Người Hà Nội muốn mua mâm ngũ quả “cầu tiền dừa đủ xài” chỉ cần làm theo cách này
Chỉ cần một cú click chuột, khách hàng ở TP.HCM có thể mua một cành đào Nhật Tân hoặc mâm ngũ quả “ cầu tiền dừa đủ xài” xịn.
Đi chợ truyền thống sắm sửa cho mùa Tết vốn là một nét văn hóa đặc trưng của người dân nước ta, thế nhưng mùa Tết năm nay, đại dịch COVID-19 đang mở ra một tiền lệ chưa từng có: đi chợ Tết bằng công nghệ thương mại điện tử.
Theo đó, các sàn thương mại điện tử đã mở ra các chương trình ưu đãi đến hết ngày 31/01 trên các nền tảng của Shopee, Tiki, Lazada, Voso, Sendo, Postmart.
Với chương trình này, khách hàng miền Nam có thể mua cành đào miền Bắc trong khi người Hà Nội cũng có thể mua mâm ngũ quả: Cầu Tiền Dừa Đủ Xài chỉ sau một cú click chuột.
Khách hàng có thể đặt mua cành đào trên sàn thương mại điện tử Sendo với giá chỉ từ 99,.000 đồng/kg. Ảnh:
Đơn cử như sàn thương mại Sendo sẽ triển khai chương trình “Chọn cành đào, đón Tết vào” mở bán hoa xuân đặt trực tuyến giao ngay từ vườn đến tận cửa trong 3 giờ trong khu vực TP. HCM; mở bán mâm ngũ quả “cầu tiền dừa đủ xài” miễn phí vận chuyển đến điểm nhận hàng tại Hà Nội và TP.HCM, đem sắc xuân đến mọi nhà cho một mùa Tết sum họp.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng sở hữu một cành đào bích chính gốc Nhật Tân chỉ với giá từ 99.000 đồng từ sàn thương mại điện tử Sendo,
Đặc biệt, các sàn thương mại điện tử này sẽ chú trọng đến chất lượng và ưu đãi cho các sản phẩm Tết cổ truyền như đồ trang trí nhà cửa, cành đào Tết, phong bao lì xì, các đồ gia dụng khác, … hoặc thực phẩm, bánh kẹo, nông đặc sản vùng miền cho ngày Tết và một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe để đảm bảo cho một mùa Tết an toàn.
Một điểm nhấn với riêng Sendo trong mùa Tết này là tiếp nối những nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt và nông sản Việt của sàn từ đầu năm 2021, mùa Tết năm nay Sendo tiếp tục đón chào hơn 2.000 nhà bán và doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam lên sàn phục vụ người dân.
Đối với các mặt hàng nông đặc sản vùng miền, các sàn thương mại điện tử như Voso, Postmart cũng đã nhanh chóng mở các gian hàng Tết với sản phẩm đa đạng, chất lượng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Tại các gian hàng của Voso với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt”, các sản phẩm đều đến từ các làng nghề truyền thống Việt Nam như gốm Bát Tràng, các sản phẩm thiên nhiên được sản xuất trong nước như mật ong, bột nghệ, tinh dầu bưởi…an toàn cho sức khỏe người sử dụng sẽ được giảm giá tới 50%.
Ngoài ra, gian hàng “ Quà Tết 2022″ của Voso với các hộp quà Tết mẫu mã mới nhất đến từ Hải Hà, Richy, Helen Recipe.
Video đang HOT
Gian hàng “Phiên chợ Tết” với đầy đủ sản phẩm thiết yếu từ thực phẩm sạch, nguyên liệu nấu ăn, trái cây 3 miền đến các đặc sản vùng miền nổi tiếng phù hợp mua sắm và làm quà biếu tặng ngày Tết đến từ vùng cao Sơn La, Cao Bằng, Mộc Châu.
Hay tại sàn thương mại điện tử Postmart, với chủ đề “Tết sum vầy – Cùng Postmart mang xuân về nhà” với chương trình “Chọn quà Ngày Tết” , “Đặc sản trao tay – Tết sum vầy”, … sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng khi đặc giỏ quà Tết hay chuẩn bị thực phẩm trong ngày lễ.
Với xu hướng tiêu dùng nông sản Việt, quà Tết nông sản dự báo vẫn là xu hướng tiêu dùng cho Tết Nhâm Dần 2022 và nông sản Việt sẽ chính thức “soán ngôi” các loại bánh kẹo, để xuất hiện ở hầu hết các giỏ quà Tết của nhiều gia đình khắp Việt Nam.
Làng phật thủ tất bật vụ Tết: ‘Nếu không có dịch bệnh chắc kiếm được nhiều hơn’
Thời điểm cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà vườn tại làng phật thủ ngoại thành Hà Nội lại tất bật thu hái để có hàng phục vụ người dân mua về đặt lên bàn thờ hay bày mâm ngũ quả.
Bán gấp 10 lần ngày thường
Phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mang ý nghĩa nhiều may mắn, tài lộc.
Phật thủ được nhiều người đặt lên bàn thờ vào ngày Tết. Ảnh DƯƠNG LAN
Bà Bùi Thị Năm (55 tuổi, chủ vườn phật thủ ở H.Hoài Đức) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá sẽ tăng hơn mọi năm. Cũng vì dịch bệnh nên dân buôn đến mua tại vườn không đông. Nhiều người ưa chuộng phật thủ xanh nên những quả này sẽ đắt hàng, dễ bán.
Bà Năm cắt hàng bán cho khách . Ảnh DƯƠNG LAN
"Người dân thích quả phật thủ còn xanh. Nếu không có dịch bệnh thì còn đắt hàng nữa. Năm nay không có quả mấy nên nhà nào có hàng đẹp sẽ bán nhanh. Khách ở các tỉnh mua qua điện thoại rồi chuyển tiền vào tài khoản của chủ vườn. Nhờ trời, nhà tôi năm nay phật thủ không chín sớm, cả nhà mừng, phấn khởi, nếu không dịch bệnh chắc kiếm được thêm nữa", bà Năm cho biết.
Năm nay phật thủ không có nhiều hàng . Ảnh DƯƠNG LAN
Bà Năm trồng 2 mẫu cây phật thủ với hơn 700 cây. Giá bán mỗi quả phật thủ bán tại vườn dao động khoảng 30.000 - 100.000 đồng/quả. Vì chủ yếu bán cho khách buôn nên bà mong quả phật thủ xanh, không chín vàng quá sớm.
"Nhiều vườn trồng nhưng đa số chín vàng sớm, nhà tôi may mắn nên quả vẫn xanh. Vì dịch nên lượng quả bán cho khách buôn cũng ít, đáng lẽ mỗi khách mua 1.000 quả nhưng giờ chỉ mua khoảng 500 quả. Người buôn thích quả xanh, người dùng thích quả màu vàng, quả phật thủ để được lâu", bà Năm nói.
Nhiều nhà vườn tất bật làm hàng phục vụ khách . Ảnh DƯƠNG LAN
Ông Nguyễn Văn Chiến (43 tuổi, chủ vườn phật thủ ở H.Hoài Đức) cho biết, năm nay hàng đẹp không nhiều, quả nhỏ vì từ tháng 9 đến nay thời tiết không có mưa. Từ ngày 20 - 27 tháng Chạp sẽ đắt hàng. Trồng phật thủ có hai vụ thu hoạch chính là rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán.
"Những ngày này vườn nhà tôi bán khoảng 1.000 - 2.000 quả/ngày, nhiều hơn gấp 10 lần ngày thường. Nhân công ở vườn không đủ phải nhờ thêm người bọc gói để kịp trả hàng cho khách. Nhà tôi chủ yếu bán cho khách buôn theo vườn, giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng/quả, hàng đẹp từ 70.000 - 80.000 đồng/quả", ông Chiến cho hay.
Quả xanh được nhiều người lựa chọn . Ảnh DƯƠNG LAN
Theo ông Chiến, phật thủ để được khoảng 3 - 5 tháng, để lâu càng thơm, càng đẹp. Quả có nhiều dáng, nhiều người thích dáng bông cúc, có người thích quả nhiều ngón tay...
Là một trong những nơi trồng phật thủ nhiều nhất tại Hà Nội, các hộ gia đình luôn cố gắng chăm sóc, thu hoạch đúng dịp để cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ tiêu thụ ở thủ đô, phật thủ tại đây được đóng gói, vận chuyển đến nhiều tỉnh thành khác.
Cây phật thủ là thu nhập chính của nhiều người ở H.Hoài Đức (Hà Nội) . Ảnh DƯƠNG LAN
"Cây phật thủ tôi cứ chăm sóc, bón phân, mấy tháng đầu chăm sóc giống nhau, khá dễ, tháng cuối năm trời lạnh nên chăm sóc khó hơn. Khi đất khô phải tưới tiêu thêm nước, thường xuyên cắt bỏ những cành nhỏ, cành xấu để cây ra quả đều", ông Chiến nói.
Khách buôn nhập hàng "cầm chừng"
Chị Nguyễn Thị Hồng (38 tuổi, khách buôn phật thủ) cho biết, chị đi buôn phật thủ tại vườn đã lâu. Chị bán ở chợ Long Biên, được nhiều người giới thiệu nên đến tận vườn lựa chọn và mua với số lượng nhiều.
Khách buôn đến tận vườn chọn hàng . Ảnh DƯƠNG LAN
"Năm nay tôi thấy thị trường phật thủ đắt hơn nhưng lượng hàng không có nhiều. Tôi đến tận vườn mua cả loại to, vừa, nhỏ để bán theo nhu cầu mua của khách. Tôi bán về vùng quê nên chắc quả nhỏ sẽ bán được hơn", chị Hồng nói.
Phật thủ được các chủ vườn thu hoạch vào dịp Tết . Ảnh DƯƠNG LAN
Cũng theo chị Hồng, chị mua phật thủ từ 17 - 27 Âm lịch, khách thường thích quả xanh. Với những quả to có giá 500.000 - 700.000 đồng, chị nhập ít vì khách không chuộng bằng những quả bé.
Phật thủ nhà bà Năm được đóng gói để vận chuyển đi tỉnh . Ảnh DƯƠNG LAN
"Tôi cũng chưa rõ năm nay lượng khách tiêu thụ nhiều hay ít, tôi cứ lên xem, lấy dần về nếu khách yêu cầu mua nữa thì quay lại. Nay tôi nhập mỗi loại một ít, chắc khoảng 1.000 quả. Khách thường thích những quả vừa vừa vì chín quá không đẹp, thích quả già nhưng vẫn còn chút màu xanh", chị Hồng chia sẻ.
Bà Năm giới thiệu hàng cho khách . Ảnh DƯƠNG LAN
Quảng Ninh: Đây là cách nông dân nơi này tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản ngon ơ qua mùa dịch Thị xã Đông Triều là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, với sản lượng nông sản các loại cung cấp ra thị trường đạt hàng nghìn tấn/năm. Thời điểm dịch bệnh, bà con nông dân có lúc điêu đứng vì nông sản ùn ứ. Bài học từ na dai Đông Triều Năm 2021, thị xã Đông Triều có...