Mắm bò hóc – nét đặc trưng văn hóa ẩm thực người Khmer
Với hương vị đặc biệt, mắm bò hóc góp phần tạo nên nét riêng biệt và độc đáo cho văn hóa của người Khmer nói riêng cũng như vùng sông nước Cửu Long nói chung.
Có lần trà dư tửu hậu, một doanh nhân quê Trà Vinh kể anh thường ăn cơm chung với các nhân viên bán hàng trẻ và phát hiện không bạn nào biết ăn mắm…”toàn là dân miền Tây rặc ri…” anh kể với giọng vừa buồn vừa bực, và nỗi buồn bực ấy có thể hiểu được. Bởi mắm, với nhiều người, là quê hương nguồn cội. Mùi mắm thấm đẫm trong ký ức, định hình khẩu vị và càng khó quên nếu bạn từng trải qua thời khốn khó, lúc cực ăn chỉ có cơm với mắm. Thậm chí nhắc mắm dễ tủi phận nghèo.
Giờ thì khác. Chừng mười năm đổ lại đây, mắm được nhìn nhận khác đi theo trào lưu tôn vinh giá trị bản địa trong bữa ăn. Người ta hay phân tích miếng ngon từ góc nhìn văn hoá để ngợi ca ẩm thực. Và mắm đã lấp lánh hơn, son phấn sang trọng hơn, trở thành đặc sản của nhiều địa phương. Trong thế giới mắm khó bề nếm hết ấy có một cõi riêng, là mắm “bò – hóc” của người Khmer Nam bộ.
“Bò – hóc” hay parhok, có nghĩa là mắm. Mùi vị prahok được khách sành ăn biết tới nhiều phải kể tới món bún nước lèo thành danh. Cô Thảo chủ quán 88 TP. Ngã Bảy cho biết, đã pha mắm sặc Long Mỹ với khoảng 25% prahok cho nồi nước lèo của mình. Còn ở Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi được ăn món bún nước lèo nguyên bản 100% pahok trước cổng chùa Ph’no Rokar, dịch nôm na là “Con gà trên đất giồng”.
Bún nước lèo trước cổng chùa Ph’no Rokar.
Cái sạp nhỏ ven đường ấy bán bún với nước lèo nấu từ prahok, cá lóc đồng rỉa bỏ xương ăn với rau ghém, chanh và ớt thiệt cay. Nghe nói bà cụ đã qua đời, truyền nhân hiện thời là cô con gái và hương vị vẫn như xưa.
Video đang HOT
Để nghe chuyện prahok, chúng tôi tìm gặp bà Thạch Thị Hinh ở thị trấn Kế Sách. Bà Hinh nói tụi nhỏ bây giờ đứa nào ăn cũng biết lựa “bò-hóc” ngon nhưng không chịu làm. Cả xóm này cũng chẳng còn ai làm. Người già mà mất đi chắc “bò-hóc” cũng hết theo luôn.
Bà Thạch Thị Hình muối prahok.
Theo bà Hinh, cá nào muối “bò-hóc” cũng được. Từ cá đồng, cá sông như lóc, trê, chốt, sặc cho tới các loại cá biển nhỏ như cá mồng gà, cá sơn… và phải để cho ươn bằng cách ngâm cá đã làm sạch trong thau nước lạnh qua đêm. Ngày sau vớt đem phơi nguyên một nắng. Khi cá thiệt ráo mới đem bóp muối.
Bà Hinh cho chúng tôi thị phạm muối prahok với mớ cá lóc lớn, được bà cắt khúc, bỏ vô cối, dùng chày “xom” cho thịt cá nhão ra, rồi mới bóp muối trộn chung với cơm nguội.
Bà Hinh cho rằng cơm nguội phơi khô trộn muối mai mốt ra “bò-hóc” thơm hơn.
Prahok bán ở sạp mắm Bà Hai Bông – Hồng Ngự.
Người Khmer không cân đo lượng muối – cá khi làm prahok. Bóp muối trộn cơm nguội cho đến khi con cá cứng lại là đủ muối. Cá lớn phải xom, cá nhỏ dễ ăn muối nên chỉ cần bóp cho thấm muối.
Sau khi ăn muối xong, cá xếp vào hũ, dằn chừng hai ba ngày để cho ra hết nước, thứ nước mà bà Hinh kêu là nước “thúi”. Bỏ nước này đi và bắt đầu nhận cá lại. Một thời gian dài sau đó nước bổi thơm bắt đầu ứa ra từ cá nổi trên mặt. “Nước này chấm xoài chua ngon lắm!” bà Hinh kể hồi nhỏ bà lén múc nước bổi này rồi rủ bạn bè bẻ xoài chấm ăn. Má bà phải nấu nước muối đổ vô lại nếu không hũ prahok sẽ hư.
Món gỏi chấm prahok sống Nhom kom pứs.
Một chi tiết khác biệt giữa mắm cá đồng của người Việt và prahok của người Khmer là thính và chao. Để giúp lên men, bảo quản và tạo mùi, mắm cá đồng có công đoạn chao với đường hoặc chè và thính gạo rang, trong khi bò – hóc không thính cũng không chao, có phần cực công lúc đầu, sau đó chỉ chờ ngấu chín là ăn. Thường phải giáp năm mới ngon.
Chúng tôi được mời ăn prahok sống với món gỏi Nhom kom pứs, gồm bắp chuối trộn chung với tép trấu và da heo luộc. Prahok bằm nhuyễn với sả, tỏi ớt, nhấn nhá thêm lá chúc, pha thêm cơm mẻ, sền sệt màu trắng đục… là món nước chấm lần đầu nếm thử. Nếu bạn đã biết ăn mắm thì bò- hóc kiểu này sẽ thơm ngon lạ miệng. Càng ngon hơn khi chấm trái bần ổi, một loại bần chỉ sống được trên cạn không có rễ thở như bần chua.
Món canh không thể thiếu prahok tên Xùm-lo.
Prahok dùng để nấu nước lèo, bằm nhuyễn ăn sống hoặc xào mỡ tỏi làm nước chấm, nhưng theo chúng tôi tác dụng phổ biến của hũ prahok trong gian bếp chính là để nêm canh. Bất cứ canh gì, chỉ cần một miếng prahok tô canh sẽ đậm đà hơn. Món “xùm-lo” là canh, dù nấu với ếch, lươn, tôm tép hay cá đồng thì mùi vị “bò-hóc” vẫn là chủ đạo.
Sạp mắm Bà Hai Bông – Hồng Ngự.
Chuyện kể của vị doanh nhân Trà Vinh ở phần dạo đầu có đoạn kết có hậu. Là anh kêu nhà bếp nấu món gì cũng nêm chút mắm, tăng dần mỗi ngày. Kết quả là những nhân viên trẻ của anh biết ăn mắm, thậm chí ghiền mùi mắm.
Sở dĩ xếp prahok vào một cõi riêng bởi không còn nhiều những bà nội trợ biết ủ prahok. Cũng ít thấy bán prahok trừ vài chợ huyện có đông cư dân Khmer như chợ Tri Tôn – An Giang, Trà Cú – Trà Vinh. Trong một lần dạo chợ Hồng Ngự, một chợ mắm có “số má” ở miền Tây, chúng tôi thấy prahok trong hũ nhựa không dán nhãn bày bán ở sạp mắm Bà Hai Bông, bèn hỏi xuất xứ, được trả lời là từ Campuchia chở qua.
Ngọt bùi bánh da lợn, trẻ em, người già đều ưa thích
Với hương vị vừa ngọt ngọt bùi bùi lại còn mềm, bánh da lợn là món bánh quê dân dã, thích hợp cho cả người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Bánh dai, gồm nhiều lớp mỏng như phần bì lợn nên gọi là bánh da lợn. Bánh da lợn giờ đây đã phổ biến ở những vùng miền khác ở nước ta, được dùng để làm món tráng miệng sau các bữa ăn chính hoặc món ăn nhẹ đãi khách.
Về tên gọi của món bánh này đã có không ít tranh luận, bởi không hiểu sao phương ngữ Tây Nam bộ gọi lợn là heo. Có khá nhiều thành ngữ dành có từ này như "ham ăn như heo", có loại bánh mang tên khá vui tai là bánh lỗ tai heo. Vậy mà không hiểu tại sao Tây Nam Bộ lại tồn tại một loại bánh - bánh da lợn, mà không gọi là bánh da heo.
Bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân miền Tây sông nước. Ảnh minh họa: IT
Để làm bánh, người ta lấy gạo ngâm mềm tẻ nước rồi xay nhuyễn, cho đường vào xay chung, rồi với bột, bồng lại, dằn khô. Sau đó nhồi bột với nước lạnh cho đến một độ loãng vừa phải. Hết công đoạn xay bột thì đến nấu đậu xanh giả nhuyễn pha với bột để làm nhân bánh, nạo dừa vắt nước cốt, giã lá dứa. Từng công đoạn đều phải làm một cách hết sức có kinh nghiệm mới cho ra xửng bánh thơm ngon, đậm đà như ý.
Để có những lớp bánh màu khác nhau, người ta chia ra làm ba bốn phần bằng nhau. Phần để nguyên, bột có màu ngà vàng của đường; phần đâm lá dứa lấy nước hòa vào cho bột có màu xanh; phần hòa với nước trái gấc cho bột có màu đỏ...
Chuẩn bị xong hết nguyên liệu thì bắt xửng hấp lên bếp, thoa một lớp dầu ăn vào lòng xửng để bánh không bị dính, đổ từng lớp mỏng xen nhau giữa hai loại bột vào xửng hấp. Người làm bánh phải đợi từng lớp bột thật chín mới đổ tiếp lớp bột khác... Cứ thế làm tương tự cho đến khi hết bột thì thôi.
Với loại bánh này nên dùng chỉ, hoặc thanh tre cắt bánh thành những miếng hình thoi. Vì nếu dùng dao cắt, bánh sẽ bể, lớp này quện qua lớp kia, nhìn mất ngon.
Có lẽ với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngọt và vị thơm đặc trưng của các loại thực vật tạo màu cho miếng bánh. Bánh da lợn, loại dân dã từ trẻ con đến người già, người ăn chay hay ăn mặn đều ưa thích. Có lẽ vì thế mà bánh da lợn luôn có mặt và gắn bó với đời sống văn hóa của người bình dân miền Tây sông nước.
Bánh hẹ Tân Châu: Đơn giản nhưng thơm ngon quên lối về Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng trải qua bàn tay khéo léo của người nấu, bánh hẹ Tân Châu đã trở thành món ăn đặc sản của vùng đất Thất Sơn với đủ hương vị thơm, ngon, béo, bùi... Có dịp về vùng đất Thất Sơn (An Giang), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có...