Mách bạn “kỹ thuật” đơn giản để bài viết tiếng Anh “xịn xò” hơn: Danh từ hóa
Có một kỹ thuật rất đơn giản để bạn có được một bài viết tiếng Anh ấn tượng hơn, đó chính là “ Danh từ hóa”. Bạn đã nghe thấy cụm từ này bao giờ chưa?
Khi cần viết bài luận tiếng Anh trong các bài thi hay đặc biệt là bài IELTS Writing, bạn sẽ cần viết theo dạng formal một chút. Như thế không có nghĩa là bạn phải thể hiện kiến thức sâu rộng như chuyên gia (vì bạn đang thi ngoại ngữ cơ mà), mà chỉ cần đừng để văn viết như văn nói thôi.
Có một kỹ thuật rất đơn giản để làm cho bài luận tiếng Anh của bạn trang trọng hơn, chính là danh từ hóa. Tức là bạn biến một động từ (thường là động từ, nhưng cũng có khi là tính từ) thành danh từ. Một số người có thể nói hoa mỹ hơn, là “biến hành động thành khái niệm” đấy!
Có một kỹ thuật đơn giản để bài viết tiếng Anh của bạn trở nên trang trọng, chính xác hơn.
Ví dụ, động từ invade được biến thành invasion, break out được biến thành outbreak, participate được biến thành participation, judge thành judgement… Khi đọc một số trang tin lớn như CNN, The Guardian…, bạn có thể thấy cách dùng danh từ này được áp dụng rất phổ biến.
“Danh từ hóa” được coi là một kỹ thuật ngữ pháp hữu ích, vì nó giúp thông điệp được truyền tải nghe khách quan hơn, chính xác hơn, tập trung vào thực tế chứ không vào cảm xúc. Cho nên, khi được sử dụng hiệu quả thì kỹ thuật này khiến bài viết tiếng Anh của bạn có vẻ “sang xịn” hơn hẳn đó!
Tất nhiên, để biến một động từ thành một danh từ thì bạn không thể chỉ thay đổi mỗi từ đó, mà sẽ phải viết lại một cụm từ, đôi khi là viết lại cả câu. Nó đòi hỏi bạn có vốn từ vựng và ngữ pháp đều ở mức khá trở lên, cho nên bài viết của bạn mới càng được đánh giá cao hơn.
Video đang HOT
Có vốn từ vựng và ngữ pháp kha khá một chút thì bạn mới viết hay được.
Để bạn dễ hiểu hơn, bạn hãy xem một vài ví dụ dưới đây nhé:
Câu bình thường: Heating water to the boiling point will cause it to evaporate (Làm nóng nước đến nhiệt độ sôi sẽ khiến nước bay hơi). Câu đã áp dụng “danh từ hóa”: Heating water to the boiling point causes evaporation (Làm nóng nước đến nhiệt độ sôi sẽ gây ra sự bay hơi).
Hay câu bình thường: Governments want to improve education standards (Các chính phủ muốn cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục), và câu đã áp dụng “danh từ hóa”: Governments want to make an improvement in education standards (Các chính phủ muốn tạo nên sự cải thiện trong các tiêu chuẩn giáo dục).
Một số cặp động từ – danh từ thường gặp.
Kỹ thuật này đã trở nên dễ dàng hơn đối với bạn chưa? Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là chỉ áp dụng nó cho các bài luận cần viết trang trọng như trong bài kiểm tra, bài thi học kỳ, thi IELTS thôi, chứ nói chuyện bình thường mà áp dụng thì nghe… hơi kỳ đó nhé!
Vượt ải IELTS Reading: Chiến lược giành trọn điểm ở dạng bài "Tìm kết thúc cho câu"
Dạng bài "Tìm kết thúc cho câu" có thể xuất hiện trong phần Reading của kỳ thi IELTS và rất nhiều bài kiểm tra tiếng Anh ở trường. Tuy có vẻ không khó nhưng bạn lại rất dễ bị... đánh lừa.
Dạng bài "Tìm kết thúc cho câu" tức là ghép phần đầu của những câu cho trước với phần kết thúc phù hợp. Tất nhiên, số phần kết thúc luôn nhiều hơn số phần đầu câu, nên bạn cũng phải rất cẩn thận kẻo lựa chọn nhầm. Đặc biệt là khi nhiều phần kết thúc cứ tương tự nhau, khiến bạn không biết nên chọn "cái đuôi" nào cho "cái đầu" nào cả.
Để không "ngã ngựa" ở dạng bài này của phần Reading, bạn hãy nhớ 5 bí kíp dưới đây nhé:
1. Đọc phần đầu của câu trước đã
Bạn cứ bình tĩnh đọc những phần đầu của câu cho sẵn đã, đừng đọc các tùy chọn trước.
Nhiều bạn bắt đầu làm bài này bằng cách đọc hết các phần đuôi, cho rằng như vậy thì mình hiểu hết các phần đuôi rồi, chỉ việc ghép vào phần đầu cho hợp lý là xong. Nhưng đây là bài "tìm đuôi cho đầu" chứ có phải ngược lại đâu nhỉ! Việc đọc tất cả các phần đuôi sẽ khiến bạn rất dễ bị rối, bởi có khi tất cả các phần đuôi nghe cứ na ná nhau. Tốt nhất là bạn đọc kỹ các phần đầu câu để hiểu chúng nói đến chuyện gì đã.
2. Cố gắng dự đoán phần đuôi hợp lý
Đọc xong các phần đầu, bạn hãy thử dự đoán xem phần đuôi cho mỗi câu đó sẽ như thế nào. Đoán xong rồi hẵng nhìn các tùy chọn mà mình được cho, xem có cái nào giống với dự đoán của mình không.
3. Dựa vào ngữ pháp
Một số collocation với động từ "make".
Ngoài ý nghĩa của câu, bạn nên dựa vào ngữ pháp để dự đoán phần kết thúc câu. Chẳng hạn, từ nối tiếp với phần đầu câu cho sẵn nên là loại từ gì (động từ, danh từ...?), nếu là động từ thì ở số ít hay nhiều, thời quá khứ hay tiếp diễn...
Ngoài ra, hãy để ý đến collocation (kết hợp từ - đây là điều rất quan trọng mà bọn mình đã nhấn mạnh nhiều lần rồi đó!) để loại bỏ ngay (những) phần đuôi nào không khớp.
4. Đừng căn cứ vào những từ giống nhau
Đôi khi, bạn sẽ thấy ở phần đuôi có một từ hoặc cụm từ giống y như ở một phần đầu nào đó. Nhưng đừng vội lựa chọn nhé, rất có thể đó chỉ là sự đánh lừa thôi. Trong phần lớn trường hợp, những gì đã được viết ở phần đầu sẽ được diễn đạt theo cách khác ở phần đuôi (hoặc dùng từ đồng nghĩa) chứ không lặp lại y hệt đâu.
5. Các phần đuôi phù hợp thường sẽ có cùng trật tự với các phần đầu
Một ví dụ về bài ghép phần kết thúc câu phù hợp vào các phần đầu câu cho sẵn.
Tức là, đáp án cho câu 2 sẽ nằm ở khoảng sau đáp án cho câu 1. Vì vậy, với dạng bài này, bạn nên làm lần lượt: Tìm ra phần đuôi của câu thứ nhất trước đã, rồi bạn sẽ "định vị" được phần đuôi của câu thứ hai, và cứ như thế... Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn một chút cho câu thứ nhất, bởi càng về sau, số phần đuôi càng ít đi và bạn càng dễ chọn hơn mà.
Dạng bài hoàn thành câu với những phần đuôi cho sẵn còn có thể xuất hiện trong các bài thi tiếng Anh ở trường nữa. Bạn hãy nhớ 5 bước nói trên để tránh bỏ phí điểm với kiểu bài này nhé!
Học bổng và bài test tiếng Anh thay thế Ielts cho kì học tháng 9/2020 Trường Đại học Northampton University, UK thông báo về Học bổng và bài test tiếng Anh thay thế Ielts cho kì học tháng 9/2020. Trường Đại học Northampton University, UK. Trường Đại học Northampton hiện đã có thể tổ chức bài test tiếng Anh đầu vào của riêng trường. Kết quả bài test này có thể được sử dụng để đăng ký vào...