Malaysia sắp có hãng xe nội địa thứ ba
Một số hình ảnh ban đầu hé lộ nguyên mẫu “ôtô quốc gia thứ ba” – một chiếc sedan cỡ B, ngay sau khi nước này ra chính sách mới.
Trong ảnh, xe phủ vải đen, chỉ để lộ một bên đèn pha và một bên đèn hậu. Màu sơn đen. Đèn pha tích hợp dải đèn ban ngày LED mảnh. Một phần viền mạ crôm lộ ra khỏi lớp vải phủ và nằm sát đèn pha, cho thấy lưới tản nhiệt có thể cỡ lớn.
Một số đường nét thiết kế đáng chú ý khác gồm ba-đờ-sốc gờ nổi, tích hợp bộ tách gió trước. Dải đèn LED thay cho đèn sương mù thông thường.
Mẫu xe mới hé lộ một phần thiết kế đèn pha, và vẫn là bản nguyên mẫu, chưa phải bản thương mại. Ảnh: Paultan
Xe do DreamEdge, một dịch vụ công nghệ kỹ thuật số có trụ sở ở Cyberjaya, bang Selangor, giới thiệu hôm 21/2, tại buổi công bố Chính sách ôtô quốc gia 2020 (NAP 2020). DreamEdge cũng là hãng tham vấn cho Dự án ôtô quốc gia mới (NNCP).
Video đang HOT
NAP 2020 được chính Thủ tướng Mahathir Mohamad công bố. Được nâng cao từ NAP 2014, chính sách mới nhắm mục tiêu đưa Malaysia thành quốc gia đi đầu trong khu vực về sản xuất, kỹ thuật và công nghệ, cũng như đảm bảo phát triển bền vững ngành công nghiệp ôtô.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (giữa) tại buổi lễ công bố Chính sách ôtô quốc gia mới. Ảnh: Bernama
Đặc biệt, NAP 2020 sẽ hỗ trợ các dự án xe hơi quốc gia, đồng thời tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư và sản lượng của Malaysia trong ngành công nghiệp này. Chính sách mới đồng thời xác định lại việc phân hạng xe hơi quốc gia để phù hợp với hãng xe nội địa thứ ba, sau khi Proton đã bán gần 50% cổ phần cho hãng xe Trung Quốc Geely, và 35% cổ phần của Perodua thuộc về Daihatsu của Nhật.
Proton, hãng xe nội địa đầu tiên, từng thuộc sở hữu của chính phủ thông qua quỹ đầu tư quốc gia. Ngược lại, hãng xe mới – đang trong giai đoạn sản xuất xe nguyên mẫu – sẽ thuộc sở hữu tư nhân.
Thủ tướng Mahathir giải thích: “Chính phủ sẽ không đầu tư. Chúng tôi đang đề nghị khu vực kinh tế tư nhân tham gia sản xuất ôtô, không chỉ cho Malaysia mà cho cả các quốc gia khác”.
Nắp cốp dường như cũng viền crôm. Ảnh: Paultan
Chính sách mới cũng nêu các tiêu chuẩn để sản xuất các mẫu xe mới với khả năng kết nối và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), giới thiệu các mẫu xe thế hệ tiếp theo vào năm 2025, trong phân khúc mà những quốc gia như Trung Quốc và Mỹ đang dẫn đầu.
Trung Quốc đang vươn lên hàng đầu nhờ những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ lái tự động từ những “gã khổng lồ” Internet như Baidu, Alibaba và Tencent.
Hiện chưa rõ mẫu xe đầu tiên thuộc thương hiệu mới sẽ sử dụng động cơ gì. Chiếc sedan có thể dùng động cơ xăng thông thường hoặc hệ thống hybrid, nhưng công nghệ là của đối tác Daihatsu.
Phiên bản nguyên mẫu dự kiến ra mắt trong vài tháng tới, trong khi bản thương mại có thể vào tháng 3/2021, và lịch sản xuất sẽ là nửa đầu 2022. DreamEdge lên kế hoạch bán ít nhất 3.000 xe mỗi tháng, hoặc tối thiểu 36.000 xe trong vòng 12 tháng.
Theo Paultan
Cận cảnh Mazda CX-5 Turbo 2019, giá gần 1 tỷ đồng
Mazda CX-5 Turbo 2019 vừa được ra mắt tại Malaysia với giá 176.899 Ringgit (tương đương 977,40 triệu đồng). Dưới đây là clip cận cảnh và một số thông tin về mẫu SUV này.
Mazda CX-5 Turbo 2019 được trang bị động cơ xăng 4 xi lanh tăng áp với dung tích 2,5 lít. Động cơ này sản sinh công suất tối đa 228 mã lực tại 5.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 420 Nm tại 2.000 vòng/phút.
Mazda CX-5 Turbo 2019. Ảnh: Paultan.
SUV này được trang bị hộp số tự động 6 cấp SkyActiv-Drive kết hợp cùng hệ dẫn động bốn bánh i-Activ. Mức tiêu thụ nhiên liệu ở chu trình kết hợp là 8.2 lít/100 km.
Theo Motoring Malaysia/Paultan
Xe chạy điện đầu tiên của Malaysia rục rịch ra mắt Theo tờ Malaysian Reserve, dự kiến những chiếc xe điện đầu tiên của Malaysia sẽ đến tay khách hàng trong quý I/2021, hướng tới mục tiêu cung cấp 50.000 xe cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Ông Tan Sri Kamal Salih, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Malaysia (MIER) cho biết, các nhà phát triển dự án đã hoàn thành...