Mách nước làm bài thi đánh giá năng lực
Các chuyên gia tư vấn cụ thể cho thí sinh về cách làm tốt bài thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đại học trong mùa tuyển sinh năm nay.
Thí sinh có thể an tâm tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học. Ảnh: Diệp An
ề thi nằm trong kiến thức phổ thông
Ngày 10/3, một số cơ sở giáo dục đại học (ĐH) tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021 có buổi giao lưu trực tuyến, giải đáp nhiều thắc mắc của thí sinh. Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, các câu hỏi bài thi ĐGNL tập trung vào kiến thức cơ bản của chương trình THPT, không đánh đố, làm khó thí sinh. Phần lớn tập trung vào nhóm kiến thức chuyên môn thuộc lớp 12 và một lượng nhất định kiến thức lớp 10 và lớp 11.
Câu hỏi của phần Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội (KHTN – KHXH) thuộc kiến thức lớp 11 và 12. PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM, cho hay, kỳ thi ĐGNL của trường được tổ chức hai ngày 29-30/5. Mỗi thí sinh dự thi 2 môn thi bắt buộc (Toán, Tư duy logic) và 1 môn tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Tiếng Anh). Kiến thức sử dụng để thi thuộc chương trình THPT, tập trung vào lớp 12. PGS. Khoa khuyên thí sinh tập trung ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và 2 môn thi ĐGNL của trường ĐH Quốc tế.
TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lương đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, khẳng định, bài thi của ĐH Quốc gia TPHCM được xây dựng theo định hướng ĐGNL cơ bản của thí sinh (sử dụng ngôn ngữ, xử lý số liệu, tư duy logic, giải quyết vấn đề), không đánh giá khả năng nhớ kiến thức. Chính vì vậy, bài thi sẽ yêu cầu kiến thức ở phạm vi khá rộng, bao phủ gần như tất cả các môn học trong chương trình phổ thông. Đề thi không yêu cầu thí sinh thuộc kiến thức nên đa số câu hỏi đều cung cấp dữ liệu và yêu cầu thí sinh xử lý để trả lời.
TS. Chính nhắc thí sinh không nên học lệch, học tủ mà nên tiếp cận học tập theo hướng toàn diện, phương pháp học tập khoa học, có hệ thống, học đều các môn, lập luận, đánh giá, phản biện, không chỉ chấp nhận kiến thức. “Để có được kết quả tốt, thí sinh cần thời gian để học và ôn tập, không phải khi thi mới bắt đầu. Kỳ thi đã gần kề, thí sinh không nên nạp thêm kiến thức mà nên hệ thống hóa lại những kiến thức đã có”, TS. Chính nói.
Video đang HOT
Thêm cơ hội trúng tuyển
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay, đề thi ĐGNL của trường gồm 3 phần: phần 1 là Toán ( trắc nghiệm và tự luận), phần 2 là đọc hiểu (trắc nghiệm), phần 3 là tự chọn (trắc nghiệm). Tại phần 3, thí sinh có thể chọn 1 trong 3 nội dung Lý và Hóa, Hóa và Sinh, tiếng Anh. Thí sinh cần phân bổ thời gian và có chiến lược ôn tập phù hợp.
Nếu thế mạnh là các môn tự nhiên thì cần đầu tư thêm thời gian ôn tập các môn xã hội để tham gia các bài thi ĐGNL nói chung đạt kết quả cao. Khác với năm 2020, năm nay, kết quả kỳ thi ĐGNL do trường tổ chức sẽ được dùng để xét tuyển sinh độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Do đó, thí sinh có thêm một cơ hội nữa để xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khẳng định, việc thi ĐGNL và tuyển sinh hoàn toàn tách biệt. Thí sinh có thể sử dụng kết quả tốt nhất để nộp đơn xét tuyển vào ngành đào tạo mong muốn. Các trường, các khoa thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ quan tâm đến điểm thi, không quan tâm đến số lần thí sinh dự thi. Đợt 1 kỳ thi ĐGNL được ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 5.
GS. Thảo lưu ý, thí sinh cần điền đầy đủ thông tin, chọn ngày thi phù hợp. ĐH Quốc gia Hà Nội có quy định về vật dụng được mang vào phòng thi như máy tính đơn giản (không có thẻ nhớ). Thí sinh ôn tập kỹ phần kiến thức cơ bản của lĩnh vực KHTN, KHXN, Toán, Văn là có thể hoàn thành tốt bài thi. Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để xét tuyển như là một phương thức mới và tất cả các ngành đào tạo đều dành chỉ tiêu để xét tuyển.
GS. Thảo thông tin, ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội đủ lớn để thực hiện nhiều đợt thi trong năm. Việc cân bằng độ khó giữa các câu hỏi thi, đề thi phải thực hiện đối với bất kỳ bài thi ĐGNL nào. Bài thi ĐGNL gồm 3 phần. “Để đạt được điểm cao, thí sinh phải thực hiện tốt cả 3 phần, không ưu tiên phần nào. Kiến thức kiểm tra của 3 phần là những kiến thức cơ bản trong chương trình THPT. Để đạt điểm Toán cao hay bất kì môn nào, thí sinh phải ôn tập kĩ kiến thức, khi làm bài cần đọc kĩ đề để đưa ra đáp án phù hợp nhất”, GS. Thảo nhấn mạnh.
Thi đánh giá năng lực: Thí sinh lưu ý điều gì?
Trong tuần qua, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội nghị khảo thí trực tuyến lần thứ nhất giới thiệu các bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ở Việt Nam năm 2021.
Hội nghị diễn ra tại 3 điểm cầu: Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQGHCM) và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tại đây, những vấn đề liên quan đến việc tổ chức thi ĐGNL của từng trường như: Thí sinh được dự thi bao nhiêu lần trong năm; Có nơi để ôn luyện bài thi ĐGNL không... đều được giải đáp cặn kẽ.
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội được tổ chức thi trên máy tính.
3 đại học lớn tổ chức kỳ thi riêng
Thông tin tại Hội nghị cho biết: Năm 2021, tính đến thời điểm này, có 3 ĐH lớn tổ chức kỳ thi riêng. ĐHQGHN và ĐHQGHCM mỗi trường sẽ tổ chức một kỳ thi ĐGNL riêng ở hai miền Bắc - Nam. Riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gọi kỳ thi riêng của mình là kỳ thi đánh giá tư duy. Ba kỳ thi riêng này có quy mô, cách thức đánh giá khác nhau nhưng tựu trung đều nhằm mục đích giúp các trường tuyển được người học phù hợp, đúng năng lực, giúp học sinh biết được ưu thế của mình, lựa chọn ngành nghề phù hợp...
Trong đó, ĐHQGHN, ĐHQGHCM sẽ cung cấp bài thi mẫu và thí sinh sẽ được làm bài thi trên giấy hoặc trên máy tính để quen với dạng đề, cách đặt câu hỏi, ngôn ngữ dùng để trả lời, đồng thời hiểu được nên ôn như thế nào cho tốt. Riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không đưa ra đề thi mẫu, mà chỉ đưa ra đề cương và ví dụ minh họa. Cả 3 kỳ thi của 3 trường đều tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ thông tin. Thí sinh có thể đăng ký trên hệ thống, nộp lệ phí online, nhận được điểm ngay sau khi thi xong. Riêng tờ kết quả có dấu xác nhận của trường sẽ được trường gửi theo đường bưu điện về cho thí sinh.
Đề thi của ĐHQGHN dài 195 phút với 150 câu hỏi. Còn bài thi của ĐHQGHCM dài 150 phút với 120 câu hỏi. Bài thi kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dài 180 phút chia hai phần. Phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và đọc hiểu (trắc nghiệm); phần tự chọn (trắc nghiệm). Hiện chỉ có ĐHQGHN tổ chức thi trên máy. Còn ĐHQGHCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thi trên giấy.
Về ngân hàng đề thi, lãnh đạo các trường tổ chức thi ĐGNL đều cho biết, đã chuẩn bị sẵn ngân hàng đề thi với hàng ngàn câu hỏi. Đề thi sẽ bao quát kiến thức của ba năm THPT và kiến thức của lớp 12 sẽ được kiểm tra nhiều hơn. Mỗi câu hỏi cung cấp đủ kiến thức để kiểm tra năng lực, tư duy phân tích của thí sinh chứ không thiên về kiểm tra trí nhớ, khả năng học thuộc của thí sinh...
Đừng mất thời gian vào lò luyện
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐHQGHN cho biết: Ngân hàng đề thi của ĐHQGHN có tới 12.000 đến 15.000 câu hỏi, đảm bảo mỗi em có một đề thi riêng. Bài thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy của học sinh, do đó sẽ cung cấp đủ thông tin để các em có thể phân tích, trả lời. Bài thi được thiết kế nhằm chống lại cách học thuộc lòng cũng như học gì thi nấy kiểu ngày xưa. Vì ngân hàng đề rất lớn nên các lò luyện thi không thể bao quát hết được. "Chúng tôi khuyên thí sinh không nên mất thời gian đầu tư tiền bạc, thời gian vào lò luyện thi"- ông Thảo nói.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQGHCM cũng thông tin: Bài thi của ĐHQGHCM cung cấp nhiều dữ liệu nhất để thí sinh thể hiện năng lực phân tích, hạn chế tối đa khả năng nhớ, thuộc. "Ban đầu chúng tôi rất lo tìm cách cân đong ma trận đề thi nhưng sau 3 năm thực hiện kỳ thi riêng, chúng tôi thấy phổ điểm 3 năm trùng khớp, chứng tỏ bài thi đã đạt được sự ổn định, giúp chúng tôi tự tin hơn trước"- ông Chính nhấn mạnh.
Năm 2021, kỳ thi ĐGNL tại ĐHQGHN và ĐHQGHCM đều không yêu cầu thí sinh phải sơ tuyển. Nhưng riêng Trường ĐH Bách khoa với đặc thù tuyển sinh viên cho ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu thí sinh phải sơ tuyển. Đơn cử trường sẽ xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của điểm 3 môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán - Lý - Hóa; Toán - Hóa - Sinh; Toán - Văn - Anh và điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển đạt từ 7.0 trở lên. Cả 3 trường đều sử dụng kết quả bài kiểm tra ĐGNL này làm kết quả để tuyển sinh ĐH. Ngoài ra, 3 trường vẫn duy trì xét tuyển thẳng cũng như sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Lưu ý về đề minh họa và thời gian thi
Hiện, ĐHQGHCM đã công bố đề thi mẫu vào trung tuần tháng 1/2021. Thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến vào trường tại trang https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/ đến ngày 5/3 để dự kỳ thi ĐGNL đợt 1, diễn ra vào ngày 28/3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột. Đợt 2 của kỳ thi này sẽ ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tại TP HCM, An Giang, Đà Nẵng, Nha Trang.
Theo kế hoạch, ngày 15/3/2021, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ công bố bài thi mẫu để thí sinh tham khảo. Trường dự kiến tổ chức kỳ thi với quy mô khoảng 10.000 thí sinh chia thành 6 đợt/năm, trong đó đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 8-9/5/2021 đến hết tháng 7/2021. Kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2021 không giới hạn số lần dự thi của thí sinh.
Tuy nhiên, thời gian dự thi giới hạn cách nhau tối thiểu là 28 ngày. Thí sinh phải làm tuần tự từ phần 1 (Tư duy định lượng) đến phần 2 (Tư duy định tính) rồi sang phần 3 (Khoa học). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh không thể quay trở lại làm các câu hỏi ở phần 1.
Còn Trường ĐH Bách khoa không đưa ra đề thi mẫu mà chỉ đưa ra đề cương và ví dụ minh họa. Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 8.000 - 10.000 thí sinh...
Tuyển sinh ĐH 2021: Những thông tin quan trọng về bài thi đánh giá năng lực GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, thí sinh có thể đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực vào 1/4/2021. Thí sinh tham dự bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm học 2015-2016. GS.TS Nguyễn Tiến Thảo chia sẻ những thông tin quan...