Mách teen bí kíp viết đúng chính tả
Những cách cực kì đơn giản nhưng lại rất hiệu nghiệm, teen nhé.
Vì nhiều nguyên nhân, teen không thể cải thiện tình hình viết sai chính tả của mình trong các bài văn kiểm tra, các văn bản hành chính, thậm chí có bạn khi viết… thư tỏ tình cũng đầy lỗi chính tả. Làm thế nào để khắc phục đây ta?
Đọc nhiều sách, báo để tăng vốn từ
Không chỉ tăng vốn từ, bạn còn nhận biết được cách viết chính tả đúng thông qua các bài viết trên báo. Tuy nhiên, bạn cũng nên “chọn báo mà đọc”, chọn mục mà học nhé, bạn có thể tham khảo những mục được đầu tư và có bài viết chất lượng như: Phóng sự, phỏng vấn… Khi phát hiện từ đặc biệt, lỗi chính tả mà bạn thường mắc phải xuất hiện trên báo, bạn hãy cẩn thận ghi chép lại hoặc “copy” vào bộ nhớ để khắc phục sau này.
Không chỉ teen mà hiện có rất nhiều người viết sai chính tả.
Video đang HOT
Ngôn từ và ngữ nghĩa của các bài viết trên báo giấy thường rất chuẩn, bạn chỉ cần học theo (nhưng nhớ đừng máy móc quá nhé), để ý kĩ một chút cách viết của các nhà báo để áp dụng cho các bài văn của mình sau này. Đây chính là cách để chữa bệnh sai chính tả hữu hiệu cho bạn nhưng thời gian “điều trị” có vẻ không hề ngắn đâu đấy! Nếu bạn cảm thấy nhàm chán có thể chuyển sang đọc truyện để “đổi gió”.
Tập nói đúng, không ngọng
Bạn biết không, phần đông teen viết sai chính tả thường đọc và phát âm sai từ mình muốn viết đấy. Ví dụ như, các bạn hay viết “l” thành “n”, “tr” thành “ch”, “s” thành “x”… Khi nói, các bạn cũng “sai chính tả” nhưng không hề hay biết, để hạn chế điều này bạn hãy tập phát âm đúng từ mình từng viết sai, điều này không hề khó chút nào nhỉ?
Để thành công, bạn cũng cần vượt qua mặc cảm, đừng sợ bạn bè trêu chọc vì mình nói ngọng hoặc viết sai. Có những lỗi chính tả cơ bản mà không phải ai cũng có thể nhận ra, đặc biệt với những địa phương vốn “nhầm lẫn” cách phát âm các chữ, các từ thì việc viết ai chính tả chỉ là chuyện bình thường ở huyện. Vì vậy, nếu bạn có nỗ lực và cố gắng và quyết tâm, viết đúng chính tả chỉ là chuyện sớm muộn thôi.
Vừa học, vừa chơi thông qua các phần mềm
Hiện nay, trên mạng có một số phần mềm giúp bạn học cách viết đúng chính tả, giao diện và cách dùng cũng khá đơn giản. Ngoài ra, có một cách đơn giản hơn mà bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi đó là “search Google”, chỉ cần gõ ra từ, cụm từ mình đang phân vân thì sẽ có đáp án đúng thông qua loạt kết quả hiện trên màn hình. Mẹo cho bạn nhé: từ, cụm từ xuất hiện trong các truyện, sách, bài báo chính là đáp án chính xác nhất.
Đọc báo, đọc sách, luyện nói và tham gia các phần mềm chỉnh lỗi cũng là cách giúp bạn viết đúng chính tả.
Bạn cũng có thể nhờ bạn bè, thầy cô cùng tham gia việc rèn luyện chính tả với mình. Bạn sẽ có hứng thú và cảm thấy để viết đúng câu, từ không còn là chuyện quá khó khăn nữa. Và nếu như không ngại, bạn hoàn toàn có thể thử sức làm cộng tác viên cho một tờ báo mà mình yêu thích, thông qua các bài viết được biên tập viên chỉnh sửa bạn sẽ nhận thấy được lỗi và vấn đề mà mình gặp phải.
Vạn sự khởi đầu nan, gian nan không được nản teen nhé! Chúc bạn sớm “trị” được bệnh sai chính tả của mình.
Theo Tiin
Cần có pháp lệnh về chính tả tiếng Việt
Một vấn đề đặt ra là có cần thiết bổ sung các chữ "f, j, w, z" vào bảng chữ cái tiếng Việt không, khi mà những chữ này lâu nay vẫn xuất hiện thường xuyên ở SGK và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đó là kiến nghị của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học quốc gia "Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng" do Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn phối hợp tổ chức ngày 21/12.
Theo nhiều đại biểu tham dự hội nghị: Hiện nay các lỗi chính tả trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng đang diễn ra khá phổ biến và tràn lan. Lỗi chính tả và cách viết tiếng nước ngoài chưa thống nhất trên báo chí. Có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan dẫn đến lỗi chính tả trong nhà trường nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Lỗi sai chính tả còn xảy ra phổ biến (Ảnh minh họa)
PGS-TS Võ Văn Sen - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng: "Chữ quốc ngữ là tài sản vô giá của Việt Nam, song sau gần 400 năm phát triển hiện có đến 2, 3 hình thức chính tả khác nhau. Sách giáo khoa viết khác, báo chí viết khác thậm chí lãnh đạo Bộ GDĐT cũng viết khác so với những quy định của chính cơ quan này vào năm 1980".
Trên cơ sở đó, PGS-TS Võ Văn Sen đặt vấn đề: "Có cần thiết bổ sung các chữ "f, j, w, z" vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không? Bởi những con chữ này lâu nay xuất hiện thường xuyên trong sách giáo khoa và trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí cả trong từ điển tiếng Việt dù trong bảng chữ cái tiếng Việtkhông ghi nhận chúng".
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị: "Để giải quyết những vấn đề trước mắt về chính tả, Chính phủ cần sớm ban hành quyết định chính thức về bản chữ cái tiếng Việt và tiếng các dân tộc đã có chữ viết, về một số quy tắcchính tả còn thiếu hoặc chưa thống nhất. Quốc hội cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật về ngôn ngữ và chữ viết. Hình thức văn bản thích hợp nhất với tầm vóc của vấn đề này trong điều kiện hiện nay là pháp lệnh".
Theo Dân Việt
'Liều' để học giỏi Tiếng Anh Học cái gì kém cũng đáng sợ, chẳng riêng gì Tiếng Anh. Chỉ có điều Tiếng Anh mà kém thì đáng sợ hơn cả bởi vì rất dễ bộc lộ những điểm yếu của mình ra cho người khác thấy. Sao học Tiếng Anh lại đáng sợ? Bạn lo sợ vì mình phát âm chưa được chuẩn, phản xạ nói chưa nhanh, vốn...