Malaysia ngừng trợ cấp giá thịt gà, cảnh báo tình trạng mua tích trữ
Malaysia sẽ ngừng trợ cấp và kiểm soát giá đối với thịt gà kể từ 1/11.
Thịt gà được bày bán tại một khu chợ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP
Bộ trưởng An ninh lương thực và Nông nghiệp Malaysia Mohamad Sabu đã xác nhận thông tin trên. Ông nêu rõ: “Chính phủ quyết định rằng sẽ loại bỏ kiểm soát và trợ cấp giá thịt gà hoàn toàn từ 1/11″. Theo Bộ trưởng Mohamad Sabu, quyết định này được đưa ra sau khi đã cân nhắc đến xu hướng nguồn cung hiện tại và giá cả cũng bắt đầu ổn định.
Mức giá trần hiện tại đối với thịt gà đã sơ chế tiêu chuẩn là 9,4 Ringgit Malaysia (khoảng 48.500 đồng)/kg.
Ông Mohamad cũng cam kết rằng Bộ An ninh lương thực và Nông nghiệp Malaysia sẽ theo dõi giá thịt gà để đảm bảo loại gia cầm này được bán hợp lý.
Video đang HOT
Ông cũng đề cập các biện pháp can thiệp đã được chuẩn bị sẵn sàng đề phòng trường hợp giá gà tăng sau khi quyết định mới bắt đầu có hiệu lực từ 1/11. Ông đã nhắc đến hai chương trình của chính phủ là Jualan Rahmah và Madani Agro Sales được triển khai để giảm bớt ảnh hưởng của chi phí sinh hoạt tăng cao với người dân Malaysia.
Với Jualan Rahmah, hàng chục mặt hàng thực phẩm như trứng, dầu ăn có mức giá thấp hơn thị trường. Trong khi đó, Madani Agro Sales tạo điều kiện để người nông dân và ngư dân bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
Bộ trưởng Mohamad cũng khuyên công chúng không vội vã mua tích trữ gà bởi nhu cầu tăng cao có thể dẫn đến tăng giá cả. Ông cũng nói đến việc nhập khẩu gà ngay lập tức nếu cần thiết.
Vào ngày 13/10, Thủ tướng Anwar Ibrahim đã công bố kế hoạch gỡ bỏ trợ cấp đối với trứng và thịt gà bởi nguồn cung đã ổn định và giá bán lẻ nằm dưới mức giá trần.
FAO kêu gọi chung tay xây dựng thế giới 'không còn nạn đói'
Ngày 16/10, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) phát động tuần lễ kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới (16/10) năm 2023 - sáng kiến nhằm tăng cường an ninh và tính bền vững của hệ thống lương thực toàn cầu.
Người dân làm mát tại đài phun nước trong ngày nắng nóng ở Băng Cốc, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay là "Nước là cuộc sống, nước là thức ăn. Không để ai bị bỏ lại phía sau", trong đó nâng cao nhận thức của người dân thế giới về vai trò của nước, trong bối cảnh tình trạng khai hiếm nước sạch đang ảnh hưởng đến 2,4 tỷ người và tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái và biến đổi khí hậu đang gây tác động nghiêm trọng tới 600 triệu người sống phụ thuộc vào thủy sản.
Buổi lễ phát động của FAO có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, như Tổng thống Italy Sergio Mattarella, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (LHQ) Cindy McCain.
Nhấn mạnh mối liên hệ giữa nước và lương thực, Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) khẳng định: "Không có nước thì không có lương thực. Và sẽ không có an ninh lương thực nếu không có an ninh về nguồn nước".
Theo ông Khuất Đông Ngọc, sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và khủng hoảng khí hậu đều gây thiệt hại cho tài nguyên nước trên toàn thế giới, trong khi lũ lụt và hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến hệ thống nông sản toàn cầu. Ông nhấn mạnh: "Cần tăng tốc hành động nếu chúng ta muốn đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của LHQ".
Trong một thông điệp video, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết Ngày Lương thực thế giới năm nay "diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng lương thực đang diễn ra trên toàn cầu và thế giới đang nỗ lực để chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng". Ông nhận định: "Việc quản lý bền vững nguồn nước cho nông nghiệp và sản xuất lương thực là điều cần thiết để chấm dứt nạn đói, đạt được SDG và bảo tồn tài nguyên nước cho các thế hệ tương lai".
Tối cùng ngày, Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF) lần thứ 3 đã được khai mạc tại thủ đô Rome của Italy, trong đó tập trung thảo luận về việc tăng cường quản lý bền vững tài nguyên nước, thúc đẩy chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, cùng xây dựng thế giới "không còn nạn đói".
Diễn đàn năm nay có chủ đề "Chuyển đổi hệ thống thực phẩm nông nghiệp thúc đẩy hành động vì khí hậu", được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới ngày 20/10. Trong khuôn khổ WFF 2023 sẽ diễn ra Diễn đàn Thanh niên toàn cầu WFF, Diễn đàn Khoa học và đổi mới của FAO và Diễn đàn Đầu tư chung tay của FAO, quy tụ khoảng 10.000 người tham gia trên toàn thế giới để thảo luận về cách giải quyết các vấn đề cấp bách trong hệ thống nông sản và thúc đẩy hành động vì khí hậu.
FAO được thành lập ngày 16/10/1945, hiện có khoảng 183 nước thành viên. Kể từ năm 1981, ngày 16/10 đã được tổ chức này chọn làm Ngày Lương thực thế giới.
Thế giới đứng trước thách thức lớn về an ninh lương thực Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/10 cho hay giá đường trên thị trường toàn cầu trong tháng 9/2023 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 13 năm qua, sau khi sản lượng tại Thái Lan và Ấn Độ giảm bởi ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Người vô gia cư nhận thức ăn...