Mách chị em cách đối phó với những tật xấu của chồng
“Xử” chồng cần phải có nghệ thuật và “dạy” chồng càng phải cao tay. Những tật xấu của chồng rất khó sửa và không thể sửa, vậy nên chỉ còn cách tìm cách đối phó.
Ảnh minh họa
1. Chồng gia trưởng
Thật là mệt mỏi cho những bà vợ vớ phải ông chồng gia trưởng, lúc nào cũng yêu sách vợ con, hành hạ lên xuống đủ kiểu. Dù tính gia trưởng không nổi lên như bạo hành, nhưng cứ sống âm ỉ trong đời sống gia đình cũng đủ để làm hạnh phúc vợ chồng chị rạn nứt.
=>Đối phó thông minh
- Khi người chồng giận dữ thích hét to lên để “uy hiếp” vợ thì vợ nên kiên trì nhẹ nhàng giải thích kiểu mưa dầm thấm lâu..
- Người vợ cần thể hiện giá trị, vai trò của bản thân trong gia đình. Không nên sống phụ thuộc, cam chịu, sẽ làm cho tính gia trưởng của chồng thêm tăng.
- Phụ nữ cũng cần nâng cao vị thế của mình như trình độ hiểu biết, kỹ năng làm vợ, và sống tích cực hơn.
- Khi vui vẻ nên trò chuyện khéo léo, tế nhị để chỉ ra cho chồng biết anh ấy gia trưởng.
2. Chồng sĩ diện
Nhiều chị bao lần phải muốn mặt vì chồng có tính sĩ diện với bạn bè, anh em họ hàng. Nhà thì bình thương, nhưng lúc nào anh cũng muốn mình hơn người, ai cần gì là cũng có thể giúp, không có tiền thì bắt vợ đi mượn cho người thân vay. Nhiều lúc khiến vợ phát khóc vì chồng đẩy vợ vào tình huống đã rồi.
=>Đối phó thông minh:
- Người vợ cũng cần khéo léo biết giữ tiền để lo cho gia đình, phòng khi đấng mày râu vì muốn thể hiện cái sĩ diện của mình mà quên cả cuộc sống thường nhật của vợ con.
- Dù bệnh sĩ của chồng ở mức độ nào, người vợ cũng tuyệt đối tránh phản bác, “bóc mẽ” chồng trước mặt người khác hoặc tỏ rõ sự coi thường, dè bỉu. Vì như thế là chạm vào sĩ diện của đàn ông, họ sẽ đi tìm người khác để được vuốt ve tự ái của mình.
- Các bà vợ khôn ngoan sẽ biết nhìn vào ưu điểm của chồng, biết khen đúng lúc, đúng việc để giúp chồng phát huy mặt tốt của mình và khắc phục tính xấu.
3. Chồng thích “vác tù và hàng tổng”
Video đang HOT
Tâm lý thích “ôm” việc họ hàng, làng nước của nhiều ông chồng làm vợ con vô cùng khổ sở. Việc nhà làm không hết mà vợ còn nhiều lần phải giúp chồng giải quyết việc thiên hạ. Thiên hạ nhìn vào thì ai cũng khen người chồng đó tốt, nhiệt tình, trách nhiệm. Cũng nhiều anh vì muốn giữ hình ảnh đẹp với mọi người nên cứ “việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng”.
=>Đối phó thông minh:
- Cần phân tích cho chồng hiểu giới hạn của sự giúp đỡ, nếu thái quá thì lợi bất cập hại, chẳng hạn người được giúp thay vì biết ơn có thể sinh ra ỷ lại, hoặc oán trách do thấy không được giúp nhiều như trước, hay do nghĩ việc nhà mình bị can thiệp quá sâu.
- Để tránh những tình huống vợ con bị ép “vác tù và” cùng chồng, người vợ nên giao hẹn với chồng phải hỏi ý kiến vợ trước khi nhận lời giúp đỡ, không được nhận lời rồi không giúp được bắt vợ con làm thay.
4. Chồng hờ hững
Tính xấu của chồng đã lộ diện sau ngày cưới, chị Thủy phàn nàn sao trước đây anh tình cảm, quan tâm thế kia mà. Chồng đáp gọn một câu: “Có ai câu được cá rồi lại gàng mồm ra nhét mồi vào không”. Đau quá, hóa ra vợ bị lừa à. Đúng là cái ngữ vô tâm, vợ sốt vẫn ngồi chơi điện tử, đi làm cứ về trễ 2-3 tiếng là thường, vợ đi đẻ mà ngủ quên không mang đồ, ngày kỷ niệm cũng quên luôn. Khi chồng bị vợ nhắc khéo lại biện minh “tính anh vô tâm, em biết rồi mà”.
=>Đối phó thông minh:
- Khi gần đến ngày kỷ niệm thì nhắc khéo chồng để anh không còn cớ mà vô tâm nữa.
- Mượn đồng minh là mẹ chồng, em chồng để nhắc nhở chồng về những cái quên đáng tránh đã xảy ra.
- Có thể bỏ rơi chồng ít ngày, coi như vợ mất tích bằng cách đến nhà người thân sống nếu tình trạng không cải thiện.
5. Chồng hay ghen tuông
Chị Bích là trưởng phòng đối ngoại của một công ty xuất nhập khẩu nên thường xuyên phải gặp khách hàng. Tuy nhiên chị rất khổ sở vì phải nói dối chồng để được yên tâm đi giao lưu với mọi người. Có lần chị vừa ra khỏi nhà hàng, chưa kịp chào khách đã thấy chồng chờ sẵn đón vợ với lý do anh tin em nhưng không tin đối tác của em. Vài lần đầu thì vui, nhưng cứ mãi như thế chị thấy xẩu hổ với đồng nghiệp. Thậm chí anh còn đánh ghen với cậu trai trẻ vui tính mới vào làm nhắn tin cho chị buổi tối.
=>Đối phó thông minh:
- Nếu bị tán tỉnh, bạn nên thân mật hơn với ông xã (bỏ ngoài tai những lời ve vãn xung quanh), ngồi sát, khoác tay hoặc trêu chọc ông xã khi cùng dự tiệc… Anh ấy sẽ không có cơ hội mà ghen tuông hay trách cứ bạn.
- Trường hợp anh ấy không đi cùng, bạn nên chú ý hơn tới trang phục và những địa điểm gặp gỡ bạn bè (nhất là bạn khác giới). Thông báo thời gian, mục đích, các thành viên trong buổi gặp mặt để chồng bạn yên tâm phần nào.
- Nói để anh ấy hiểu bạn và đừng ghen vô cớ.
6. Chồng ki bo
Nhiều bà vợ ức chế không chị nổi ông chồng quá hà tiện, trong khi tiền thì cứ tiết kiện cho nó cao cao mãi, cuộc sống thì khổ hơn mức cần thiết. Ai đời chồng quy định giờ bật điện, ngày dùng máy giặt, nhiệt độ bật quạt, rồi đồ dùng toàn là hàng ở chợ Trời… trong nhà cứ như một cái hang đựng toàn đồ cổ và người cổ.
=>Đối phó thông minh:
- Khuyến khích bất cứ chi tiêu nào (dù nhỏ nhất) mà chồng dành cho mình.
- Hãy khen ngợi mỗi khi chồng rót hầu bao cho một sự kiện trong nhà.
- Cố gắng hạn chế gây chuyện với chồng về tiền nong. Đã không giải quyết được gì, tình hình lại càng tệ đi.
- Cố gắng tìm hiểu xem tại sao chồng không muốn chi tiền và giúp anh ấy từ bỏ những cảm giác “đau như cắt” khi phải bỏ tiền ra.
- Nói bóng gió cho chồng biết về hậu quả của những ông chồng keo kiệt như chuyện lão hà tiện để anh ta chột dạ.
Theo Tintuc
Những bí ẩn khó giải trên cây đèn hình người quỳ
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ.
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ.
Có nhiều giả thiết, tranh luận khác nhau về ý nghĩa của các chi tiết, hình tượng trên cây đèn hình người quỳ. Chính những tranh luận mà giới nghiên cứu dành cho nó đã thể hiện được sự phong phú, đa chiều ẩn chứa sau hiện vật.
Vài chục ý kiến khác nhau
Có lẽ, trong hệ thống Bảo vật Quốc gia, cây đèn hình người quỳ có nhiều ý kiến khác nhau nhất về nhiều mặt mà theo TS Ngô Thế Phong, Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam thì đến nay có không dưới 30 ý kiến về hiện vật này. Tựu chung lại có 3 quan điểm chính. Một là so sánh pho tượng với nghệ thuật La Mã. Hai là so sánh pho tượng với nghệ thuật Hán. Ba là tượng mang sắc thái bản địa. Sở dĩ, có cuộc tranh luận này là do hiện vật chứa đựng rất nhiều điều lạ lùng khó lý giải.
Hiện vật này được nhà khoa học người Thụy Điển O. Janse khai quật năm 1935 trong một ngôi mộ gạch ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Sau khi khai quật và xử lý, O. Janse đã so sánh pho tượng này với các tượng thần La Mã.
Theo TS Ngô Thế Phong: "Nghệ thuật đúc tượng của người Việt cổ thời kỳ văn hóa Đông Sơn có nhiều điểm thú vị, khác biệt hoàn toàn so với văn hóa cùng thời ở những khu vực khác. Thứ nhất, tượng Đông Sơn có kích thước nhỏ. Thứ hai, các tượng Đông Sơn thường không đi vào miêu tả các chi tiết và ít chú ý đến tỷ lệ giải phẫu. Các nghệ nhân Đông Sơn chủ yếu đi vào miêu tả thần thái của đối tượng nên nhìn rất sống động". Tượng tập trung miêu tả các hoạt động như người đang múa hát, săn bắn, cõng nhau... Trong khi đó, tượng phương Tây miêu tả chi tiết các bộ phận cơ thể, thậm chí, họ có quy định rõ ràng tính cân đối của các tỉ lệ giải phẫu như đầu, chân, tay...
Một số nhà nghiên cứu về tượng thời kỳ Đông Sơn cũng đồng nhất với quan điểm này và cho rằng: Nghệ thuật tượng Đông Sơn không đi vào miêu tả chi tiết mà chỉ tập trung miêu tả hoạt động một cách cân đối, hài hòa. Chẳng hạn như các tượng người hoan lạc gắn trên thạp đồng Đào Thịnh, tượng hai người cõng nhau thổi khèn... Những tượng này thường được gắn vào một hiện vật nào đó như dao găm cán hình người hay dao găm có cán hình voi và hai con rắn quấn vào nhau. Tượng đơn lẻ, rời rất ít khi được phát hiện.
Thân tượng được gắn 3 chạc đĩa đèn hình chữ S không giống với nghệ thuật tượng Đông Sơn
Miêu tả chi tiết
Nhìn vào tổng thể nghệ thuật tượng thời kỳ Đông Sơn và đối chiếu với một số nghiên cứu riêng về tượng cây đèn hình người quỳ thì có thể thấy dường như bức tượng này "nằm bên lề quỹ đạo" của nghệ thuật Đông Sơn.
Theo hồ sơ bảo vật lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia thì tượng cây đèn hình người quỳ có niên đại cách nay khoảng 2.000 - 1.700 năm. Chiều cao 40cm, dài 30cm và rộng 27cm. Cây đèn được tạo dạng tượng tròn hình người đàn ông mình trần, đóng khố, tư thế đang quỳ hai tay nâng đĩa đèn. Tượng có khuôn mặt thon dài, mắt mở to, miệng hơi mỉm cười. Đầu tượng được gắn vương miện tóc để chỏm. Hai vai và lưng tượng được gắn 3 chạc hình chữ S, mỗi chạc đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người cũng trong tư thế quỳ. Trên hai đùi và đằng sau tượng gắn tượng 4 nhạc công đang thổi sáo trong tư thế quỳ. Cánh tay, cổ tay người đàn ông đeo trang sức, hoa tai hình khuyên, to.
TS Ngô Thế Phong nhận định: "Tượng có niên đại khoảng giai đoạn Đông Sơn muộn - hậu Đông Sơn nhưng nghệ thuật tượng lại không hoàn toàn giống với bất kỳ pho tượng nào cùng thời kỳ đã từng phát hiện".
Khi phát hiện ra tượng cây đèn hình người quỳ trong ngôi mộ gạch, nhà khảo cổ học O. Janse cũng nhận định: Chủ nhân của ngôi mộ có thể là một thủ lĩnh người địa phương, nhưng phong cách tượng lại khác so với nghệ thuật tượng Đông Sơn. Cơ sở đưa ra lập luận này đó là ở Việt Nam và Trung Quốc đã phát hiện được một số tượng có kiểu dáng tương tự được chôn trong mộ gạch cùng với rất nhiều đồ tùy táng khác, trong đó có những hiện vật như công cụ sản xuất, nhạc khí mang phong cách Đông Sơn.
Căn cứ vào quy mô và độ phong phú các đồ tùy táng của mộ, ông suy đoán rằng, chỉ có những thủ lĩnh, gia đình giầu có thì mới có được những tượng như là cây đèn hình người quỳ nhằm thể hiện quyền uy, giầu có, danh giá...
Tượng cây đèn hình người quỳ mang đậm phong cách phương Tây.
Dấu ấn La Mã
Qua những cách miêu tả chi tiết trên bức tượng, hầu hết các học giả phương tây thống nhất quan điểm cây đèn hình người quỳ mang phong cách La Mã. Nhưng lý giải về con đường nào dẫn đến những giao thoa văn hóa này thì còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất.
TS Ngô Thế Phong cho rằng, một số đặc điểm trên khuôn mặt như mũi, râu, mắt và mũ, chạc đèn... có ảnh hưởng từ bên ngoài. Cụ thể, khuôn mặt hơi dài, mũi cao, mắt hình thấu kính, ria cong vểnh, râu quai nón, mũ đội, chưa gặp trên các tượng Đông Sơn khác. Hình người gắn trên vai đỡ một chạc hình chữ S có đĩa đèn phụ cũng không phải là phong cách quen thuộc của nghệ thuật Đông Sơn.
Vậy tại sao lại có sự giao thoa sớm như vậy với Địa Trung Hải cách đây 2.000 năm? Hiện nay, có 2 giả thiết về tiếp xúc văn hóa. Ý kiến thứ nhất là bằng đường biển, qua Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Ý kiến thứ hai là bằng con đường lục địa, qua Trung Quốc đến Việt Nam. Bằng chứng cho giả thiết này là các phát hiện khảo cổ ở Vân Nam (Trung Quốc) có phát hiện được một vài tượng nhỏ hình người quỳ, gần giống với cây đèn hình người quỳ ở Lạch Trường.
Trong hai giả thiết trên, TS Ngô Thế Phong thiên về luồng ý kiến thứ nhất là văn hóa hậu Đông Sơn tiếp xúc với văn hóa La Mã qua đường biển. Hiện ở Thái Lan đã tìm thấy cây đèn La Mã bằng đồng ở Pông Tuk (tỉnh Kanchanaburi, miền Trung Thái Lan), hay những đồng tiền La Mã trong văn hóa Ốc Eo ở miền Nam Việt Nam và những đồng tiền tương tự ở Quảng Đông (Trung Quốc) có niên đại khoảng đầu Công nguyên, cùng thời với niên đại của cây đèn hình người quỳ.
(còn nữa)
"Tượng cây đèn hình người quỳ là hiện vật độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ hậu Đông Sơn, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Cây đèn với hình khối tạo tác và hoa văn trang trí thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như tư duy thẩm mỹ và khả năng tiếp nhận, thích ứng của người Việt cổ hàng ngàn năm trước".
(Trích cẩm nang "Bảo vật Quốc gia" của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Ngắm nhìn siêu môtô xăm trổ nghệ thuật Các nghê sĩ tattoo của Ba Lan đã mât 250 tiêng đông hô đê tạo ra chiêc môtô khủng siêu dị với lớp da xăm trổ như trên da người Các nghệ sĩ tattoo (phun xăm) của Ba Lan đã mất 250 tiếng đồng hồ để tạo ra chiếc môtô độ có tên The Recidivist (Kẻ phạm tội) khiến ai cũng phải "sốc"...