Maggie MacDonnell: Người thầy dũng cảm của đất nước Canada
Thầy cô là những người đam mê được cống hiến, được hỗ trợ cho những đứa trẻ khát khao biết đến con chữ, để có thể nhờ đó mà các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cô Maggie MacDonnell là một giáo viên như thế.
Cô Maggie MacDonnell là giáo viên của ngôi trường Ikusik thuộc ngôi làng Salluit xa xôi hẻo lánh trong vùng Bắc Cực lạnh giá của Canada với nhiệt độ thường ở mức âm 25 độ C. Salluit cũng là một ngôi làng nhỏ với chưa đầy 1.000 cư dân, hầu hết là những người Eskimo bản địa và hoàn toàn bị cách ly với bên ngoài, người ta chỉ có thể đến ngôi làng bằng máy bay mà thôi. Đó cũng là một trong những lý do khiến cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng thiếu thốn và nguồn lực bị hạn chế.
Khi chuyển đến sống tại ngôi làng xa xôi này vào 6 năm trước, cô MacDonnell đã bị ám ảnh khi chứng kiến những vụ tự tử, cảnh những cô cậu học trò đào hố chôn thi hài bạn mình dưới đất lạnh và đặc biệt là những chiếc bàn trống trong lớp học ngày một nhiều hơn.
Theo cô MacDonnell, chỉ trong năm 2015, có 6 vụ tự tử được ghi nhận ở Salluit, tất cả là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi, tuy nhiên con số thực chất còn khủng khiếp hơn và có những đứa trẻ phải dự tới 40, 50 đám tang trong cuộc đời mình.
Cô kể: “Tôi đã chứng kiến 10 vụ tự tử chỉ trong vòng hai năm. Khi rời nhà thờ và đến nghĩa địa, tôi bị ám ảnh với khoảnh khắc những thanh thiếu niên Canada, bạn học của người quá cố, đào hố và chôn vùi thi thể dưới đất lạnh. Tôi đến trường vào ngày hôm sau và trong lớp học có một chiếc bàn trống cùng sự tĩnh lặng đến tột cùng”.
Một trong những nguyên nhân khiến nơi đây có quá nhiều người tự tử vì nhiều gia đình ở đây rơi vào tình trạng khó khăn, ngập trong rắc rối. Tình trạng uống rượu, hút thuốc phiện và bạo lực diễn ra trong nhiều thập kỷ cộng thêm điều kiện kinh tế khó khăn khiến những đứa trẻ ở đây ít được đến trường hoặc đến trường với tiếng xấu vì gia đình liên quan đến ma túy.
Tình trạng phân biệt giới tính ở vùng này cũng rất rõ rệt. Những bé gái thường phải chăm lo công việc ở nhà nên hay nghỉ học sớm, nhiều em bỏ học trước khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Cuộc sống của nhiều gia đình ở đây càng lúc càng bế tắc, tỷ lệ tự tử cao đến mức khiến Chính phủ Canada đã phải tổ chức một cuộc họp khẩn để tìm giải pháp.
Cô MacDonnell cho biết, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm tệ nạn xã hội làm cho cuộc sống của người dân nơi đây thiếu thốn, nghèo đói, thiếu nhà ở. Tình trạng thiếu nhà khiến nhiều thế hệ trong các gia đình ở Salluit thường sống chung nhà không chỉ dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình, mà còn biến nó thành nơi thiếu an toàn cho những đứa trẻ… Nghe thật khó tin, nhưng cô MacDonnell nói rằng nhiều học sinh của cô không dám về nhà vào buổi tối vì sợ phải tiếp xúc với ma túy và bạo lực.
Larry, 19 tuổi, một trong những học sinh của cô MacDonnell chia sẻ: Môi trường ở chung rất phức tạp. Em phải sống chung với 18 người trong một căn nhà 4 phòng ngủ và không dám về nhà vì sợ bị lây nghiện ma túy với những người ở chung. Thức ăn thì luôn thiếu thốn và hầu như ngày nào cũng có đánh nhau.
Quả thực nếu cứ tiếp xúc với những người nghiện ma túy và bạo lực, chắc chắn cuộc sống của các em cũng sẽ “dính” với nó, sẽ bị stress, sẽ bỏ học, trở thành kẻ buôn bán ma túy kiếm tiền, thành kẻ nghiện ngập, và cũng có thể tự tự nữa… Quá nhiều nỗi đau, quá nhiều những vấn đề xã hội phức tạp phủ bóng lên cộng đồng người ở vùng Bắc Cực này.
Lo lắng về tương lai tăm tối của các em, cô MacDonnell quyết tâm phải làm gì đó để có thể thay đổi lớp trẻ ở đây, mang lại tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ vùng Salluit.
Từng là người huấn luyện các chương trình thanh thiếu niên và làm việc 5 năm ở châu Phi trước khi quyết định trở về Canada để dạy các cộng đồng bản địa, ngay lập tức cô MacDonnell nhận ra rằng một chương trình giáo dục tiêu chuẩn là hạn chế và không liên quan đến học sinh của cô. Chính vì thế ngay từ khi về trường, cô MacDonnell chuyển từ việc tiếp cận vấn đề sang giải pháp.
Cụ thể cô đã thiết lập chương trình đào tạo kỹ năng sống đặc biệt dành cho các bé gái. Bên cạnh đó, cô cũng đưa các em trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại nhà ăn công cộng, tham dự tập huấn phòng chống tự tử và đi bộ xuyên qua các vườn quốc gia để hiểu cách quản lý môi trường. Cô còn dạy các em những kỹ năng dễ học để có thể trở thành bà mẹ tốt.
Cô cho biết học sinh của cô thường sinh con khi còn khá trẻ, hầu hết là 18 hoặc 19 tuổi. Vì thế kỹ năng làm mẹ thực sự hữu ích cho các học sinh nữ ở nơi đây của cô. Không những thế cô MacDonnell còn thành lập một trung tâm thể dục thẩm mỹ và trở thành mẹ nuôi của một số học sinh.
Cô MacDonnell cho rằng một trong những lỗ hổng lớn nhất mà cô thấy với giáo dục trên thế giới là có quá nhiều giáo viên xem lớp học như một không gian tách biệt với cuộc sống hàng ngày của học sinh, bị cắt khỏi cộng đồng, và điều tồi tệ nhất mà giáo viên làm là dạy một khuôn mẫu nào đó mà không cần xem xét nhu cầu của từng học sinh.
Những ám ảnh trong lớp học, sự cảm thông và tình thương yêu dành cho thế hệ trẻ ở Salluit đã giúp cô giáo Maggie MacDonnell làm nên điều kỳ diệu, tăng số học sinh đi học, đặc biệt là tỷ lệ nữ sinh đăng ký vào trường tăng 5 lần, tỷ lệ tự tử giảm…
Với những đóng góp xuất sắc của mình cho ngành giáo dục, cô giáo Maggie MacDonnell không chỉ là người thầy vĩ đại của đất nước Canada mà cô còn được tôn vinh là giáo viên toàn cầu với giải thưởng 1 triệu USD.
Hà Hương
Theo CAND
Tục treo quan tài trên vách đá ở Philippines
Đặt thi thể trong quan tài gỗ rồi treo lơ lửng trên vách đá là tập tục an táng người chết tại vùng núi Sagada, phía bắc Philippines.
Cách đây hơn 2.000 năm, tộc người Igorot tại vùng núi Sagada ở phía bắc của Philippines đã có tập tục an táng những người quá cố trong các cỗ quan tài gỗ và đóng đinh hoặc treo lên vách núi cao. Theo quan niệm của họ, việc chôn cất ở nơi cheo leo sẽ giúp linh hồn người chết về gần với tổ tiên hơn.
Sagada là ngôi làng hẻo lánh nằm cách thủ đô Manila khoảng 8,5 giờ di chuyển. Đây cũng là nơi duy nhất ở Philippines vẫn còn giữ phong tục mai táng cổ xưa trên.
Thông thường, những người già sẽ tự làm cỗ quan tài cho mình rồi khắc hoặc vẽ tên ở bên hông. Xác chết sẽ được đặt lên một chiếc ghế gỗ sau đó quấn lá cây xung quanh rồi phủ một chiếc khăn phía trên. Lễ cầu nguyện cho người chết diễn ra trong nhiều ngày nên xác chết sẽ được hun khói để làm chậm quá trình phân huỷ.
Ảnh: Franziebert.
Khi lễ cầu nguyện kết thúc, thi thể người chết sẽ được đặt vào quan tài trong tư thế chân chạm cằm giống như thai nhi trong bụng. Khi đám rước đến khu mai táng, các thanh niên khoẻ mạnh sẽ trèo lên vách núi và đặt thi thể người chết vào bên trong quan tài gỗ. Sau đó, quan tài được buộc bằng dây và dùng móc kim loại để treo trên vách núi.
Ngày nay, chỉ những người cao tuổi ở Sagada còn giữ tập tục mai táng cổ xưa này. Người trẻ nơi đây đã thích nghi với cuộc sống hiện đại và có tư tưởng cởi mở hơn nên họ cũng không còn áp dụng cách chôn cất người chết như thế hệ đi trước.
Những năm gần đây, nghĩa địa vách núi kỳ lạ này thu hút khá nhiều du khách hiếu kỳ ghé thăm. Chính điều này đã góp phần phát triển kinh tế tại vùng đất Sagada.
Theo baohatinh.vn
Sự thật kinh dị trong ngôi làng chết chóc sợ nhất nước Nga Ngôi làng Dargavs hay còn gọi 'Thành phố của người chết' nằm ẩn mình trong dãy núi Kavkaz, Nga. Nơi đây gắn liền với một bí ẩn lớn là người ta tin rằng bất cứ ai tiến vào Dargavs đều không bao giờ trở ra. Ẩn mình trong dãy núi Caucasus của Nga là ngôi làng Dargavs bí ẩn và đáng sợ khi...