Mạch học không thể ngắt quãng
Ngày mai đã là 1-9. Lẽ ra, chỉ còn 5 ngày nữa, trên mảnh đất thân yêu hình chữ S này, học sinh cả nước sẽ tưng bừng, phấn khởi bước vào năm học mới với Lễ khai giảng đong đầy những kỷ niệm, dấu ấn.
Thế nhưng, virus SARS-CoV-2 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngày tựu trường.
Trên toàn cầu cũng vậy, việc hầu hết các nước trên thế giới thực hiện những biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 làm hàng tỷ học sinh, sinh viên không thể tới trường trong thời gian dài và khiến thế giới đối mặt với “thảm họa thế hệ”, như cảnh báo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và nhiều nhà lãnh đạo, cựu lãnh đạo thế giới. Các nhà lãnh đạo kêu gọi toàn cầu cần hành động ngay để ngăn chặn nguy cơ hình thành một “thế hệ Covid”. Lời kêu gọi nhấn mạnh: Học sinh cần phải được trở lại trường học an toàn là “ưu tiên hàng đầu”. Mạch học không thể ngắt quãng.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Theo số liệu của Liên hợp quốc, tính đến giữa tháng 8-2020, khoảng 160 quốc gia đã phải đóng cửa trường học, ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ học sinh; hàng chục triệu trẻ em bị nhỡ khóa học mầm non; 9,7 triệu trẻ em nằm trong tình trạng khẩn cấp, có nguy cơ không bao giờ quay lại lớp.
Thời gian qua cho thấy, cách học trực tuyến trợ giúp học sinh rất tốt, nhưng chất lượng thì vẫn là điều đáng bàn. Mặt khác, việc phải học trực tuyến quá lâu cũng ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể chất của học sinh. Ngoài ra, ở những khu vực nghèo khó, vùng sâu, trẻ em không đủ điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để học tập trực tuyến khiến khó hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản. Bởi vậy, vấn đề cấp bách đặt ra đối với toàn xã hội là cần có những giải pháp phù hợp, bảo đảm các em vừa có thể đến trường học tập trong điều kiện bình thường, vừa phòng, chống dịch (PCD) hiệu quả.
Video đang HOT
Một chiến lược PCD hiệu quả và bền vững sẽ giúp duy trì hoạt động kinh tế, du lịch hay giáo dục… trong trạng thái cảnh giác cao độ. Phòng dịch chặt chẽ không có nghĩa là ngăn sông, cấm chợ hay đóng cửa trường học. Thời gian gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ diễn biến tình hình dịch để quyết định mức độ nguy cơ và áp dụng các biện pháp PCD phù hợp; kiên quyết nhưng đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, trong đó có việc học sinh tới trường. Không để đứt gãy nền kinh tế, ngắt mạch học trên phạm vi toàn quốc. Riêng ngành giáo dục, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần thực hiện tốt các biện pháp PCD theo quy định của Bộ Y tế. “Không run sợ, không quá lo lắng, nhưng không được chủ quan”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Trên tinh thần chủ động, nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã tổ chức xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết những người từ các khu vực đang là “điểm nóng” về dịch bệnh để sàng lọc sớm nhất, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, với mục tiêu cao nhất là địa phương an toàn, đón học sinh mọi cấp trở lại học tập bình thường trong năm học mới.
Hơn 21 triệu học sinh, sinh viên của chúng ta từng bị gián đoạn học tập. Chúng ta đã hiểu cái giá phải trả khi mạch học tập bị ngắt quãng. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được chứng minh qua hàng nghìn năm. Trong mọi hoàn cảnh, dù phải đội mũ rơm tránh bom đạn của giặc, dù phải đào hầm để có lớp học, dù phải ăn đói… thì việc học chưa từng bị sao nhãng. Giờ đây, trách nhiệm của mỗi cơ quan, địa phương là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em đến trường, chứ không phải thấy khó là đề xuất cho nghỉ ở nhà. Đến trường, ngoài học kiến thức, gặp bạn bè cũng giúp trẻ giải tỏa tâm lý, phát triển toàn diện. Vì thế, mọi phương án học tập mùa dịch cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tạo điều kiện tối đa cho các em trở lại trường học, không để trẻ em không được đi học vì dịch Covid-19.
Chuẩn bị khai giảng, phụ huynh sắm đồ "bảo hộ" phòng dịch cho con
Bên cạnh hành trang là sách vở, ba lô, quần áo mới..., ngày tựu trường của các con còn có thêm các món đồ "bảo hộ" phòng dịch bệnh.
Nỗi lo đã giảm đi ít nhiều
UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 3635/QĐ-UBND về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, ngày tựu trường của tất cả các cấp học, ngành học sớm nhất vào ngày 1/9/2020; ngày khai giảng được tổ chức thống nhất trên toàn thành phố vào ngày 5/9/2020. Trước làn sóng dịch bệnh Covid -19 giai đoạn 2, việc tổ chức nhập học cho các cháu trong giai đoạn này nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của cả thầy và trò là điều rất đáng quan tâm.
Chị Nguyễn Nga Huyền cùng 2 bé Cẩm Khanh và Cẩm Phương
Chị Nguyễn Nga Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi có 2 cháu nhỏ đang theo học trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường Mầm non Hanoi Montessori. Bản thân bạn bé nhà tôi vẫn học mầm non không nghỉ hè, chỉ có bạn lớn là đang nghỉ hè sắp đi học thôi. Nói không lo thì không phải, nhưng so với đợt bùng dịch đầu tiên thì lần này nỗi lo đã được giảm đi nhiều do 2 điều: Thứ nhất bản thân tôi thấy Chính phủ vẫn kiểm soát tốt dịch và các ca lây nhiễm trong cộng đồng rất ít. Thứ hai, cần tập "sống chung với dịch" chứ ko trốn tránh mãi được vì cuộc sống vẫn phải vận động".
So với những mùa khai giảng trước, hành trang của các con không chỉ là cặp sách mới, quần áo mới...mà giờ đây trong balo không thể thiếu khẩu trang, dung dịch rửa tay. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đón học sinh trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
"Với tâm lý phòng dịch lên hàng đầu, ngay từ ngày đầu dịch bùng phát, các cháu đã được bố mẹ trang bị nhiều kiến thức phòng dịch, cùng với đó là các phương tiện thông tin đại chúng, nên các bé nhà tôi luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh như không đưa tay lên mắt mũi miệng, nếu ho phải che tay đúng cách, thấy các bạn khác ho thì quay mặt đi, thấy người mệt thì báo cho cô và bố mẹ như thế nào...", chị Nga Huyền cho biết.
Chị Phương Uyên (Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có 2 cháu nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn chia sẻ: "Cháu đầu năm nay bước vào lớp một, cháu thứ 2 đang học lớp 4 tuổi. Chỉ còn vài ngày nữa là khai giảng năm học mới, tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay bỏ vào balo cho con, dặn dò con cách dùng như thế nào. Mặc dù Covid -19 đang diễn biến khá phức tạp, nhưng tôi cũng cảm thấy an tâm hơn khi Nhà nước đã có các biện pháp kiểm soát dịch an toàn, nhà trường cũng trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo sức khỏe cho các con".
Hai con nhỏ nhà chị Phương Uyên cũng được mẹ trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo sức khỏe
Bổ sung môn học bảo vệ sức khỏe cá nhân
Covid-19 như một "phép thử" để mỗi người trong chúng ta học cách nâng cao ý thức tự giác bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng. Chị Hạ Ly (công tác tại Báo Xây dựng) chia sẻ: "Tôi có 2 cháu đầu năm nay vào lớp 10 THPT Hồng Thái, cháu thứ 2 học lớp mẫu giáo nhỡ Nguyễn Công Trứ, trước tình hình dịch bệnh Covid đang bùng phát trở lại cũng khiến gia đình khá lo lắng. Tuy nhiên bản thân tôi nghĩ rằng, với những biện pháp cứng rắn của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, cùng với các biện pháp phòng dịch tại trường học cũng ít nhiều khiến bậc phụ huynh an tâm. Qua đây, thiết nghĩ nhà trường cần đưa thêm vào chương trình giảng dạy môn học về bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng trong mùa dịch như môn học chính để các em có thêm kiến thức và tự giác hơn trong phòng bệnh. Với những bé mầm non, việc đeo khẩu trang liên tục là rất khó, nên chăng các cô giáo ngoài việc thực hiện nghiêm đo thân nhiệt cho các bé, thì việc rửa tay hằng ngày cũng cần phải nghiêm túc đúng theo múi giờ".
"Bên cạnh việc nhắc nhở con rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tôi rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng góp phần tăng sức đề kháng cho cả cả gia đình", chị Ha Ly cho biết.
Học trực tuyến cũng là phương pháp cần xem xét
Hiện nay dịch COVID - 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu khi số người mắc ngày càng tăng. Các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vẫn đang nỗ lực nghiên cứu ra Vắc xin phòng COVID - 19, vì vậy nhiều bậc phụ huynh cho rằng cũng nên xem xét đến vấn đề học trực tuyến ở một số bộ môn phụ.
Chị Nga Huyền cho biết: "Tôi cho rằng cần học cách sống chung với dịch bằng các biện pháp bảo vệ an toàn, tức là không thể cho trẻ nghỉ suốt ở nhà. Nhưng dạy học trực tuyến cũng là 1 phương pháp cần xem xét vì vẫn truyền tải được một lượng kiến thức nhất định mà lại tránh được việc phải tiếp xúc nhiều người, đỡ thời gian đi lại, giảm tải giao thông... Dĩ nhiên tuỳ theo lứa tuổi, ý thức của mỗi học sinh, hoàn cảnh điều kiện của mỗi gia đình mà phương pháp này có thể tăng hoặc giảm hiệu quả. Nhưng việc kết hợp giữa dạy trên lớp và dạy trực tuyến là điều nên làm trong bối cảnh hiện nay. Tôi được biết nhiều nơi trên thế giới cũng tính tới điều này, họ gọi là "hybrid learning" để nói việc kết hợp 2 cách học trực tuyến-trực tiếp".
Đồng quan điểm, chị Hạ Ly nghĩ rằng: "Với các môn phụ nên cho các con học trực tuyến, chỉ đến trường học các môn chính và khi ở trường thì nên giáo dục cho các em ý thức đeo khẩu trang và rửa tay như một quy định bắt buộc của nhà trường"./.
Sẵn sàng cho ngày tựu trường Chỉ còn gần 1 tuần nữa, ngày khai giảng năm học mới 2020-2021 sẽ diễn ra. Hiện, các trường học trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất... để sẵn sàng cho ngày tựu trường. Giáo viên Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long lau dọn lớp học chuẩn bị cho...