Mali rút khỏi lực lượng chống thánh chiến G5 Sahel
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, chính quyền quân sự ở Mali ngày 15/5 tuyên bố nước này rút khỏi lực lượng quân sự chống thánh chiến của khu vực G5 Sahel – được thành lập cùng với Mauritania, Cộng hòa Chad, Burkina Faso và Niger.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở thủ đô Bamako sau khi nổ ra cuộc binh biến do một nhóm binh sĩ tiến hành, ngày 18/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố nêu rõ Mali “rút khỏi tất cả các cơ quan và thể chế của G5 Sahel, bao gồm cả lực lượng chung chống thánh chiến”.
G5 Sahel được thành lập năm 2014 và lực lượng chống thánh chiến của nhóm này ra mắt vào năm 2017.
Theo kế hoạch, nhóm G5 Sahel tiến hành một hội nghị cấp nguyên thủ quốc gia vào tháng 2/2022 tại thủ đô Bamako của Mali để đánh dấu bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch nhóm của nước này. Tuy nhiên, gần 4 tháng sau khi nhiệm kỳ được chỉ định, hội nghị này vẫn chưa diễn ra.
Tuyên bố của chính quyền quân sự Mali chỉ trích tình trạng thiếu tiến bộ trong cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến và việc G5 Sahel không tổ chức các hội nghị gần đây của nhóm ở Mali. Tuyên bố cũng bác bỏ lập luận của một quốc gia thành viên G5 Sahel viện dẫn tình hình nội bộ ở Mali để phản đối vị trí chủ tịch nhóm của nước này.
Kể từ ngày 9/1 vừa qua, Mali trở thành mục tiêu của một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao từ các quốc gia Tây Phi sau các cuộc đảo chính vào tháng 8/2020 và tháng 5/2021 ở nước này.
Chính phủ Mali lựa chọn quá trình chuyển đổi kéo dài 2 năm trong khi Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) thúc giục Bamako tổ chức các cuộc bầu cử trong tối đa 16 tháng.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại về tình hình an ninh đang xấu đi nhanh chóng ở Sahel, trong đó các cuộc đảo chính quân sự làm suy yếu năng lực hoạt động của lực lượng trong khu vực.
Côte d'Ivoire phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1
Ngày 18/8, nhà chức trách Côte dIvoire cho biết đã phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N1 độc lực cao bùng phát ở gần thành phố Abidjan, trung tâm thương mại của quốc gia này.
Theo Bộ Chăn nuôi và Nguồn lực thủy sản của Côte dIvoire, nhà chức trách đã phát hiện chủng cúm này trong các mẫu xét nghiệm tại các trang trại ở vùng Grand Bassam, cách Abidjan 42 km. Việc xét nghiệm được thực hiện sau khi tại địa phương ghi nhận một số lượng lớn gia cầm bắt đầu chết không rõ nguyên nhân kể từ ngày 20/7.
Hiện nhà chức trách đã ra lệnh cấm vận chuyển gia cầm ra khỏi vùng dịch đồng thời tạm đình chỉ nhập khẩu gia cầm từ các quốc gia đang có dịch. Một số lượng gia cầm ở các vùng gần Grand Bassam đã bị tiêu hủy để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Trước Côte dIvoire, một loạt quốc gia ở Tây Phi mới đây cũng đã xác nhận bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1. Togo và Ghana đã phải tiêu hủy hàng nghìn con gia cầm sau khi phát hiện các ổ dịch hồi tháng 6 và tháng 7 vừa qua. Từ đầu năm đến nay, nhiều trường hợp nhiễm cúm gia cầm cũng được ghi nhận ở Niger, Burkina Faso, Nigeria, Mauritania và Senegal.
Hàng chục dân thường bị sát hại tại Mali Ngày 4/12, giới chức địa phương cho biết các đối tượng nghi là phần tử thánh chiến đã tấn công một xe chở khách ở tỉnh bất ổn Mopti, miền Trung Mali, sát hại ít nhất 30 dân thường. Binh sĩ Mali tuần tra trên đường phố thủ đô Bamako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo các nguồn tin, vụ tấn công xảy ra...