Mâm cỗ Trung thu đầy màu sắc trên toàn Châu Á
Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có những loại bánh hay những món ăn khác nhau dành cho dịp tết này.
Ở Trung Quốc, loại bánh truyền thống hàng năm là bánh nướng. Chiếc bánh này mang ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên.
Ở một số vùng như Quảng Châu, người dân còn có thêm lệ ăn ốc bắt từ sông vào dịp trung thu. Ở Phúc Kiến là tục ăn thịt vịt vì theo họ 15.8 âm lịch là thời điểm vịt ngon nhất.
Ở Việt Nam, ngoài bánh nướng, còn có cả món bánh dẻo với lớp vỏ bên ngoài trắng muốt, mềm, dẻo, nhân bên trong là thập cẩm hay cốm.
Ngày này, ở Việt Nam nhiều bà nội trợ đã sáng tạo ra nhiều loại bánh với nhân và màu sắc khác nhau.
Ngoài bánh nướng, bánh dẻo, mâm cỗ trông trăng của người Việt thường có thêm quả bưởi, làm thành hình chú chó rất khéo, quả hồng và trà xanh tao nhã.
Video đang HOT
Ở Hàn Quốc, trung thu là một ngày lễ vô cùng quan trọng, kéo dài tới 3 ngày. Bánh Songpyeon là đặc sản của ngày lễ này. Bánh được làm từ bột gạo, nặn hình trăng lưỡi liềm, có nhiều loại nhân khác nhau như: hạt dẻ, vừng đen, các loại đậu xanh, đỏ…
Một số đặc sản trung thu khác của người Hàn là miến trộn japchae, bánh jeon và hoa quả.
Ở Nhật Bản, tết trung thu được gọi là Tsukimi. Món bánh được làm nhiều nhất vào trung thu là dango, làm từ bột gạo, không nhân hoặc nhân đậu, hoa quả, rưới nước sốt bên trên.
Theo Tapchiamthuc
Mâm cỗ đón Trung thu của người Việt
Tết Trung Thu không chỉ có bánh nướng, bánh dẻo, có đèn ông sao mà còn rất nhiều thứ hoa quả bất kì em bé nào cũng thích.
Chẳng rõ từ khi nào Tết Trung thu đã trở thành lễ hội cổ truyền của dân tộc và là cái tết dành riêng các các bé thiếu thi. Bởi cứ đến dịp này, trẻ con tha hồ được thưởng những mâm cỗ ngọt đầy ắp hương thơm từ trái cây, từ bánh ngọt và đặc biệt được rước đèn ngắm trăng trong những tiếng trống, tiếng múa lân, sử tử rộn ràng khắp phố phường, ngõ xóm nước Việt.
Những phỏng đoán về nguồn gốc Tết Trung Thu
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Người xưa có kể lại rằng, có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Xét ở góc độ khoa học, theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Nhưng dù Trung thu có từ khi nào, bắt nguồn từ đâu thì cái Tết này luôn thực sự có ý nghĩa đối với tất cả thiếu nhi và đối với bất kì ai trưởng thành đều có những kí ức riêng mang theo suốt cuộc đời.
Mâm cỗ Trung thu có những gì?
Theo phong tục người Việt, vào dịp Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để vui Tết, sắm đủ thứ lồng đèn lung linh ánh nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, dưa hấu, na... và các thứ hoa quả khác nữa.
Mâm cỗ Tết Trung được bày biện rất đẹp mắt với rất nhiều các loại bánh kẹo, hoa quả khác nhau
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu có sức cuốn hút mãnh liệt đến thế bởi hương vị bánh là sự hội tụ của cả tinh hoa đất trời mùa thu.
Bánh Trung thu cổ truyền có hai loại bánh nướng và bánh dẻo. Vỏ bánh dẻo sẽ không thể thơm nếu thiếu đi mùi hương hoa bưởi phảng phất nhẹ nhàng. Nghe nói, hoa bưởi phải được hái từ đầu mùa, chọn đúng những bông chưa vướng nước mưa, có thế hương hoa mới nồng, vị hoa mới đậm, đem về trưng cất thành tinh dầu đậm đặc nguyên chất nhất.
Làm nên những chiếc bánh trông trăng, chỉ cần người nghệ nhân thờ ơ hay dễ dãi một chút thôi thì sẽ đánh mất vị ngon đặc trưng cổ truyền. Chất bột đậu xanh nguyên chất làm nên nhân bánh dẻo, bánh nướng cũng phải kén đúng giống đậu trồng ở bãi đất phù sa Sông Hồng mới được.
Trước đây rất nhiều năm, bánh Trung thu thường chỉ mang hình vuông và hình con cá. Mỗi chiếc bánh tuy đơn sơ, giản dị nhưng với mỗi đứa trẻ ngây thơ đó là cả một thế giới. Nhân bánh ngày ấy cũng đa phần là thập cẩm chứ không đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và lắm sắc màu như bây giờ.
Hiện tại, dưới sự sáng tạo của con người, bánh Trung thu với hàng chục kiểu nhân, hàng chục kiểu dáng để người mua tha hồ lựa chọn nhưng dường như, càng hiện đại, con người lại thích hướng đến và giữ gìn những nét truyền thống. Chả thế mà lại có chuyện người ta chấp nhận xếp hàng cả ngày, đội mưa đội nắng chỉ để mua được những chiếc bánh gia truyền. Có lẽ, chỉ với những chiếc bánh này, người ta mới tìm lại được những hương vị giản dị, mộc mạc mà tinh tế. Và cũng ở đó, họ như tìm lại được chính mình của một thời niên thiếu.
Hoa quả
Trong mâm cỗ Tết trung thu, ngoài bánh nướng và bánh dẻo còn rất nhiều các loại hoa quả đang mùa như bưởi, hồng, na, kẹo, mía...
Thông thường, trong mâm cỗ, quả bưởi được nhiều gia đình để nguyên và đặt cùng các loại quả khác. Nhưng có gia đình cầu kì hơn, dưới bàn tay khéo léo của các chị, các mẹ, sau một hồi trổ tài, những quả bưởi da bóng loáng đã biến thành "chú chó bưởi lông xù" rất đẹp mắt. "Chó bưởi" trở thành tâm điểm của mâm cỗ.
Chú chó bưởi trong mâm cỗ Trung thu
Ở Việt Nam có nhiều loại hồng nhưng loại được ưa chuộng nhất được người ta mua về xếp lên mâm cỗ là những quả hồng giấy tròn xoe, đỏ mọng ngọt lừ. Và những quả hồng ngâm tuy vỏ màu xanh nhưng khi chúng trút bỏ lớp vỏ bên ngoài sẽ để lộ lớp lõi hồng vàng ươm, thơm mát, giòn tan.
Phá cỗ trông trăng
Thời điểm khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu
Phá cỗ xong, tiết mục rước đèn cũng đến. Trong ánh sáng lung linh đa sắc của những chiếc đèn ông sao, đèn đẩy loang loáng, xoay tròn... những đứa trẻ thi nhau hát những bài hát được học về trung thu, về rước đèn...
Nhưng tục này có lẽ chỉ ở các miền quê trẻ em mới được tận hưởng đêm thu căng tràn ánh sáng của trăng, khí trời thu mát mẻ. Ở thành phố, người ta tổ chức cho trẻ ở trường học, ở ngoài phố, ở những nơi mà ánh trăng chẳng thể ghé vào. Chính vì vậy, xét theo góc độ nào đó, phá cỗ trông trăng không còn mang ý nghĩa vẹn nguyên như thủa ban đầu.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Súp bắp cải tím cho bé Nguyên liệu Cái tím nhỏ: 1 bắp Hành tây nhỏ: 1 củ 1 thìa súp bơ lạt, 500ml nước dùng, 100ml sữa tươi, 2 quả trứng cút, 2 tép tỏi, 1 thìa súp bột năng, 1 nhánh thì là, ½ thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê dầu ăn dinh dưỡng Cách làm Bắp cải tím rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tây...