Mách các mẹ cách giữ thực phẩm tươi lâu trong ngày Tết
Vào ngày Tết các chị em thường có thói quen mua nhiều đồ ăn để dự trữ. Vì vậy, làm sao để giữ thực phẩm tươi lâu và ngon mắt là vấn đề rất được quan tâm, các chị hãy tham khảo một số cách bảo quản, giữ thực phẩm tươi lâu dưới đây nhé!
Đối với thực phẩm sống
Thịt, cá: Muốn thịt và cá tươi và không bị vi khuẩn xâm nhập, các chị em đừng bảo quản theo cách thông thường là bỏ nguyên phần thịt/ phần cá mua về vào tủ lạnh mà cần phân nhỏ từng phần. Khi nào cần nấu chỉ cần lấy phần đã chia nhỏ ra là được hoặc dùng một số cách thông thường như phơi, sấy, hun khói… để đảm bảo thịt không bị ôi thiu.
Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày. Độ dày của miếng thịt không quá 10cm để nhiệt độ đi sâu được vào trung tâm. Cá phải được làm sạch, bỏ ruột, mang trước khi cho vào tủ.
Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín. Những thói quen như mua thịt, trứng ở chợ về quẳng luôn vào tủ lạnh mà không hề sơ chế rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo vì trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản. Vì vậy, thực phẩm dù sống hay chín cần được rửa sạch cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh.
Rau: Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ để chỗ thoáng mát. Nếu có tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi cất tủ lạnh.
Ớt: Chúng ta thường để ớt ở ngoài hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh; tuy nhiên để ớt được tươi lâu bạn nên rửa sạch, để ráo, cất vào hộp đã đậy nắp và cho vào ngăn đá. Như vậy, ớt sẽ rất tươi và có màu như ban đầu.
Cà rốt, gừng: Để gừng, cà rốt được ngon và tươi lâu như khi mới mua về, bạn đừng cho vào tủ lạnh mà hãy vùi cả củ gừng và cắm nửa thân dưới của cà rốt xuống lớp cát, đảm bảo hai loại thực phẩm này sẽ rất tươi khi bạn đem ra chế biến món ăn.
Chuối: Bạn chỉ cần đặt chuối vào đĩa đựng trái cây trong 3 ngày sau khi chúng bắt đầu chín tới, sau đó mới cần cho vào tủ lạnh.
Táo: Bảo quản táo ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 5 ngày đầu, sau đó có thể giữ lạnh để dùng được lâu hơn.
Video đang HOT
Hành và khoai tây: Những loại rau này không cần giữ lạnh mà chỉ cần để ở nơi khô và tối.
Sữa: có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.
Đối với thực phẩm chín
Bánh chưng: Khi luộc xong, bạn nhớ vớt ra rửa sạch lá để hết nhựa và ráo. Xếp bánh cẩn thận thành nhiều lớp, cho vật nặng đè lên bánh để nước trong bánh thoát ra. (khoảng vài giờ). Sau đó, chỉ cần treo bánh nơi khô thoáng: như thế bánh sẽ để dành để dùng rất lâu.
Thịt kho, cá kho: Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 – 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Bằng cách này, nồi thịt kho hoặc cá kho của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn.
Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần. cứ 2 – 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 – 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Lưu ý:
Xả đông thực phẩm từ từ, tốt nhất trước khi chế biến 4 tiếng nên lấy ra và cho vào ngăn mát. Sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Thức ăn thừa chỉ nên để trong vòng 3-4 giờ và đun nóng lại trước khi ăn.
Không để chung thực phẩm sống và chín. Nếu tủ lạnh không có ngăn riêng biệt thì thực phẩm sống để ngăn dưới, thức ăn chín để ngăn trên.
Theo PNO
Ấm cúng với mâm cỗ đầu xuân
Cũng giống như mâm cỗ giao thừa, ngày đầu năm mới, chẳng thể nào thiếu được mâm cỗ cúng gia tiên với những món ăn mang màu sắc truyền thống.
Mâm cỗ đầu năm được người Việt dâng lên để thể hiện tấm thành kính tổ tiên thường được cúng vào buổi sáng ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch. Thông thường vào ngày đầu năm mới, gia đình người Việt dậy khá sớm, mở cửa để "đón lộc" vào nhà và làm cơm để cúng.
Mâm cỗ đầu năm của 3 miền Bắc - Trung - Nam cũng có sự khác biệt. Mâm cỗ của người miền Bắc khá phong phú về số lượng nhưng đòi hỏi sự khắt khe và tinh tế trong cách chế biến cũng như sự bài trí món ăn.
Thông thường, ngày Tết của người Bắc nếu theo đúng chuẩn thì mâm cỗ bao gồm bốn đĩa và bốn bát không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng lược bớt trong mâm cỗ Tết một số bát. Chỉ có bát canh măng khô hầm móng giò (hoặc hầm xương), hoặc canh su hào hay khoai tây mà thôi. Bên cạnh đó món nem cũng không hoàn toàn bắt buộc.
Ngoài ra, trong mâm cỗ thường có thêm một món xào như rau cần xào miến, miến xào thập cẩm hoặc su hào xào lòng mề... Đây là những món ăn không bắt buộc và nó chỉ tùy vào khẩu vị và hoàn cảnh của mỗi gia đình và phần lớn đều có chung quan điểm, "thành tâm" là chính.
Đĩa bánh chưng vuông cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Một số nơi còn làm cả bánh chưng dài (hay còn gọi là bánh tày, là kiểu bánh tét của người miền Nam). Bởi đã từ xa xưa, chiếc bánh chưng đã thể hiện một phong tục tập quán điển hình trong ngày Tết. Nó mang hương vị đặc trưng của năm mới.
Thịt đông cũng mà món ăn khá tinh tế và đặc sắc trong ngày Tết của người miền Bắc. Món thịt đông được nấu cùng với thịt gà, thịt chân giò, có thể thêm tai heo, bì lợn, mộc nhĩ, hạt tiêu và một chút xíu muối cho đậm đà. Khi dùng thìa xắn một miếng thịt đông vừa thơm ngon, vừa mềm mại thật thích thú. Dù nhiều loại thịt kết hợp với nhau như vậy trong món ăn này nhưng nó không hề ngán. Đây chính là nét độc đáo trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Chính cái lạnh của mùa đông đất này đã đem đến một món ăn vừa hấp dẫn mà lại tốt cho sức khỏe.
Cũng chẳng rõ bắt đầu từ khi nào trong mâm cỗ Tết món giò xuất hiện. Giò lụa, giò xào, hay giò thủ cũng vậy. Món ăn thể hiện sự sáng tạo của con người. Nhìn những lát giò thơm mùi thịt cùng gia vị khiến ai cũng không nỡ chối từ. Món giò làm cho mâm cỗ thêm phong phú và nhiều hương sắc. Nhất là khi con người tạo ra nhiều kiểu bài chí cho để món ăn thêm đẹp mắt và lôi cuốn.
Tuy nhiều món ăn chứa lượng đạm lớn như vậy nhưng trong mâm cỗ miền Bắc không quên điểm một món ăn chống ngán. Đó là dưa hành, dưa kiệu hoặc dưa góp. Vị chua chua, giòn giòn của món ăn kèm này không chỉ khiến người thưởng thức ngon miệng hơn mà còn cân bằng hương vị, và tiêu hóa tốt.
Với người miền Trung, trong mâm cỗ đầu năm cũng không quá cầu kì bởi nơi đây chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt. Sản vật nơi đây không phong phú bằng các miền khắc nên mâm cỗ Tết gồm bánh chưng, thịt bò rim (hoặc thịt lợn rim), một đĩa dưa món, đĩa nem, đĩa chả, canh giò heo hầm...
Thịt bò rim là một trong những món ăn Tết của người miền Trung
Dưa món miền Trung
Có lẽ, mâm cỗ miền Nam là phong phú hơn cả với món nguội có nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen... Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được cánh mày râu ưa chuộng khi nhậu ngày Tết. Món chính để ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Bánh tét cũng là một trong những món ăn đặc trưng cho ngày Tết miền Nam.
Bánh tét lá cẩm
Tuy nhiên, ba món thịt kho hột vịt nước dừa, canh khổ qua dồn thịt, dưa giá là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết ở các gia đình miền Nam. Theo quan niệm của họ, "khổ qua" là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xong, đây cũng là món ăn rất mát, có thể giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này. Còn dưa giá chống ngán cực tốt cho bữa ăn nhiều đạm.
Nhìn chung, những món ngày Tết của 3 miền vô cùng phong phú về số lượng và hấp dẫn về khẩu vị. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình, ngoài những món chính thống và không thể thiếu, người ta có thể thêm món này, bớt món khác sao cho hợp lý.
Theo Eva
Vị khói trong mâm cơm Tết người miền núi Chính là cái vị khói bếp cứ quẩn quanh trong mỗi món ăn khiến tôi chỉ một lần chạm lưỡi để rồi không cách nào quên được. Không phải là mùi hương trầm, hay khói chén bát nóng sốt, đầy ắp cơm canh... tôi đã nếm thử nhiều bữa cơm ngày Tết ở miền núi Tây Bắc - chính là cái vị khói...