Mâm ngũ quả cháy hàng ngày cuối năm
Nhiều người không có thời gian hoặc không khéo tay bài trí mâm ngũ quả ‘đạt chuẩn’ nên dịch vụ đặt mâm ngũ quả ngày Tết đang cực kỳ đắt khách. Có mâm giá lên tới 7 triệu đồng, khách vẫn đặt mua, chủ hàng làm không kịp bán.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình đều chuẩn bị mâm ngũ quả chu toàn và đẹp mắt, dâng lên bàn thờ tổ tiên và các vị thần linh với ước vọng vào một năm mới an lành, thịnh vượng
Việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ vào ngày Tết Nguyên đán là một nét văn hóa đặc sắc. Mâm ngũ quả thường bày trên bàn thờ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng về nguồn cội, tổ tiên.
Nhiều người không có thời gian hoặc không khéo tay bài trí mâm ngũ quả “đạt chuẩn” nên dịch vụ đặt mâm ngũ quả ngày Tết đang cực kỳ đắt khách. Có mâm giá lên tới 7 triệu đồng, khách vẫn đặt mua, chủ hàng làm không kịp bán.
Dù là 29 Tết, tuy nhiên một cơ sở làm mâm ngũ quả vẫn tất bật để trả cho khách.
Mâm ngũ quả theo truyền thống gồm chuối, phật thủ, thanh long, bưởi, cam quýt… tùy theo nhu cầu.
Các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết thường tượng trưng cho các mong muốn cầu may của gia đình như Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) – Khang ( sức khỏe) – Ninh (bình yên).
Vì vậy không phải loại quả nào cũng được chọn để bày trên bàn thờ ngày Tết mà chúng phải thích hợp và có ý nghĩa như chuối, quất, bưởi, xoài, đu đủ.
Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, không bày các loại quả có hình dáng gai góc như mít, sầu riêng,… hoặc các loại quả có mùi hắc, mùi nặng.
Video đang HOT
Thời điểm hiện tại, miền Bắc không có hoa sen, do yêu cầu của khách đặt hàng, nên những cơ sở làm mâm ngũ quả phải đặt mua tại nhiều tỉnh khác nhau.
Mâm ngũ quả loại trung bình được nhiều đặt mua nhất có giá từ 1-3,5 triệu đồng.
Một mâm ngũ quả đầy đủ sắc màu.
Người làm rất cẩn thận và tỉ mỉ.
Tất cả các hoa quả tại đây đều là hoa quả truyền thống được trồng trong nước và có nguồn gốc rõ ràng.
Sau khi làm xong, mâm ngủ quả được tưới một ít nước để cho tươi lâu.
Mâm ngũ quả và đĩa hoa cúng sau khi đã hoàn thiện đem giao cho khách hàng.
Nhiều cửa hàng đã phải dừng không nhận đơn vì không kịp trả cho khách.
Quy tắc phong thuỷ bày mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của các gia đình Việt.
Việc chọn lựa, bày biện các loại quả sao cho chuẩn phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới.
Chuối xanh
Theo quan niệm phong thủy, quả chuối xanh ứng với hành Mộc. Một nải chuối thường có rất nhiều quả tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm. Nải chuối như bàn tay ngửa lên nên còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thực tế, khi bày ngũ quả, có thể dễ dàng nhận thấy sự bao bọc này bởi nải chuối bao giờ cũng ở cuối cùng, làm chỗ dựa, nâng đỡ các loại quả khác.
Khi chọn chuối để bày ngũ quả, nên chọn nải to, các quả đồng đều về kích thước, còn nguyên núm, vỏ ngoài xanh mỡ, không bị đen, dập. Dân gian thường chọn đồ thờ cúng có số lẻ, tượng trưng cho sự sinh sôi và chuối cũng không phải ngoại lệ. Do đó, bạn nên chọn mua nải chuối lẻ 13, 15, 17, 19... quả.
Bưởi
Trái bưởi căng tròn biểu trưng cho sự viên mãn, vẹn tròn. Bày trái bưởi trên mâm ngũ quả, các gia chủ như gửi gắm mong ước về một năm mới viên mãn, sức khỏe tốt, mọi sự hanh thông.
Nên chọn quả bưởi vỏ mịn, không bị rám, xước, tròn đều, cầm nặng tay, cuống còn tươi, nếu cuống có lá thì khi bày ngũ quả càng đẹp mắt. Trên vỏ bưởi thường có những nốt gai nhỏ, gai càng to quả càng ngon, mọng nước.
Phật thủ
Đây là loại quả có cánh múi chụm lên như ngón tay, tựa như bàn tay Phật bao bọc, chở che cho chúng sinh. Quả phật thủ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, rất hợp để bày ngũ quả dịp Tết.
Quả phật thủ đẹp thì sẽ có nhiều "ngón tay", các ngón dài, mập, không bị dập, gãy ngón. Dân gian còn truyền miệng quy luật "Thịnh - Suy - Bĩ - Thái" khi mua phật thủ. Cụ thể, đếm các ngón của quả phật thủ lần lượt theo 4 chữ này, lặp đi lặp lại, nếu ngón cuối cùng rơi vào chữ Thịnh hoặc Thái là rất tốt, dễ gặp nhiều tài lộc.
Cam, quýt, quất
Đây là những loại quả tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến trong sự nghiệp. Khi chọn lựa cam, quýt, quất để bày mâm ngũ quả nên chọn những quả có da căng, sáng bóng, cuống tươi.
Mãng cầu
Mãng cầu là loại trái cây thường xuất hiện trong mâm ngũ quả ở miền Nam, mang ý nghĩa cầu chúc mọi sự được như ý, công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, sức khỏe dồi dào. Nên chọn những quả mãng cầu có vỏ còn tươi, láng bóng, gai to, có khoảng cách rộng giữa các gai.
Dừa
Đây là một trong những loại trái cây thường được tạo hình vỏ nghệ thuật để trưng bày trong dịp Tết. Trái dừa thể hiện mong muốn cuộc sống đủ đầy, sung túc. Để bày ngũ quả, trái dừa cần đáp ứng các tiêu chí như vỏ tươi xanh, đều màu, cuống chắc chắn, cầm chắc tay, búng nhẹ vào quả dừa, nếu nghe thấy tiếng thanh phát ra thì đó là dứa bánh tẻ, nước ngọt và dày cùi. Nếu nghe tiếng trầm phát ra thì đó là dừa non, cùi mỏng, nước nhạt.
Đu đủ
Ngay cái tên của loại quả này đã nói lên ý nghĩa của nó. Đu đủ tượng trưng cho sự thịnh vượng, no đủ, không túng thiếu về mọi mặt, từ tiền tài, tình cảm, cho tới sức khỏe. Nên chọn quả đu đủ thuôn dài, cầm nặng tay, có mùi thơm nhẹ.
Xoài
Người miền Nam chọn trái xoài để bày ngũ quả với mong muốn việc tiêu xài, tiền tài của gia đình trong năm mới luôn thoải mái, sung túc. Nên chọn những quả xoài có da mịn, màu vàng sáng, phần xung quanh cuống phải múp và tròn, tránh chọn quả đã thâm vỏ vì mã xấu và không để được lâu, dễ thối hỏng.
Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây tượng trưng cho ý chí tự lực cánh sinh, kiên cường, xanh vỏ mà đỏ lòng, thường được trang trí nhiều hình vẽ ngoài vỏ để trưng Tết. Bày trái dưa hấu trên mâm ngũ quả, cũng tức là gửi gắm nguyện ước một năm mới "chân cứng đá mềm", vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Nên chọn quả dưa có núm đều, phần đáy lõm, lớp da xanh mượt, căng bóng, búng vào thân dưa nếu thấy phát ra tiếng trầm và chắc nịch là quả dưa còn tươi và ngon.
Cây ngũ quả khắc chữ giá chục triệu đồng Lấy ý tưởng từ mâm ngũ quả truyền thống, ông Lê Đức Giáp (Thanh Oai, Hà Nội) kết hợp nhiều loại hoa, quả vào cùng một gốc cây để tạo thành sản phẩm cây cảnh bán vào mỗi dịp Tết.