Macron tố Australia lừa dối thương vụ tàu ngầm
Tổng thống Pháp chỉ trích Thủ tướng Australia, cho rằng Canberra đã nói dối khi hủy thỏa thuận mua tàu ngầm của Paris.
“Tôi rất tôn trọng đất nước các bạn, cũng như tình hữu nghị với người dân. Nếu tôn trọng nhau, các bạn phải thành thực và hành động nhất quán với những giá trị như vậy”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với các phóng viên Australia bên lề hội nghị G20 hôm qua.
“Tôi không nghĩ, tôi biết điều đó”, Macron nói thêm khi được hỏi liệu ông có nghĩ Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lừa dối mình hay không.
Macron nói chuyện với các phóng viên tại Rome hôm 31/10. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Thủ tướng Morrison sau đó khẳng định không nói dối và đã giải thích với Tổng thống Macron rằng các tàu ngầm do Pháp sản xuất không còn đáp ứng được nhu cầu của Australia. Ông cũng cho biết quá trình hàn gắn quan hệ giữa Canberra và Paris đã bắt đầu.
Macron và Morrison đang tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô Rome của Italy, đánh dấu lần đầu hai lãnh đạo gặp nhau kể từ khi quan hệ giữa Canberra và Paris trở nên căng thẳng do thương vụ tàu ngầm của Australia.
Australia hôm 16/9 tuyên bố hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công diesel-điện trị giá 65,9 tỷ USD của tập đoàn Pháp Naval Group. Thay vào đó, nước này quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận liên minh ba bên mang tên AUKUS.
Chính phủ Australia quyết định hủy thương vụ với Pháp vì nhận thấy cần các tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong thời gian dài, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng tăng.
Động thái đã khiến Paris tức giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian sử dụng những ngôn từ gay gắt, cáo buộc Mỹ “phản bội” và Australia “đâm sau lưng”. Pháp cũng công khai cho biết không còn tin tưởng chính phủ Australia, cáo buộc giới chức nước này lừa dối và đặt nghi vấn về tương lai thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) với Australia.
Tổng thống Macron cuối tuần trước điện đàm với Thủ tướng Australia, cho rằng quyết định của Canberra đã “phá vỡ mối quan hệ tin cậy” và Australia nên đề xuất các hành động cụ thể để hàn gắn rạn nứt ngoại giao.
Đại sứ Pháp trở lại Mỹ sau căng thẳng tàu ngầm
Đại sứ Pháp trở lại Mỹ sau gần hai tuần, trong bối cảnh quan hệ giữa hai đồng minh hạ nhiệt sau căng thẳng xoay quanh hiệp ước AUKUS.
Đại sứ Pháp Philippe Etienne chiều 29/9 tới sân bay quốc tế Dulles ở ngoại ô thủ đô Washington DC, Mỹ, theo người phát ngôn của đại sứ quán Pháp.
Đây là kết quả của cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước. Trong cuộc điện đàm dài 30 phút, hai lãnh đạo cũng đồng ý khởi động các cuộc tham vấn để xây dựng lại lòng tin và thống nhất gặp nhau tại châu Âu vào cuối tháng 10. Ông chủ Nhà Trắng cũng thừa nhận Washington đáng lẽ "cần những cuộc tham vấn sâu rộng hơn" với đồng minh lâu năm.
Đại sứ Pháp Philippe Etienne hồi tháng 6/2018. Ảnh: AFP .
Đại sứ Etienne được triệu hồi về Paris ngày 17/9, một ngày sau khi Australia tuyên bố hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công diesel-điện của tập đoàn Pháp Naval Group. Thay vào đó, nước này quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận liên minh ba bên mang tên AUKUS.
Động thái đã khiến Paris tức giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian sử dụng những ngôn từ gay gắt, cáo buộc Mỹ "phản bội" và Australia "đâm sau lưng".
Canberra nói rằng họ hủy thương vụ với Pháp vì nhận thấy cần các tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong thời gian dài, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng tăng.
IAEA: Thỏa thuận tàu ngầm AUKUS 'làm khó' các thanh sát viên hạt nhân Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết thỏa thuận AUKUS trong đó Australia sẽ được chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ là một vấn đề "rất khó" về mặt thanh tra nhưng có thể quản lý được. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael...