Cường kích ‘lợn lòi’ A-10 đã 40 năm tuổi hạ xe tăng chiến đấu chủ lực bằng ‘hoả thần’
Một cuộc thử nghiệm của Không quân Mỹ cho thấy chiếc máy bay cường kích A-10 hơn 40 năm tuổi có thể hạ gục cả những chiếc xe tăng hiện đại bằng “hoả thần” 7 nòng.
Khẩu GAU-8 Avenger ở ngay mũi chiếc A10 có thể bắn khoảng 3.900 phát mỗi phút. Ảnh: Insider
Không quân Mỹ đã chứng minh rằng A-10 Thunderbolt II, một máy bay hỗ trợ tầm gần đã phục vụ hơn 40 năm, có thể hạ gục các loại xe tăng hiện đại được trang bị lớp giáp cải tiến bằng khẩu pháo điện 7 nòng uy lực của nó.
Theo tờ Insider, hồi tháng 2, Không quân Mỹ đã thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên tại Trường huấn luyện và Thử nghiệm Nevada, trong đó các cặp A-10C đã bắn những loạt đạn xuyên giáp chống lại các xe tăng chiến đấu chủ lực được bọc lớp giáp phản ứng nổ (ERA), một lớp bảo vệ dành cho các loại xe bọc thép hiện đại, nhằm làm giảm thiệt hại từ những loạt đạn bắn tới.
Sau khi thử nghiệm, các nhà phân tích đã kiểm tra video, ảnh và xe tăng mục tiêu để xác định thiệt hại do chiếc “Lợn lòi” gây ra và họ xác định rằng phương tiện này đã bị vô hiệu hoá.
Không quân Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm đã “chứng minh rằng các phương tiện bọc thép hiện đại được trang bị Giáp phản ứng nổ rất dễ bị tổn thương trước khẩu pháo điện của A-10C Thunderbolt II”.
A-10 Thunderbolt II, thường được gọi là “Lợn lòi” vì đôi khi xuất hiện với những chiếc răng được sơn trên mũi – có lẽ nổi tiếng nhất với GAU-8 Avenger, một khẩu pháo đa nòng 30 ly ấn tượng nhô ra từ mũi máy bay có thể bắn 3.900 viên đạn mỗi phút, tạo ra tiếng ồn rất lớn.
Video đang HOT
“Một khẩu pháo A-10 điển hình sử dụng 120 băng đạn, có nghĩa là một chiếc A-10 có khả năng bắn từ 9 đến 10 mục tiêu trước khi hết đạn”, Thiếu tá Kyle Adkison, sư đoàn A-10C của Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá 422 cho biết trong một thông cáo báo chí. Ông nói tiếp: “Để chống lại các lực lượng lớn trên thực địa, đội hình A-10 có khả năng tấn công gần 40 xe bọc thép với đạn 30 ly. Đó là một lượng hỏa lực đáng kể.”
Lực lượng không quân Mỹ đã thử nghiệm máy bay cường kích A-10 biệt danh “Lợn lòi” tấn công xe tăng chiến đấu chủ lực với lớp giáp phản ứng nổ.
Tuyên bố của Lực lượng Không quân Mỹ cũng cho biết “A-10 có thể tiếp tục cung cấp nhanh chóng hỏa lực khổng lồ với tác động tàn phá các phương tiện của đối phương trong môi trường có nhiều tranh chấp”. Nhưng bất chấp năng lực của “Lợn lòi”, Không quân Mỹ đã tìm cách cho dòng máy bay này nghỉ hưu từ năm 2015 để giải phóng vốn cho các dự án khác. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ đã bị Quốc hội ngăn cản nhiều lần.
“Không một thành viên Quốc hội nào muốn mất, hoặc im lặng và âm thầm để mất một phi đội máy bay hoặc một năng lực khỏi tiểu bang hoặc quận của họ”, ông Deborah Lee James, một thư ký của Không quân Mỹ nói.
Chiếc A-10 được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970 và là máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ tầm gần cho lực lượng mặt đất. Không quân Mỹ cho biết họ có kế hoạch tiếp tục thử nghiệm các loại bom, đạn khác chống lại các phương tiện bọc thép.
Cường kích A-10 với tạo hình răng lợn lòi.
Bắt đầu từ năm 1972, quân đội Mỹ nhận thấy lực lượng này cần một loại cường kích cơ chuyên phục vụ mục đích tấn công mặt đất. Không quân Mỹ khi đó chỉ có ba lựa chọn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đầu tiên là F-4 Phantom, tiếp đó là F-111 và cuối cùng là A-1 Skyraider. Chiến đấu cơ F-4 Phantom và F-111, vốn được thiết kế để không chiến, có khả năng tiếp cận và tấn công mục tiêu mặt đất rất kém, dễ bị bắn gục bởi hoả lực cá nhân khi bay ở độ cao thấp. Còn với A-1 Skyraider, đây vốn dĩ là loại cường kích ra đời từ thập niên 40 nên cũng không còn là sự lựa chọn tốt.
A-10 Thunderbolt II ra đời để lấp vào vị trí còn trống trong tác chiến không đối đất của không quân Mỹ, khắc phục được hoàn toàn những điểm yếu của F-4, F-111 khi tham gia cường kích. Nó được thiết kế để chịu đựng hoả lực mặt đất với phần động cơ và khoang lái được bọc giáp tốt. Đây là điều tối quan trọng vì muốn tấn công chính xác, máy bay phải bay càng gần mặt đất càng tốt. Tuy nhiên bay càng thấp, máy bay càng dễ bị vũ khí bộ binh tấn công.
Một điểm nữa để có thể tăng được khả năng tấn công chính xác mục tiêu đó là máy bay phải có tốc độ bay càng chậm càng tốt. Sải cánh rộng của A-10 cho phép nó bay được với tốc độ tối thiểu chỉ 220 km/h – đủ chậm để tấn công mục tiêu mặt đất một cách chính xác nhất.
Chính những đặc điểm thiết kế có phần thực dụng và cực kỳ quan trọng đó đã biến A-10 Thunderbolt thành cường kích cơ quan trọng bậc nhất của không quân Mỹ sau này, đáp ứng được gần như mọi nhu cầu tham chiến không đối đất của các lực lượng lục quân.
Cường kích A-10 cũng có khả năng mang theo tên lửa không đối không để tự vệ trước phản lực hoặc trực thăng đối phương. Khả năng mang vũ khí của A-10 tối đa có thể lên tới 7,2 tấn các loại dưới 11 giá treo.
Trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp và dự kiến sử dụng A-10 Thunderbolt cho nhiệm vụ cường kích thêm hàng chục năm nữa – trước khi F-35 có đủ khả năng để tiếp quản nhiệm vụ của loại cường kích cơ này.
Thay đổi chính sách, Đức đồng ý chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Đức cuối cùng đã chính thức chấp thuận chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine sau nhiều tuần trì hoãn, một nhà lập pháp cấp cao của chính phủ nước này cho biết ngày 26/4.
Đức sẽ cung cấp 50 hệ thống phòng không Gepard cho Ukraine. Ảnh: Daily Mail
Hãng tin Interfax dẫn nguồn nhật báo Sueddeutsche Zeitung đưa tin ngày 26/4 rằng Đức đang chuẩn bị cung cấp cho Ukraine khoảng 50 tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard. Nghị sĩ Johannes Vogel thuộc đảng Dân chủ Tự do cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã công bố thông tin trên tại cuộc gặp quan chức các nước đồng minh, ở căn cứ không quân Ramstein trong cùng ngày.
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải đối mặt với những chỉ trích từ trong và ngoài nước về việc chính phủ của ông không chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng Đức đã đề nghị cung cấp Gepard cho Ukraine từ tháng 2, nhưng đã bị chính phủ của Thủ tướng Olaf ngăn cản. Các chuyên gia nhận định điều này đã làm giảm uy tín của Đức trên trường quốc tế và dẫn đến những hoài nghi về cam kết của nước này đối với an ninh châu Âu.
Gepard được phát triển lần đầu vào những năm 1960. Trong nhiều thập kỷ, loại vũ khí này đã trở thành "xương sống" của lực lượng phòng không Đứcsau nhiều lần nâng cấp hệ thống radar và nhắm mục tiêu.
Được chế tạo theo khung của xe tăng Leopard 1, Gepard được trang bị hai khẩu pháo 35mm có thể tiêu diệt máy bay và tên lửa hành trình. Loại xe tăng này cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt máy bay không người lái và đối phó với các mục tiêu trên mặt đất. Các mẫu Gepard sau đó đã được trang bị thêm tên lửa phòng không Stinger, nhưng không rõ liệu chúng có phù hợp với loại được cung cấp cho Ukraine hay không.
Quân đội Đức đã loại biên mẫu pháo này từ năm 2010 để chuyển sang loại Wiesel 2 Ozelot hiện đại hơn được trang bị tên lửa theo tiêu chuẩn. Đức cho biết những chiếc Gepard được cung cấp cho Ukraine dự kiến sẽ đến từ các kho dự trữ không được sử dụng kể từ khi Ozelot đi vào hoạt động.
Hồi tháng 2, công ty vũ khí Krauss-Maffei Wegmann của Đức cho biế họ sẵn sàng cung cấp 50 tổ hợp Gepards cho Ukraine nếu chính phủ liên bang cho phép. Song Thủ tướng Scholz đã phản đối kế hoạch này vì cho rằng sẽ mất nhiều thời gian để đào tạo các binh sĩ Ukraine cách sử dụng hệ thống này.
Nhưng áp lực ngày càng gia tăng đối với Đức về việc thay đổi chiến lược, đặc biệt là kể từ khi các quốc gia - dẫn đầu là Mỹ và Anh - bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev nhằm đối phó với chiến dịch quân sự tại Ukraine. Lập trường của Thủ tướng Scholz đã khiến ông bị cáo buộc hỗ trợ Nga và phá hoại an ninh châu Âu.
Mỹ đã dẫn đầu nỗ lực chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine trong những tuần gần đây. Nước này đã gửi pháo tầm xa và hàng nghìn loại đạn dược, máy bay trực thăng và máy bay không người lái cảm tử cho Ukraine. Washing cũng đã đồng ý gửi xe tăng từ thời Liên Xô và các loại vũ khí khác cho Kiev.
Slovakia và Cộng hòa Séc cũng đã gửi xe tăng tới Kiev, trong khi Anh đã đạt được thỏa thuận với Ba Lan cung cấp xe tăng Challenger cho Ukraine. Theo đó, Warsaw gửi các mẫu T-72 của họ đến tham gia chiến dịch quân sự. Pháp và Canada cũng đã đồng ý cung cấp pháo tầm xa và vũ khí chính xác cho Ukraine.
Chuyên gia quốc tế: Quân đội Nga mắc sai lầm trong tác chiến trên chiến trường Ukraine Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã bước sang tháng thứ 3. Nhân dịp này, giới chuyên gia quân sự quốc tế đã nhìn lại những "sai lầm" của quân đội Nga trong thời gian qua. Giới chuyên gia cho rằng, dù Nga ban đầu mở cuộc tiến công trên nhiều mặt trận, họ đã không thể giành được thế thượng phong ở...