“Mầm đá” cũng có thể biến thành “cực phẩm” với những món topping mặn kì diệu này
Kì diệu thay cái cách mà một món ăn có thể được nâng cấp đáng kể chỉ với những topping đơn giản này.
Đôi khi, vấn đề không nằm ở bản thân món ăn mà là ở các món ăn kèm, các loại nước chấm, các gia vị hoặc… “topping”. Ở các món ngọt như kem, trà sữa… topping có vai trò thế nào thì ở các món mặn, topping mặn cũng có vai trò thế ấy. Nếu như trân châu là “linh hồn của trà sữa” thì những món ăn kèm sau đây cũng góp phần không thể thiếu vào hương vị, có thể biến “mầm đá” thành “cực phẩm”.
Mỡ hành, là hành tươi được xào lên cùng ít dầu ăn, tạo nên hỗn hợp bóng nhẫy, thơm phức hấp dẫn vô cùng. Kể cũng lạ, có nhiều người bình thường tránh hành như “tránh tà” nhưng với mỡ hành xanh ngát thì lại thích mê. Có những món ăn vốn bình dị, người ta liếc mắt cũng không thèm nhìn đến lần hai, mà rưới thêm ít mỡ hành thì lại trở thành “sơn trân hải vị” khiến người người nhà nhà thèm thuồng. Một ví dụ rất kinh điển là món bắp “chờ” ở đường Nguyễn Kim. Nghe kể là mỗi ngày người ta phải xếp hàng dài, bốc số và chờ đến… 45 phút chỉ cho một trái bắp rưới mỡ hành có giá 15k. Bình thường bắp thì có khắp nơi, rưới thêm mỡ hành thì lại khác hẳn.
Ngoài bắp ra thì còn vô số những món khác mà nếu thiếu mỡ hành thì “sống không nổi” ví dụ như cơm tấm, bánh hỏi, hải sản, cơm cháy, xôi, chuối nướng…
Có những món mà nếu vắng mỡ hành thì như “người đi một nửa hồn tôi mất” vậy.
Hành ở đây là hành củ. Bình thường, người ta hiếm ai thích ăn hành (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen), thế nhưng khi “phi” lên, nghĩa là đập nát hành rồi chiên lên với dầu ăn, thì đây lại là món topping vạn người mê. Bằng chứng là đi tới đâu cũng thấy hành phi ăn kèm với các món ăn từ món khô đến món nước. Thậm chí có những món ê hề hành phi đến mức không nhìn rõ được món ăn là gì, thế nhưng đối với nhiều người thì như vậy mới hấp dẫn, như thể họ chỉ ăn vì hành phi chứ chẳng phải vì bản thân món đó.
Video đang HOT
Mặt khác, cũng thật khó để tưởng tượng các món ăn không có hành phi như bánh đúc, xôi, bánh tráng trộn, canh bún, bánh đa cua… Thiếu mất hành phi thì các món này sẽ “xôi hỏng bỏng không” theo nghĩa đen. Hành phi góp thêm mùi thơm, tăng vị, tô đậm thêm cảm giác ngon miệng và do không quá đặc thù nên món nào cũng có thể được ăn cùng hành phi.
Hiếm ai thích hành, nhưng hành phi thì ai cũng yêu.
Tóp mỡ
Ngày xưa, từ lâu lắm rồi thì tóp mỡ còn được xem là thức ăn của con nhà nghèo. Vốn có nguồn góc từ các phần “đầu thừa đuôi thẹo” chẳng ai ăn của thịt heo là mỡ, da heo, những người bình dân đã chế ra các món ăn ngon miệng bằng cách rán mỡ heo. Bây giờ, tóp mỡ trở thành món ăn được quần chúng yêu thích. Đứng một mình, tóp mỡ có thể ăn không như món ăn vặt, hoặc nấu lên làm kho quẹt, kết hợp với một món ăn nào đó. Làm topping, tóp mỡ đóng vai trò tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn như cơm tấm, các loại bánh, các món có nước súp…
“Cô ơi, cho xin thêm chén tóp mỡ!”
Đi ăn cơm tấm, thể nào cũng từng nghe ai đó nói “cô ơi, cho xin thêm chén tóp mỡ”. Tóp mỡ béo ngậy, giòn giòn, khi ăn cùng các món khác sẽ tăng thêm vị béo, thơm lâu đọng lại trong khoang miệng, khiến món ăn ngon hơn hẳn. Thậm chí, một bát cơm trắng bình thường, chỉ cần thêm ít tóp mỡ ăn kèm cũng cực “đưa cơm”.
Tương truyền, chỉ cần phủ thêm miếng phô mai thì không cần biết đó là món gì, cũng sẽ tự nhiên ngon miệng. Chẳng vì thế mà có một dạo, đi tới đâu cũng thấy người ta cho phô mai lên mọi thứ từ món ngọt đến món mặn. Tuy nhiên để thấy rõ sự “quyền lực” của món topping này, phải thấy được sự kết hợp của nó với các món ăn bình dân cơ, ví dụ như mì gói hay cơm chiên.
Mì gói thêm phô mai, ngay lập tức khác hẳn.
Cách ăn này vốn xuất phát từ giới trẻ hàn, ấy là cho một miếng phô mai mỏng lên mì hoặc cơm đang nóng, để phô mai chảy ra, và thế là một bữa ăn bình dân đột nhiên trở nên “quý tộc”.
Cơm rang bình bình dân thêm phô mai vào sẽ thành cơm rang “quý tộc”.
Theo Trí thức trẻ
Tối nay ăn gì: Đưa cơm với cá kèo kho tộ
Trong tiết trời mát dịu của những ngày cuối xuân, bữa cơm tối sẽ thi vị và ngon hơn với món cá kèo kho tộ.
Nguyên liệu:
- Cá kèo
- Gia vị: Mắm, đường, nước màu, giấm,
- Chanh
- Nước đá lạnh
- Hành củ
- Tiêu, ớt
- Tóp mỡ
Cách làm:
- Cá cho vào thau nước đá lạnh, vắt chanh hoặc giấm cho tuốt nhớt.
- Vớt cá ra rổ xát nhẹ hoặc cạo nhẹ cho sạch nhớt rồi làm sạch cá.
- Cho cá vào nồi, ướp cá với nước mắm, đường, xíu nước màu, hành đập giập (có thể thêm tỏi đập giập nếu thích).
- Cho cá lên bếp đun, bật lửa liu riu, không đậy nắp. Hạn chế lật cá nhiều bởi sẽ dễ nát.
- Nếu muốn kho loãng có thể cho thêm khoảng nửa chén nước rồi gia giảm gia vị vừa miệng. Thỉnh thoảng múc nước kho rưới lên mặt trên cá cho thấm đều.
- Khi nào cảm thấy thịt cá chín săn, nước kho đậm vị thì thêm hành tiêu ớt rồi giảm lửa nhỏ thêm vài phút thì tắt. Nếu thích cá kho có vị béo, có thể cho thêm tóp mỡ.
Theo nguoiduatin.vn
Việt Nam chính là nhân tố vàng trong làng tái chế: Món nấu "hỏng" cũng biến thành đặc sản vạn người mê Cơm tấm, tóp mỡ, cơm cháy mỡ hành... đều là những món ngon thần thánh với mọi thế hệ người Việt. Nhưng lịch sử của nó lại bắt nguồn từ những tai nạn trong nhà bếp. Người Việt có thành ngữ "lóng nga lóng ngóng, xôi hỏng bỏng không" để chỉ sự vụng về, quýnh quáng khiến mọi việc chả đi đến đâu....