Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp cần những gì?
Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm. Vậy, mâm cỗ cúng trong ngày này có gì khác biệt so với những ngày Rằm khác không?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm. Tháng Chạp cũng là lúc chuẩn bị “tống cựu, nghinh tân”, tiễn những điều cũ và đón những điều an lành trong năm mới. Lễ cúng Rằm tháng Chạp nhìn chung không có nhiều khác biệt so với những ngày Rằm khác. Tuy nhiên, đây là ngày Rằm cuối cùng của năm nên nhiều gia đình cũng chuẩn bị tươm tất hơn, phần vì tạ ơn Gia tiên, thần linh, phần còn lại là cầu mong những điều lành trong năm mới.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp cần những gì?
Tuỳ theo văn hoá của mỗi nơi và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng Rằm tháng Chạp sẽ chuẩn bị lớn nhỏ khác nhau. Dù giản dị hay linh đình thì về cơ bản mâm cỗ cúng không thể thiếu được những phần sau.
Có gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng chay và mặn.
Cỗ cúng chay Rằm tháng Chạp gồm những gì?
Mâm cúng chay ngày Rằm cuối năm ít hay nhiều, to hay nhỏ thì cũng đều cần đủ đầy 5 thành phần là hương, hoa, đăng, quả, thực. Dễ hiểu hơn chính là hương (nhang), hoa tươi, đèn (hoặc nến), quả tươi và các món ăn chay.
@nhungngo: Cúng Rằm tháng Chạp có thể chuẩn bị mâm cỗ chay
Hương (nhang) thường chọn loại hương tự nhiên, không dùng loại có nhiều chất hoá học gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hoa tươi bạn có thể chọn những loại hoa dâng lên ban thờ như hoa cúc, hoa huệ… Đối với quả tươi, có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy vậy, trong đĩa hoa quả có thể chọn ngũ quả để tượng trưng cho sự đủ đầy và cân bằng, chẳng hạn như lựu đỏ, thanh long, táo, cam, phật thủ… Bên cạnh đó, nếu không dùng nến có thể dùng đèn thắp sáng, tuy nhiên dùng nến sẽ mang lại cảm giác ấm cúng hơn.
Ngoài ra, mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Chạp không thể thiếu được những món như rau củ luộc, canh nấm, nem chay rau củ, bánh chưng đậu xanh…
Cỗ cúng mặn Rằm tháng Chạp gồm những gì?
Trong mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Chạp không thể thiếu được một con gà luộc cánh tiên. Gà nên chọn gà trống để dâng cúng, vừa thể hiện được sự chu đáo, dáng gà bày mâm cúng lại đẹp. Gà luộc cánh tiên da căng bóng, màu vàng đẹp, đầu ngẩng cao, hai cánh xoè ra, có thể trang trí cho gà ngậm bông hoa hồng.
@nhbc: Gà cánh tiên được luộc da vàng ươm, căng bóng.
Video đang HOT
Xôi gấc đỏ
Đĩa xôi gấc đầy đặn, đỏ au tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài xôi gấc đỏ, bạn có thể đồ xôi đỗ hoặc xôi hạt sen.
@nhbc: Xôi gấc hoặc xôi đậu được ép trong khuôn hoa hoặc khuôn trái tim, khuôn cá chép để tạo hình đẹp mắt.
Canh miến/canh bóng thả
Trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp không thể thiếu được bát canh. Để mâm cỗ thêm đủ đầy, bạn có thể nấu canh miến, canh măng mọc, canh bóng thả đầy đủ màu sắc.
@nhbc: Canh măng, canh miến hoặc canh mọc bóng thả đều giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thêm tươm tất.
Những đĩa giò, chả được cắt tỉa hình hoa đẹp mắt góp phần giúp mâm cỗ thêm trọn vẹn. Ngoài ra, nhiều chị em nội trợ cũng làm các món giò đủ hương vị màu sắc như giò cuốn ngũ sắc, giò cuốn tai heo…
@foodhub: Giò hoặc chả thì là được cắt tạo hình bày biện ra đĩa rất đẹp mắt
Bánh chưng
Một đĩa bánh chưng xanh gợi thêm không khí xuân mới thật gần. Màu xanh của bánh chưng sẽ giúp mâm cỗ thêm hài hoà.
@foodhub: Mâm cúng Rằm tháng Chạp bày thêm đĩa bánh chưng xanh càng giúp thêm hài hòa.
Món xào (rau xào thập cẩm, thịt bò xào dứa, lòng gà xào giá…)
Món xào trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ nấu đến cầu kỳ, chẳng hạn như rau cải chíp xào nấm hương, thịt bò xào ớt chuông… Những món xào này phụ thuộc vào bạn cân đối với các món khác trong mâm cúng cho hài hoà.
Nem rán là món ngon ngày Tết mang tính biểu trưng không thể thiếu. Những cuộn nem rán giòn, thơm nức sẽ giúp mâm cỗ cúng của gia đình bạn thêm tươm tất.
@foodhub: Mâm cúng Rằm tháng Chạp không thể thiếu được món nem rán cổ truyền.
Hiện nay, có nhiều nơi bán mâm cỗ sẵn rất tiện lợi và nhiều món ngon. Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị mâm cỗ cúng có thể đặt tại các nhà hàng, chẳng hạn như Nhà hàng Bể Cá, FoodHub…
Cúng Rằm tháng Chạp năm 2022 vào lúc nào?
Theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Chạp nên đúng vào ngày Rằm hoặc trước đó một ngày, đó là ngày 14 âm lịch. Chính vì vậy, phần lớn các gia đình sẽ sửa soạn cỗ cúng tươm tất vào ngày Rằm tháng Chạp, tức ngày 15/12 Âm lịch để dâng cúng cầu may mắn.
Rằm tháng Chạp năm 2022 rơi vào thứ Sáu ngày 6/1/2023 Dương lịch. Tuy vậy, tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của gia đình mà mọi người có thể dâng cúng vào ngày 14 Âm lịch, tức ngày 5/1/2023 Dương lịch.
@foodhub:
Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Chạp
- Người thực hiện cúng Rằm tháng Chạp thường là người có uy tín, lớn tuổi nhất trong nhà, thường là ông, bố, trưởng nam, trưởng nữ.
- Trước khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp, người thực hiện cần tắm gội sạch sẽ, trang phục gọn gàng, lịch sự. Tránh mặc quần áo cộc hoặc phụ nữ đang trong ngày bất tiện.
- Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người trong nhà nên giữ hoà khí, không nên cãi vã hoặc tranh luận, làm vỡ đồ đạc.
Thực đơn 4 món vừa làm mồi nhậu cho chồng, vừa làm bữa chính cho cả nhà
Thực đơn 4 món vừa làm mồi nhậu cho chồng. Những món ăn hôm nay đều rất quen thuộc và dễ làm, bữa cơm gia đình trở nên đầm ấm hơn rất nhiều.
Canh váng đậu, cà chua
Cắt váng đậu thành sợi nhỏ, chần qua nước sôi rồi xả với nước lạnh. Cà chua cắt miếng vuông. Làm nóng chảo, đun nóng dầu ăn, cho cà chua vào xào 2 phút trên lửa lớn. Đổ váng đậu vào, thêm muối, đường, nước, đun lửa nhỏ 2 phút, nêm nếm gia vị, rắc hành lá.
Trứng hấp tôm
Đập 2 quả trứng vào bát, thêm hạt nêm, đánh đều, trút tôm đã bóc vỏ vào. Đổ nước sôi vào bát trứng, vừa rót vừa khuấy nhanh tay. Lưu ý, lượng nước phải gấp đôi lượng trứng như vậy thành phẩm mới mềm. Cho bát trứng vào xửng hấp 10 phút, rắc hành lá.
Canh miến
Cắt thịt heo thành miếng lớn, chần qua nước nóng trong 2 phút. Cải thảo rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Miến ngâm nước trước cho mềm.
Làm nóng một ít dầu trong nồi, cho thịt heo, gừng băm, tiêu vào xào cho vàng rồi đổ lượng nước thích hợp vào, nấu tới khi thịt chín mềm có thể xỏ đũa vào là được. Cuối cùng thêm cải thảo, muối, hạt nêm, đun lửa nhỏ trong 3 phút. Cho miến, hành lá vào, nấu thêm 2 phút là xong.
Cua hấp
Dùng bàn chải cọ sạch cua. Ớt, gừng, tỏi cắt lát, mùi tây thái nhỏ, hành lá cắt khúc dài. Làm nóng chảo, cho một thìa nhỏ dầu ăn vào, cho ớt, tỏi lát, gừng lát vào phi thơm rồi để nguội.
Lấy một cái nồi khác cho cua vào, chú ý không làm nóng nồi. Sau đó đổ nước lạnh vào ngập mặt cua. Đó phải là nước lạnh, vì hầu hết cua đều bị rụng chân do vùng vẫy khi bất ngờ gặp nhiệt độ cao.
Đậy nắp nồi, vặn lửa nhỏ đun từ từ cho đến khi cua chín thì cho hành lá, ớt, gừng, tỏi, muối vào, vặn lửa lớn đun tiếp khoảng 8 phút thì rắc rau mùi vào, tắt bếp. Nếu thích vị cua tự nhiên thì không cần nêm thêm muối.
Cách nấu xôi gấc đỏ, dẻo thơm cho mâm cỗ Tết 2022 Đĩa xôi gấc dẻo thơm, đẹp mắt với màu đỏ tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng thường xuất hiện trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình. Nguyên liệu - Gạo nếp: 2kg - Quả gấc chín đỏ: 1 quả - Rượu gạo: 2 thìa - Muối, dầu ăn - Dừa nạo hoặc vừng, nước cốt dừa - Chõ hoặc nồi...