“Mách” bố mẹ cách cùng con vượt “cơn lũ” tuổi dậy thì
“Tuổi dậy thì như một cơn lũ, dù muốn hay không cũng vẫn sẽ đến. Nếu phụ huynh đối đầu và chặn cơn lũ sẽ chỉ làm cho tức nước vỡ bờ, cách tốt nhất hãy cố gắng hiểu sau đó bơi cùng cơn lũ để đưa con vào bờ”.
Trên đây là chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa – nguyên giảng viên Tâm lý Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội tại hội thảo “Cuộc chiến tuổi dậy thì”, do Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway tổ chức ngày 12/5.
“Vừa ăn bánh su kem, vừa “bồi” thêm quả ớt”
PGS Nguyễn Thị Phương Hoa bắt đầu buổi hội thảo bằng câu chuyện hoàn toàn có thật, rút ra sau 6 năm là “nạn nhân” sống chung với “cơn lũ” tuổi dậy thì cùng cậu con trai.
“Tôi vốn là một chuyên gia tâm lý nhưng khi con tôi bước vào tuổi dậy thì, tôi đã “chết trong vòng 5 nốt nhạc” vì đứa con trai đầu lòng quá “hoàn hảo”: Lớp 6 bỏ nhà ra đi, nghiện game 20 tiếng/ngày, thường xuyên đánh nhau đến tóe máu mũi”, chị dẫn chứng.
Chị chia sẻ, vợ chồng mình đã rơi vào hết cảm xúc này đến cảm xúc khác, khi hoang mang, tuyệt vọng, khi lại ngỡ ngàng, xúc động. Nó khiến chị luôn trong tư thế 3 sẵn sàng: Sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng ứng phó và sẵn sàng… “câm điếc” (khi tuổi dậy thì lên cơn cáu gắt)…
“Tôi đã lạy từ Thánh Ala đến ngài Mohammad nhưng cuộc sống gia đình vẫn bị chao đảo theo những thay đổi cả về tâm, sinh lý của con, bởi tôi đã không chuẩn bị tâm thế”, PGS Hoa hài hước nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – nguyên giảng viên Tâm lý Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Đình Cường).
Câu chuyện tiếp theo PGS Hoa mang đến hội thảo là câu chuyện về một cậu bé lớp 9 chỉ quan tâm đến tình dục, nghiện xem clip sex và thủ dâm. Cậu nói với bố mẹ rằng: “Còn muốn nhìn và quan hệ tình dục thật”.
Tiếp đến là chuyện, chị chứng kiến cảnh một nữ sinh mặc đồng phục mua thuốc tránh thai khẩn cấp. Một đứa trẻ khác lớp 6 thắt cổ tay tự tử vì thất tình. Hay một học sinh cấp hai bám theo ống nước để trốn nhà đi với bạn trai.
Và cao trào hơn, đó là câu chuyện về một đứa trẻ đã khóc, chỉ muốn bỏ nhà ra đi vì bố mẹ ra sức đay nghiến vì con chỉ được huy chương đồng trong một kỳ thi học sinh giỏi…
PGS Hoa lý giải, nuôi con tuổi dậy thì giống như vừa được đút miếng bánh su kem vào miệng xong, chưa kịp thưởng thức đã bị bồi thêm quả ớt chỉ thiên. Cha mẹ sẽ được đi qua tất cả các cung bậc cảm xúc giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây vậy.
Đối đầu hay bơi cùng con qua “cơn lũ”?
Cũng theo PGS Hoa, khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ có hai xu hướng, một là thể hiện và lúc nào cũng hưng phấn như một quả bom sắp nổ, hai là im lặng và khép kín.
Dù trẻ phát triển theo xu hướng nào đi chăng nữa, cũng khiến các bậc phụ huynh phải “vò đầu bứt tóc”. Bài toán đặt ra ở đây là làm sao giúp con vượt qua tuổi dậy thì một cách “an toàn” nhất?
“Tuổi dậy thì như một cơn lũ, dù muốn hay không cũng vẫn sẽ đến. Nếu phụ huynh đối đầu và chặn cơn lũ sẽ chỉ làm cho tức nước vỡ bờ, cách tốt nhất hãy cố gắng hiểu sau đó bơi cùng cơn lũ để đưa con vào bờ”, PGS Phương Hoa nói.
Video đang HOT
Phụ huynh học sinh đặt nhiều câu hỏi tại hội thảo. (Ảnh: Đình Cường)
Trở lại với câu chuyện của bản thân, PGS Hoa cho biết, mình đã vượt qua “cơn lũ” tuổi dậy thì cùng với con trai bằng cách “bơi” cùng con. Đầu tiên là “cai” game bằng cách cho con chơi bóng đá và nghe nhạc.
“May mắn là con tôi thích bóng đã và hay nghe nhạc ngoại. Tôi đã hướng con sang niềm yêu thích khác ngoài game, bằng cách cho cháu xem toàn bộ các ban nhạc nước ngoài sang Việt Nam biểu diễn.
Hồi đó, mỗi buổi thuê sân bóng đá có giá khoảng 600.000 đồng, tôi đồng ý cho thuê luôn. Con đá đến thở hồng hộc, không còn hơi sức để “cày” game nữa”, PGS Hoa kể lại.
Tại hội thảo, một số phụ huynh đã đặt câu hỏi về trường hợp của con mình. Một phụ huynh cho biết, con mình hiện đang học tại một trường cấp 2 ở Hà Nội, cháu cũng rơi vào khủng hoảng vì những bức xúc ở trường.
“Tôi cũng gần như phát điên với câụ con trai đang học cấp 3. Có những lúc tôi phải gặp cô giáo chủ nhiệm 5 lần/tuần, thường xuyên phải gặp hiệu trưởng và luôn nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo”, một phụ huynh khác gần như phát khóc khi chia sẻ tại hội thảo.
PGS Hoa đã có giải pháp cho mỗi tình huống và cho rằng, bố mẹ thường chỉ thấy những thứ bên ngoài nhưng chưa hiểu được nguồn cơn nên chưa “vượt lũ” được cùng con.
Một số cha mẹ ở Việt Nam có suy nghĩ “đẻ ra con nên có quyền” thích đánh con thì đánh, thích chửi con thì chửi”, thậm chí cho rằng xin lỗi con sẽ làm mất uy quyền của người lớn.
Vậy nên, cha mẹ hãy thấu hiểu, hãy bình tĩnh đón nhận và cùng con vượt qua. Ngoài ra, cha mẹ nên hướng các con sang niềm yêu thích lành mạnh hơn nếu phát hiện thấy con có hành vi còn lệch chuẩn ở tuổi dậy thì, hãy nói với con hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm chứ không nên ngăn cấm.
“Ngoài ra, cha mẹ hãy dùng tình yêu để gần gũi với con hơn. Phụ huynh phàn nàn rằng, làm sao yêu thương và gần gũi để làm bạn, khi con chủ động “chặn” mình? Tôi nghĩ, chỉ có tình yêu là cách gần gũi con tốt nhất. Từ một người rất nóng tính, tôi đã trở nên ngọt ngào vô cùng vì cậu con trai này.
Thế nên bố mẹ đừng căng thẳng, hãy cứ “xông lên” để yêu đi, không nên ngồi yên để chờ con “tháo chặn” bố mẹ”, PGS Hoa nhấn mạnh.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Cha mẹ lùn nhưng con vẫn cao chỉ nhờ những tuyệt chiêu đơn giản này
Sự phát triển chiều cao được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng khi nuôi con. Phát triển chiều cao vượt trội góp phần giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác. Để giúp trẻ cao lớn hơn, cha mẹ nên tham khảo những tuyệt chiêu sau đây.
Giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ
Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.
Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm.
Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.
Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là "giai đoạn vàng" bởi trẻ có thể sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 -
10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.
Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy chiều cao cho con.
Các tuyệt chiêu giúp trẻ tăng trưởng chiều cao
Tạo dáng đứng thẳng ngay từ nhỏ
Mẹ Nhật luôn quan tâm tư thế ngồi, đi, nằm trong mỗi hoạt động của con như: Học tập, vui chơi, đi lại, ăn uống. Hình ảnh trẻ ngồi xổm hay ngồi chân chữ W luôn được mẹ Nhật để ý và rèn cho con, bằng cách cho con ngồi ghế có thanh dựa lưng, vừa giữ cột sống thắng lại đem tới sự thoải mái cho con. Nếu không rèn cho con từ nhỏ sẽ không có lợi cho sự phát triển của xương và chiều cao sau này.
Đi ngủ sớm trước 10h tối
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với tăng trưởng chiều cao của trẻ. Trẻ ngủ sớm sẽ tốt cho trí não và chiều cao. Mẹ Nhật tạo thói quen cho con đi ngủ trước 10h tối và thức dậy vào 7h sáng hôm sau - đây được coi là thời điểm vàng để lượng hormone sinh trưởng đạt đến mức cao nhất, rất tốt cho trí não và chiều cao. Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến cha mẹ Việt có thói quen thức khuya dẫn tới ảnh hưởng tới việc ngủ của con, muốn con mau cao lớn, khỏe mạnh bố mẹ cần là người gương mẫu tạo ra thói quen ngủ tốt cho con.
Tăng cường vận động thể dục, thể thao
Thể thao không phải là chìa khoá chính giúp cải thiện chiều cao, nhưng góp phần giữ gìn sức khoẻ, tăng cường thể lực, tăng hệ miễn dịch ở trẻ, góp phần thúc đẩy khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở cơ thể, đặc biệt là khoáng chất và canxi. Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã tham gia các lớp bơi lội, lớn hơn thì bố mẹ cho chơi các môn thể thao khác như: Đạp xe, chạy bộ, leo núi. Điều này giúp hình thành thói quen yêu thích vẫn động từ nhỏ. Hơn nữa, độ tuổi từ 3 tuổi trở lên là lúc xương của trẻ tăng trưởng rất nhanh, là cơ hội để bé cải thiện chiều cao.
Trên đây là một trong những bí quyết mà ngay từ nhỏ các em bé Nhật Bản đã được bố mẹ chăm sóc để cải thiện thể chất và trí não. Có thể thấy rằng bên cạnh chế độ ăn bổ sung nhiều chất omega 3, hàm lượng sắt, canxi, i-ốt, giàu có từ cá, đậu nành, rau thì việc uống sữa hàng ngày đã giúp mang tới một "phép lạ về sự phát triển thể chất của trẻ em Nhật" trong nhiều năm trở lại đây.
Không mặc đồ quá chật
Nếu mẹ cho trẻ mặc quần áo quá chật có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đặc biệt là ở vị trí mắt cá chân, nếu bé đi tất chật thường xuyên sẽ khiến xương chân khó phát triển.
Cố gắng hạn chế con ngồi xổm
Khi trẻ em quen ngồi xổm lâu dài, đôi chân trong trạng thái uốn cong lâu dần có thể dẫn đến việc lưu thông máu kém, xương chân cũng có thể bị uốn cong ra phía ngoài. Vì vậy mẹ cố gắng tránh để con phải ngồi xổm quá lâu, đồng thời tạo thói quen tìm ghế để ngồi cho bé.
Khi chọn ghế, mẹ cũng nên lưu ý bé nên chọn ghế có lưng tựa, cho phép cột sống được thẳng, dễ tăng chiều cao.
Mỗi ngày hoạt động ngoài trời ít nhất 1 tiếng
Hoạt động ngoài trời không chỉ tăng cường thể lực, chúng cũng có thể giúp trẻ cao hơn. Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ có thể để bé thoải mái vận động, bò, lẫy, đi... Đừng bó buộc, bắt bé nằm im thụ động.
Ở trẻ em trong độ tuổi đi học nếu tập về cầu lông, bơi lội sẽ rất thích hợp cho bé. Trẻ lớn hơn có thể học bóng rổ, nhảy cao. Miễn dưới 18 tuổi đừng cho con tập tạ là được.
Nạp đủ lượng protein
Hàm lượng protein mỗi ngày mà con cần khi ở độ tuổi 10-13 là 70g, và trong khoảng 13-18 là 80g. Để đảm bảo đủ protein, mẹ nên cho con uống mỗi ngày một ly sữa tươi.Ngoài ra cho con ăn đa dạng các loại thức ăn và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp con cao lớn như mong đợi.
Đo chiều cao 2 tháng một lần
Tốc độ tăng chiều cao của trẻ tuy không nhanh nhưng vẫn cần thường xuyên theo dõi. Để nhận ra sự khác biệt, mẹ nên lưu ý đo chiều cao bé khoảng 2 tháng một lần.
Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao hàng năm của trẻ em dưới 4cm, và nếu con số thấp hơn khá nhiều so với các bạn cùng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám, kiểm tra khung xương, và làm thử nghiệm hormone để tìm lý do thực sự vì sao trẻ không cao lên.
Bổ sung canxi cho trẻ
Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng Canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Canxi là khoáng chất chính để tạo xương nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần được cung cấp từ dinh dưỡng. Cung cấp Canxi hàng ngày để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp tế bào xương là điều rất cần thiết ở mọi lứa tuổi. Canxi không chỉ quan trọng với xương, răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch.
Không tin những thực phẩm bổ sung "hoang đường"
Trên thị trường này nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung quảng cáo giúp trẻ tăng chiều cao, kéo dài xương trong thời gian thần tốc được bán với giá cắt cổ. Điều này không cần thiết.
Trong thực tế, nếu tuổi xương của trẻ đã chín muồi, dù có uống bao nhiêu thuốc cũng khó có tác dụng. Nếu vẫn còn trong tuổi dậy thì, lạm dụng các loại thuốc có thể dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm, nhanh cao lúc bé nhưng sau này cũng ngưng đột ngột.
Theo www.phunutoday.vn
Bộ lạc nơi bố mẹ xây chòi cho con gái "quan hệ" với bao nhiêu người tùy ý Khi con gái đến tuổi dậy thì, bố mẹ ở bộ lạc này sẽ xây cho con căn chòi tình yêu, khuyến khích con mời bạn trai đến ngủ qua đêm đến khi tìm được chồng. Nơi sinh sống của bộ lạc Kreung, đông bắc Campuchia Trên thế giới có nhiều bộ lạc và nhóm người có những tập tục và nghi thức...