Malaysia thề tiếp tục tìm hành khách MH370 ’sống sót’
Bộ trưởng Giao thông Malaysia vào ngày 29.3 cam kết vẫn tiếp tục tìm kiếm “những người sống sót” từ chiếc máy bay MH370, ba tuần sau khi máy bay rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein – Ảnh: Reuters
“Bất kể vụ việc có ra sao đi nữa, chúng tôi sẽ cầu nguyện, hy vọng và tiếp tục tìm kiếm người sống sót”, AFP dẫn lời ông Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Giao thông Malaysia, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Kuala Lumpur vào ngày 29.3.
Được biết, vào hôm 24.3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng dữ liệu từ vệ tinh cho thấy chiếc máy bay Boeing 777 chở theo 239 người của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Hishammuddin, người đại diện cho chính phủ Malaysia để phát biểu trước công chúng về các thông tin liên quan đến chiếc MH370, trước đó đã nói rằng khả năng có người sống sót là mong manh.
“Tôi không thể cho họ (thân nhân hành khách và phi hành đoàn) niềm hy vọng giả tạo”, Bộ trưởng Giao thông Malaysia cho biết ngày 29.3.
“Điều tốt nhất mà chúng tôi có thể làm đó là cầu nguyện và xử sự nhạy cảm với họ, chúng tôi sẽ cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể”, ông Hishammuddin nói.
Theo TNO
Mỹ, Úc triển khai tàu ngầm tìm MH370
Nhằm đẩy nhanh tiến độ tìm tung tích chiếc máy bay mất tích của Malaysia, hải quân Mỹ đã triển khai một thiết bị lặn không người lái tới Ấn Độ Dương, trong khi Australia đã điều động một tàu ngầm.
Thiết bị lặn không người lái Bluefin-21 của hải quân Mỹ
Thông tin được đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đăng tải. Theo đó hải quân Mỹ sẽ điều một thiết bị lặn không người lái có thể lặn sâu 4500m tới Ấn Độ Dương.
Đây là thiết bị do tập đoàn Bluefin Robotics sản xuất, được trang bị với camera có thể ghi nhận hình ảnh tĩnh của mọi vật thể dưới nước. Sau mỗi đợt tìm kiếm, thiết bị này sẽ được đưa lên boong tàu để chuyển dữ liệu cho 8 nhà thầu và hai sỹ quan hải quân phân tích.
Đây mới chỉ là lần thứ hai hải quân Mỹ sử dụng cỗ máy này vào nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Trước đó hồi năm ngoái, nó đã được triển khai để tìm một chiếc chiến đấu cơ F-15 bị rơi trên bờ biển Nhật.
Chiếc Bluefin-21 được lắp pin lithium-polymer có thể hoạt động liên tục suốt 25 giờ. Thiết bị này cũng được trang bị một bộ phát hiện tín hiệu hộp đen máy bay, vốn được gắn pin và có thể hoạt động 30 ngày liên tục.
Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích hiện tại đang dựa trên những hình ảnh vệ tinh chụp tại các khu vực nghi có mảnh vỡ của máy bay. Tuy nhiên không một ai có thể xác định liệu đây có đúng là mảnh vỡ của MH370 hay không. Nếu dữ liệu được xác nhận, hành lang tìm kiếm sẽ được thu hẹp đáng kể.
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, chuẩn đô đốc John Kirby, thì "để công nghệ này phát huy tác dụng, chúng ta cần phải có một vùng đáy biển nhất định cần quan sát. Chúng ta phải cung cấp cho nó một vài thông số mà hiện tại vẫn chưa có những thông số đó".
Theo Dantri
Malaysia tính rà soát biển sâu tìm MH370 sau thời hạn 30 ngày Malaysia sẽ xem xét khả năng rà soát và cứu hộ biển sâu sau thời gian 30 ngày khi hộp đen của chuyến bay mất tích MH370 ngừng phát tín hiệu, quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết. Khu vực tìm kiếm mới giờ đây cách thành phố Perth khoảng 1.850 km. Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày...