Malaysia lên án Trung Quốc bay thử nghiệm ở Trường Sa
Malaysia nhấn mạnh hành động bay thử của Trung Quốc sẽ làm cho tranh chấp ở Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn do sự xói mòn lòng tin giữa các nước.
Theo tờ “”New Straits Times”" (Malaysia) ra ngày 12/1, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các chuyến bay thử nghiệm xuống đường băng mà họ xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập đã tạo môi trường không thuận lợi đối với việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Ảnh của Trung tâm Nghiên cứu Không gian Quốc gia (Mỹ) cho thấy đường băng xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập.
Ngày 11/1, Bộ trưởng Anifah nhấn mạnh hành động trên của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và có thể làm cho tranh chấp ở Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn do sự xói mòn lòng tin giữa các nước.
Ông Anifah nhấn mạnh điều quan trọng đối với tất cả các bên là tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tất cả các bên phải tìm cách nâng cao sự hiểu biết chung, tăng cường lòng tin và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể làm gia tăng căng thẳng. Tất cả các bên phải duy trì cam kết nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh rằng nên tiếp tục nỗ lực ở cấp độ khu vực, đặc biệt là ở cấp độ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm duy trì hòa bình trên Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Ngày 2/1 và 6/1/2016, Trung Quốc đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm ra sân bay mà nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước hành động trên của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự; và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”./.
Theo_VOV
Sau Ramadi, Iraq quyết quét sạch IS trong năm 2016
Chính phủ Iraq nhấn mạnh chiến thắng ở thành phố Ramadi là bàn đạp để đẩy lùi IS cũng như giành lại quyền kiểm soát thành trì Mosul và đưa ra "cú đấm thép" với nhóm khủng bố mặc dù giới chuyên gia cảnh báo Iraq chưa thể thoát khỏi IS trong năm 2017.
Sau một tuần chiến đấu, lá cờ Iraq đã được treo trên nóc tòa nhà chính phủ tại thành phố Ramadi hôm 28/12. Chiến thắng tại thành phố Ramadi đánh dấu bước lùi lớn của IS ở Iraq và Syria và ghi nhận sự đóng góp tích cực của Không quân Anh chiến thắng lớn của chính phủ Iraq và Anh, lực lượng đã hỗ trợ trên không cùng với Mỹ.
Quân chính phủ Iraq giành chiến thắng tại thành phố Ramadi hôm 28/12.
"Sự hỗ trợ đắc lực trên không của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh xung quanh Ramadi trong những ngày gần đây đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng tại thành phố này", Telegraph dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond.
Ông Hammond nhấn mạnh việc quân đội Iraq giành lại Ramadi là "thất bại lớn" của IS.
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi thề sẽ giải phóng toàn bộ đất nước khỏi sự kiểm soát của IS trong năm 2016. "Chúng tôi đang tiến tới Mosul và đây sẽ là cú đấm thép với IS", ông al-Abadi nói.
Phát ngôn viên Quốc hội Iraq Salim al-Juburi cũng nhấn mạnh Ramadi sẽ là "bàn đạp" để quân chính phủ tái chiếm thành phố phía tây bắc. Song giới chuyên gia nhận định tuyên bố này là quá vội vàng. Bởi không giống như ở Ramadi, nơi IS chỉ triển khai một lực lượng quy mô nhỏ còn tại Mosul, lực lượng khủng bố lại điều động tới hàng ngàn tay súng thành thạo.
"Mosul sẽ là phần thưởng lớn cho cả hai bên tham chiến và phần thắng thua chưa thể được quyết định trong năm 2016", chuyên gia người Iraq tại Trường Kinh tế London, ông Toby Dodge chia sẻ.
Điều đó đồng nghĩa với việc thành phố Mosul sẽ vẫn nằm trong tay của IS cho tới năm 2017 trong khi quân đội Iraq đã bị suy giảm năng lực nghiêm trọng kể từ khi IS chiếm đóng Mosul trong vòng 18 tháng trước.
Về phần mình, quân chính phủ Iraq cho hay hơn 300 chiếc bẫy đã được IS gài bên trong và xung quanh tòa nhà chính phủ ở thành phố Ramadi.
Dù chính quyền Iraq không công bố con số thương vong sau các trận đánh giành lại Ramadi nhưng theo Telegraph, gần 100 binh sĩ chính phủ Iraq đã bị thương và được chuyển tới bệnh viện ở thủ đô Baghdad hôm 27/12.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
Nga tung bằng chứng gia đình tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ 'làm ăn' với IS Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cùng người nhà của ông đã trực tiếp tham gia kinh doanh dầu trái phép với quân khủng bố IS. Đồng thời, bộ còn nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ là điểm "dừng chân" cuối cùng cho việc buôn lậu dầu mỏ...