Malaysia ra mắt nền tảng duyệt web tuân thủ luật Shariah đầu tiên trên thế giới
SalamWeb Technologies của Malaysia vừa cho ra mắt trình duyệt web tuân thủ luật Shariah đầu tiên trên thế giới nhằm kết nối người Hồi giáo dùng internet trên toàn cầu.
SalamWeb dự kiến kết nối người dùng internet Hồi giáo trên toàn cầu
5 sản phẩm kết nối các dịch vụ internet dành riêng cho người Hồi giáo này gồm: SalamProtect, SalamNews, SalamChat, SalamWidgets và SalamSadaqah. Các sản phẩm được thiết kế chu đáo để tối ưu hóa lối sống của người Hồi giáo. Đó là tuyên bố từ SalamWeb Technologies.
Theo đại diện của SalamWeb Technologies, các sản phẩm được phát hành vào ngày 17.1 đã được phê duyệt bởi Hội đồng giám sát Amanie Shariah và Kinh tế kỹ thuật số Hồi giáo của Tập đoàn Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC).
SalamWeb với nhiều tiện dụng cho người dùng internet Hồi giáo - Ảnh: Vernon Chan
Một tính năng quan trọng của trình duyệt SalamWeb là SalamProtect, với bộ lọc nội dung nâng cao được tùy chỉnh theo chuẩn luật Shariah bằng các cảnh báo bằng cắm cờ khi người người dùng truy cập các “nội dung không phù hợp” với người dùng Hồi giáo. Điều này cho phép người dùng tùy chọn tiếp tục hoặc rút khỏi nội dung.
Video đang HOT
Một nền tảng duyệt web tiếp theo SalamSadaqah giúp cho người dùng kết hợp thực hành đạo Hồi Sadaqah (mục đích từ thiện) khi người dùng trải nghiệm duyệt Internet này. “Để khuyến khích cộng đồng trở thành một phần của trải nghiệm SalamWeb, mỗi báo cáo nội dung hoặc tìm kiếm trên web do người dùng thực hiện sẽ được khớp với số tiền quyên góp của SalamWeb. Với SalamSadaqah, người dùng có thể chuyển đổi trải nghiệm Internet hàng ngày của họ sang mục đích từ thiện”, Hasni Zarina-Mohamed Khan, Giám đốc điều hành của SalamWeb Technologies cho biết.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là mang đến cho mọi người sức mạnh để xây dựng một cộng đồng kỹ thuật số và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. SalamWeb nhằm mục đích trao quyền cho người Hồi giáo toàn cầu và giúp họ có một cuộc sống kỹ thuật số phù hợp với giá trị và niềm tin của họ. Chúng tôi tin tưởng cộng đồng những người Hồi giáo đủ mọi màu sắc, chủng tộc và nhiều quốc tịch cùng nhau sử dụng chung nền tảng kỹ thuật số an toàn này”, một đại diện của công ty nói.
Theo Mashable
Hiệp hội Internet Việt Nam: Ảnh hưởng từ sự cố cáp Liên Á đến người dùng không lớn
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình, lần cáp Liên Á gặp sự cố này tuy có ảnh hưởng đến tốc độ truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế, nhưng chưa phải vấn đề lớn.
Các ISP đều đang tích cực bù đắp phần băng thông thiếu hụt.
Theo ông Vũ Thế Bình, thông thường các sự cố liên quan đến cáp biển nhanh thì dưới 1 tuần, không thì vài ba tuần mới có thể được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn kênh truyền
Ngày 12/1/2019, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã cho biết, theo thông tin từ Ban quản trị các tuyển cáp biển quốc tế, sáng ngày 10/1, tuyến cáp quang biển Liên Á - IA đã gặp sự cố lần đầu tiên trong năm nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định do lỗi nguồn cấp cho thiết bị tại trạm cập bờ của tuyến cáp ở Singapore.
ICTnews đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam về mức độ ảnh hưởng của sự cố lần này đến các ISP, người dùng dịch vụ Internet Việt Nam cũng như dự kiến về thời gian xử lý, khắc phục sự cố:
Ở góc độ của Hiệp hội Internet Việt Nam, ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của sự cố này với các ISP, người dùng dịch vụ Internet tại Việt Nam?
Chắc chắn khi một trong những tuyến cáp biển từ Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố, thì Internet Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc tỷ trọng dung lượng của tuyến cáp đó trên tổng dung lượng các hướng quốc tế, và với từng ISP thì phụ thuộc tỷ lệ sử dụng tuyến cáp đó, và thời lượng cần thiết để phục hồi, ứng cứu sau sự cố.
Hiện nay, đa số người dùng Internet có sử dụng 3G/4G với smartphone, online nhiều, nên khi có sự cố cáp biển thì nhiều nhóm người dùng sẽ cảm nhận được ngay về tốc độ truy cập và băng thông có suy giảm. Chí ít có thể cảm nhận vài trang web quốc tế hoặc một hai ứng dụng thấy "chập chờn", và có tính thời điểm.
Lần tuyến cáp quang biển Liên Á gặp sự cố vừa qua theo quan sát của chúng tôi thì có ảnh hưởng đến tốc độ truy cập Internet, nhưng chưa phải vấn đề lớn và các ISP liên quan đã và đang tích cực bù đắp phần băng thông thiếu hụt qua hướng đất liền và các hướng cáp biển còn lại.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.
Hồi cuối năm 2017 đầu 2018, ông cho biết tuyến cáp IA cùng với AAG đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng dung lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế lớn. Đến nay, vai trò của 2 tuyến cáp biển này với kết nối Internet Việt Nam ra toàn cầu đã có thay đổi gì chưa, thưa ông?
Thực tế, trong 2 năm trở lại đây, dung lượng Internet Việt Nam đã được bổ sung thêm qua các tuyến cáp mới là APG (đầu năm 2017) và AAE-1 (đầu năm 2018) nên về lý thuyết tỷ trọng dung lượng qua TGN-IA, AAG giảm đi và Internet Việt Nam sẽ ảnh hưởng ít hơn trước khi có một trong những tuyến cáp quốc tế bị sự cố.
Tuy nhiên, như chúng ta đã trải nghiệm, khi một tuyến cáp bị sự cố, thì người dùng sẽ cảm nhận được sự sụt giảm về chất lượng trong một vài ngày đầu, khi các ISP cần thời gian để phân bổ lại lưu lượng qua các hướng khác, và cũng cần thời gian để tối ưu các hướng. Việc này cũng như phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường vậy, không thể ngay lập tức mọi thứ ổn thỏa ngay.
Hiện lịch khắc phục xong sự cố của cáp Liên Á vẫn chưa có. Song từ kinh nghiệm của mình, xin ông cho biết thường sẽ mất bao lâu để có thể khắc phục xong lỗi cấp nguồn trên tuyến cáp này?
Thông thường các sự cố liên quan đến cáp biển nhanh thì dưới 1 tuần, không thì vài ba tuần. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng trong 2-3 ngày đầu, các ISP sẽ khắc phục dần qua các hướng khác và tối ưu hệ thống, và phần lớn người dùng Internet sẽ cảm thấy sử dụng như bình thường sau 3-4 ngày.
Xin cảm ơn ông!
Liên quan đến việc đảm tính ổn định, an toàn của mạng Internet Việt Nam, thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC cho hay, trong năm ngoái, hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia VNIXX đã được nâng cấp, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính ổn định, an toàn, an ninh và tăng cường khả năng dự phòng cho toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong các sự cố đứt kết nối với các kênh quốc tế, qua đó nhằm hỗ trợ tốt cho các ISP tham gia kết nối. Hiện có tống số 20 ISP đang kết nối tới các điểm của VNIX tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, với tổng băng thông kết nối 269 Gbps, trong đó nhiều doanh nghiệp kết nối dung lượng lớn như CMCTi (51 GB); VNPTNet (50GB), Viettel (42GB).
Theo ITC news
Trung Quốc phóng thành công vệ tinh internet tốc độ cao đầu tiên Sputnik dẫn thông tin từ Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) cho biết Trung Quốc vừa phóng thành công vệ tinh internet tốc độ cao đầu tiên. Trung Quốc tham vọng tạo ra mạng lưới các vệ tinh băng thông rộng để cung cấp internet tốc độ cao nhằm cạnh tranh với các tập đoàn...