Malaysia khẳng định sẽ thúc đẩy soạn thảo COC với Trung Quốc
Malaysia hiện đang là nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Truyền thông Malaysia hôm 12/3 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Hamzah Zainuddin cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ảnh: TTXVN)
Malaysia hiện đang là nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trước đó, nước này đã tổ chức hội nghị ngoại trưởng ASEAN bàn về tranh chấp lãnh thổ tại Sabad hồi tháng 1/2015. Một cuộc thảo luận tích cực về việc thành lập COC cũng đã được tổ chức với sự có mặt của Ngoại trưởng Trung Quốc.
Theo ông Zainuddin, Malaysia sẽ đóng một vai trò tích cực để đảm bảo vấn đề trên được thảo luận một cách toàn diện, do đó tất cả hoạt động của các bên liên quan phải được thực hiện một cách hòa bình, kể cả Trung Quốc.
Video đang HOT
Trước đó, ông Zainuddin cũng cho biết Malaysia có thể nâng cao hình ảnh của đất nước mình thông qua việc thực thi vai trò thúc đẩy giải quyết những vấn đề hiện nay tại khu vực Đông Nam Á trên cương vị Chủ tịch luân phiên.
Hiện ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán soạn thảo COC, văn bản quan trọng đối với các bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông cũng như nhằm cụ thể hóa việc thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002./.
Theo Vũ Hợp/VOV- Trung tâm Tin/ theo Bernama
Học giả Bỉ: "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý
Trang tin điện tử EPI ngày 11/3 đã đăng một bài viết về hội thảo chủ đề Biển Đông vừa được Đại học Tự do Brussels (ULB) tổ chức ở thủ đô Brussels của Bỉ.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập mà nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bài báo cho biết với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế," hội thảo do giáo sư luật Erik Franck, thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) chủ trì và quy tụ hơn 100 học giả là các luật gia về biển, nguyên thẩm phán tòa án quốc tế về luật Biển, các nhà nghiên cứu Biển Đông hàng đầu thế giới hiện nay, cùng các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Bộ ngoại giao Bỉ.
Các học giả đặc biệt quan tâm tới yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đưa ra từ năm 2009 và nhận định rằng "đường lưỡi bò" hoàn toàn thiếu các cơ sở pháp lý và cho đến nay Trung Quốc cũng chưa viện dẫn được tài liệu nào để chứng minh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận theo 4 chủ đề về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, lưu thông hàng hải, đảo và quần đảo và cuối cùng là các tranh chấp và giải pháp.
Theo bài báo, tại phiên bàn thảo về đánh bắt nguồn lợi hải sản, tiến sỹ Friedrich-Wieland, Trưởng bộ phận pháp lý thuộc Tổng vụ biển và đánh bắt hải sản của Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông đang bị khai thác cạn kiệt, tác động đến môi trường mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc thiếu phân định rõ ràng về chủ quyền.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác của các bên liên quan, tránh các hành động đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Những xáo trộn tại Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến giao thương hàng hải quốc tế, trong đó có lợi ích của châu Âu bởi 25% hàng hóa của EU được vận chuyển qua khu vực này.
Các hành động đơn phương cải tạo đảo hay thay đổi nguyên trạng các khu vực đang tranh chấp của Trung Quốc có thể đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, sự ổn định của khu vực cũng như không được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Bài báo nhấn mạnh các luật gia về biển cho rằng khi Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) chưa thể xử lý được vấn đề chủ quyền thì giải pháp đàm phán ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu, trong đó cần nhấn mạnh vai trò của ASEAN và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Việt Nam hay những nước như Philippines, Malaysia, Indonexia... cần nghiên cứu và tiếp tục viện dẫn luật pháp quốc tế để nêu quan điểm, yêu cầu bên liên quan giải quyết một cách bình đẳng trên cơ sở luật quốc tế.
Các luật gia cũng đặc biệt quan tâm đến diễn biến vụ kiện tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc mà kết quả dự kiến sẽ được đưa ra vào đầu năm 2016. Vụ kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng để có thể xây dựng quy tắc ứng xử giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Bài báo kết luận Biển Đông là một vấn đề chiến lược hàng đầu đối với các quốc gia Đông Nam Á liên quan và đối với cả Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, nơi đây diễn ra các tranh chấp lãnh hải với những tuyên bố gây tranh cãi của các quốc gia vì Biển Đông chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thực tế và tiềm năng.
Mức độ địa chiến lược của vấn đề này đã vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á và có sự tham gia ngày càng tăng của các cường quốc nước ngoài.
Bài báo kết luận trong khi các tranh chấp có thể leo thang trong khu vực và trên toàn thế giới thì việc tìm kiếm một giải pháp đàm phán và giải quyết tranh chấp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành 'pháo đài quân sự'? "Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại... Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời." LTS: Bồi đắp các bãi ngầm hay...