Mầm non Canada Maple Bear- nơi gieo mầm hạnh phúc
Dù ở nhà, em bé được chăm sóc trong môi trường nào, theo phương pháp giáo dục nào thì khi đến Maple Bear, các bé luôn có được môi trường tương đồng nhất, môi trường Bình yên và Hạnh phúc.
Chọn trường mầm non theo tiêu chí Hạnh phúc của con
Tìm và lựa chọn trường mầm non phù hợp cho con chưa bao giờ là dễ dàng với cha mẹ, đặc biệt là các phụ huynh lần đầu có con đi học. Hàng tá câu hỏi xuất hiện và tìm được đáp án cũng cần phải suy nghĩ và đắn đo.
Chọn trường nào cho con? Công lập, tư thục, trường quốc tế, trường đơn ngữ hay song ngữ….?
Lựa chọn phương pháp giáo dục nào cho con? Montessori, Reggio Emilia, Steiner, Glen Doman, Shichida, hay Steam,Hig Scope, phương án 0 tuổi, …?
Em bé Maple Bear tinh tế
Nhiều phụ huynh đã dành rất nhiều thời gian để tìm trường cho con, có người đã thay đổi công việc, thay đổi nơi ở, có người đã trở thành những “chuyên gia giáo dục” trong quá trình tìm hiểu trường cho con. Cho dù bậc cha mẹ lựa chọn những ngôi trường khác nhau, những phương pháp giáo dục khác nhau, những mức học phí khác nhau thì luôn có một điểm chung bất di bất dịch khi đưa ra quyết định. Đó chính là tình yêu thương con vô bờ bến, là Hạnh phúc của con.
Em bé Maple Bear trải nghiệm
Đây cũng chính là kim chỉ nam Maple Bear, là ngôi trường của những Em bé hạnh phúc.
Dù ở nhà, em bé được chăm sóc và giáo dục trong môi trường nào, theo phương pháp giáo dục nào thì khi đến Maple Bear, các bé sẽ luôn có được môi trường tương đồng nhất, môi trường Bình yên và Hạnh phúc.
Video đang HOT
Em bé Maple Bear sáng tạo
Maple Bear- nơi trẻ em hạnh phúc
Với suy nghĩ mỗi em bé là một thế giới cảm xúc và suy nghĩ riêng biệt mà người lớn cần tìm hiểu; Maple Bear tôn trọng nhịp phát triển riêng của mỗi cá nhân và hỗ trợ tối đa để mỗi em bé có thể phát triển tốt nhất mọi tố chất, kích thích tối đa những năng lực tiềm tàng, trau dồi những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để trở thành một con người vững vàng và hạnh phúc. Ở đây, các em bé được là chính mình, hoàn thiện, đẹp đẽ.
Ở đây, niềm say mê khám phá thế giới, sở thích cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng và rèn luyện qua các trò chơi, các hoạt động. Các loại hình trí thông minh đều được trân trọng, phát hiện sớm và trau dồi. Ở đây còn là nơi tôn vinh những cảm xúc tích cực, giúp các con hình thành nhân cách tốt đẹp với những bài học về giá trị sống toàn cầu.
Em bé Maple Bear vui vẻ
Tại Maple Bear, các bé sẽ được tiếp cận chương trình giáo dục ưu việt bản quyền của Canada.Chương trình đã chứng minh được hiệu quả giáo dục của nó qua sự trưởng thành hạnh phúc của học sinh Maple Bear trên toàn cầu, với hơn 300 trường ở 16 quốc gia trên thế giới.
Em bé Maple Bear trưởng thành
Giữa ồn ào, náo nhiệt của thành phố, Maple Bear là thế giới bình yên của những Em bé Hạnh phúc.
Hệ thống trường mầm non quốc tế Maple Bear Hà Nội:
- Cơ sở 1: Tầng 7, tháp B Vincom, 114 Mai Hắc Đế, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0914 956 848
- Cơ sở 2: Tòa nhà Golden Westlake, 162A Hoàng Hoa Thám, P. Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0976 019 048
- Cơ sở 3: Westlake Point, Số 24 Phố Quảng Bá, P. Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội.
Hotline: 0947 003388
- Cơ sở 4: Tòa nhà Sunshine Palace, Ngõ 13 Lĩnh Nam, P. Mai Động, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0942 54 66 55
(Nguồn: Trường mầm non quốc tế Maple Bear)
Theo vietnamnet.vn
Học phí sinh viên bao nhiêu là đủ?: Cần tính khả năng chi trả của người học
GS Ngô Bảo Châu cho rằng ngoài chi phí đơn vị như căn cứ để các trường ĐH tính toán mức học phí, một con số khác cần tính tới là khả năng sẵn sàng chi trả của người học. Độ vênh giữa 2 con số này sẽ là căn cứ để trường ĐH xác định có tăng học phí hay không.
GS Ngô Bảo Châu (trái) trao đổi với diễn giả tại hội thảo Ước tính tỷ suất sinh lợi và chi phí đơn vị trong giáo dục đại học VN - ẢNH: LÊ HIỆP
Giảm lợi tức giáo dục do tăng trường ĐH hay chất lượng đào tạo kém?
Như Thanh Niên đã phản ánh, TS Trần Quang Tuyến, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên nhóm nghiên cứu về tài chính giáo dục do GS Ngô Bảo Châu chủ trì, đã công bố những kết quả mới mà ông và các cộng sự thu nhận được sau khi phân tích dữ liệu từ mẫu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê vào quý 1/2018.
Theo đó, lợi tức giáo dục gia tăng nhanh chóng từ khi VN chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhưng lại ngày càng giảm kể từ năm 2008. "Nếu như năm 1998, mỗi năm đi học lợi tức cá nhân tăng 4% thì những năm sau con số này ngày càng tăng, đỉnh điểm là 10,4% vào năm 2008. Nhưng sau đó, con số này giảm dần, năm 2010 là 7%, năm 2014 là 6,4%. Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi dựa vào số liệu thu thập được từ quý 1/2018 cho thấy lợi tức giáo dục của chúng ta hiện nay không chỉ thấp so với thế giới mà còn thấp hơn so với chính mình trước đây", TS Tuyến nhận xét.
Theo ông Tuyến, một trong nhiều nguyên nhân khiến lợi tức giáo dục giảm là do số lượng trường ĐH tăng, từ đó dẫn đến nguồn cung lao động qua đào tạo ĐH nhiều. Trong khi đó, khả năng hấp thụ của doanh nghiệp VN thấp hơn.
Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu cũng băn khoăn vì nếu so với thế giới, tỷ lệ người đi học ĐH/dân số ở ta không cao. "Câu trả lời đúng, theo tôi là có thể liên quan tới vấn đề chất lượng đào tạo, hay nói cách khác là mức độ chấp nhận của thị trường lao động với những sản phẩm đào tạo của chúng ta", GS Châu phát biểu.
Đề xuất các cách tính học phí
GS Trần Đức Viên, Chủ tịch hội đồng Học viện Nông nghiệp VN, cho biết đầu tư như thế nào, vào ngành nào, tính toán chi phí đào tạo ra sao, thu học phí ở mức nào... là những vấn đề mà cả nhà nước và các trường đặc biệt quan tâm trong bối cảnh chúng ta đang bắt đầu tiến trình tự chủ đại học.
Còn TS Mai Thị Quỳnh Lan, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết nếu tính suất đầu tư cho giáo dục chỉ bao gồm chi phí cơ sở vật chất (gồm cả khấu hao), lương cho giảng viên... là chưa đủ. Cần tính tới những yếu tố vô hình tạo thành chất lượng đào tạo, chẳng hạn như hiệu quả giảng dạy của người thầy.
PGS Vũ Văn Yêm, Viện Đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, gợi ý một cách tính học phí khác: "Chúng ta có thể tìm hiểu mức học phí của các nước, thu nhập của người sau tốt nghiệp ĐH ở các nước đó, từ đó tổng hợp thành bức tranh tổng thể để so sánh. Qua đó, chúng ta sẽ nhận thấy theo thông lệ, một người đi làm bao nhiêu năm sẽ có thu nhập đủ để bù đắp hoàn toàn khoản học phí mà trước đó họ đã đóng cho trường ĐH".
Theo GS Ngô Bảo Châu, nếu xuất phát từ góc độ tư vấn chính sách, có một con số rất quan trọng là làm sao tính được sự sẵn sàng chi trả của người dân cho một ngành học cụ thể. GS Châu cũng cho rằng các nhà nghiên cứu cần chỉ ra được 2 con số: chi phí thực cho đào tạo (suất đầu tư), khoản tiền bố mẹ người học sẵn sàng chi trả cho con. Hai con số đó có thể vênh nhau và độ vênh chính là căn cứ để nhà trường xác định có tăng học phí hay không. Nếu con số không vênh lắm, nhà trường có thể tăng học phí, nhưng tăng trong mức độ người học chấp nhận được.
Theo thanhnien.vn
Người lớn sai hết rồi, trẻ em không phải tờ giấy trắng để cha mẹ vẽ thành bức tranh theo ý muốn của mình Quan niệm "trẻ em là tờ giấy trắng" chính là nguyên nhân khiến cho nhiều cha mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con và biến chúng trở thành những "sản phẩm lỗi" ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. "Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc dở đều phụ thuộc vào...