắm càng ngon, con tép trong hũ đỏ au, đẹp mắt. Mắm phơi đủ độ, ướp rượu gốc, để được khá lâu. Nhưng nếu để lâu quá, thịt tép đã tan rã thành nước, ăn mất ngon.
Video đang HOT
Đây là loại mắm tép có vị mặn đậm đà và mùi thơm đặc trưng của mắm, loại mắm của mảnh đất Trà Vinh, chứ không như mắm tép một số nơi khác ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có màu đỏ đẹp nhưng con tép cho vị chua. Mắm tép mua về, để làm dịu vị mặn và mùi đậm đặc của nó, người ta trộn vào một ít đường cùng đu đủ mỏ vịt, gừng, ớt sừng và xoài sống xắt chỉ. Miếng ăn sẽ ngon hơn nếu chịu khó xắt đu đủ mỏ vịt thành những lát hơi dày, dùng dao chặt thành từng miếng hình mũi mác.
Thường, mắm tép ăn với thịt ba rọi và tép tươi luộc chín kèm với bún. Gì thì gì cũng phải có rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế chua cho đủ phong vị miệt vườn. Tất cả cuốn trong bánh tráng, chấm nước mắm giấm đường ớt. Nhưng món ngon như vậy vẫn chưa hài lòng các “đấng” sành ăn đất Trà Vinh. Cho nên họ chịu khó “gia công” để món ăn này trở nên hấp dẫn và lạ với khách phương xa. Đó là tất cả “phép” ăn mắm tép vừa kể kèm với cá lóc nướng trui.
Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã có từ thời khẩn hoang. Để có món cá lóc nướng trui ngon, người ta chọn những con cá lóc sống vừa cỡ vì cá lớn ăn xảm xì, còn cá nhỏ thì thịt nhão, không ngon. Cá để nguyên con, xỏ thanh tre tươi từ miệng vừa chí đuôi cá. Đầu thanh tre còn lại, nơi có đầu cá, cắm xuống đất, phủ rơm kín thân cá. Người phủ rơm phải ước lượng sao cho khi rơm cháy vừa hết thì cá cũng vừa chín tới. Nếu quá lửa thì cá khét, nước ngọt trong thịt cá chẳng còn. Trái lại thiếu lửa cá chưa chín, thịt nhão và tanh, ăn mất ngon. Khi cá vừa chín tới, dùng dao gạt bỏ lớp vảy cá cháy đen, đặt lên đĩa, dùng đũa xẻ bụng cá, tách xương sống cá ra. Vậy là mạnh ai nấy gắp thịt cá cho vào cuốn bánh tráng đã sắp sẵn nào rau thơm các loại, dưa kiệu, dưa leo, chuối chát cùng mắm tép và một chút bún. Để món ăn thêm vị cay, họ tăng cường lát ớt sừng trâu và lát gừng non. Vị cay khác nhau của hai gia vị này khiến khứu giác và vị giác của bạn nóng nhưng ấm và có lợi cho sức khỏe.
Thưởng thức mắm tép như vậy là tận hưởng tất cả các giác quan từ màu sắc, hương vị nồng nàn của các loại rau, từ mùi thơm mặn ngọt của mắm tép, tất cả từ cái đầu lưỡi thấm sâu tận dạ dày. Đó là hồn và cốt của đất và trời.
Hũ mắm tép Cà Mau có gì mà khiến người ta khắc khoải, mong chờ!
Có những bữa tiệc vun đầy các món ngon, của lạ mà sao lười đụng đũa; có những món ăn quê mùa mà cứ bắt nhớ riết róng, mà khắc khoải chờ mong.
Muốn ăn món mắm tép Cà Mau loại "không bán" phải đợi những tháng cuối năm, cứ như đợi con cá linh non mùa nước đổ, con cá bông lau vào khoảng ra Giêng.
Cũng đã nhiều lận lặn lội qua tận miệt Gò Công để thưởng thức cho được món mắm tôm tiến vua, rồi món mắm tôm chà; cũng từng nếm qua món tôm chua biến thể cầu kỳ xứ Huế, mỗi nơi có cái ngon riêng từ cái thói quen ẩm thực vùng miền mà làm nên.
Nhưng tôi vẫn cứ tự bình chọn cho riêng mình mắm tép Cà Mau thuộc hàng "đệ nhất mắm", nó ngon từ trong cái chất mộc mạc mà tinh tế, vẻ đơn sơ mà lại vô cùng công phu của sự đợi chờ mùa vụ.
Một nông dân bậc thầy xứ Nhật Bản là Fưkưoka Masanobư chỉ ra cái lý do nông sản thời hiện đại đã mất đi cái mùi hương, vị ngon ngọt đặc trưng là do được gieo trồng trái mùa vụ, cùng với kỹ thuật phân thuốc. Quả là không sai.
Kỹ thuật nuôi trồng đã làm biến chất của thực phẩm; do đó, chỉ có khai thác sản vật và ăn uống đúng với tự nhiên, hấp thụ đủ đầy thời tiết mùa vụ, mới có thể tìm lại được bản chất nguyên thủy của món ăn.
Thưởng thức mắm tép Cà Mau mà hàng năm chỉ được biếu cho một vài hũ hiếm hoi- loại không hề có bán, mới hiểu thế nào là cái ngon đã đời của "mắm tép".
Ai bảo con mắm quê mùa, thuộc hàng "chặt to, kho mặn" là chả hiểu gì về cái tinh túy, văn hóa ẩm thực của xứ sở này. Một con mắm tép cũng đủ gói ghém cả tinh thần ẩm thực người Nam Bộ xưa.
Cái văn hóa khai thác và ăn uống cá tôm phải có những kiêng kỵ và nương theo vòng quay sinh sản của tự nhiên; cái xứ cá mắm nhiều không thể xiết, nhưng người U Minh xưa không bắt con cá nhỏ, không ăn con cá lóc đang ôm trứng... Và ông bà thuở ấy đã tích lũy qua nhiều đời để làm nên con mắm tép không đâu có được.
Mắm tép Cà Mau. Ảnh: Ngon lạ Cà Mau.
Đó phải là những con tép thiên nhiên, khi xả một vuông có hàng mấy trăm ký nhưng chỉ chọn được chừng vài ký loại hảo hạng thịt mềm mại, nuột nà dành riêng.
Sau khi ngắt bỏ cả phần đầu, rửa sạch sẽ, tép được ngâm rượu cao độ trong khoảng thời gian nhất định. Khi từng tế bào trắng nõn ngấm đẫm chất men, thì chuyển qua khâu quan trọng.
Nước mắm loại ngon pha ít đường nấu sôi, để nguội là có thể cùng cho tép vào hũ đậy kín lại, cái tỷ lệ tép và nước mắm là cả một nghệ thuật.
Dĩ nhiên, tùy theo cách chế biến của từng gia đình mà cho thêm một số gia vị hoặc sẽ chế biến khi ăn. Hũ mắm tép phải ủ đến gần 3 tháng sau mới đạt chuẩn.
Mắm tép Ngọc Vừng Ở Quảng Ninh, xã đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn) được coi là "vựa tép" và là "quê hương" của đặc sản dân dã này. Đến Ngọc Vừng vào thời điểm từ tháng 7, dọc bãi biển Trường Chinh và những chương cát cận kề đảo Quan Lạn và Minh Châu, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những người ngư dân dùng xiếc,...