Mách bạn: Bổ sung sắt cho trẻ em
Sắt là chất không thể thiếu để trẻ phát triển. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em có thể làm suy giảm khả năng phát triển nhận thức và sức đề kháng của cơ thể.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu thiếu sắt: Da nhợt nhạt, xanh xao, tóc khô, móng tay giòn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lười hoạt động, tăng trưởng và phát triển chậm, ăn uống kém, hay bị rối loạn tiêu hóa và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Thực phẩm giàu sắt: Lựa chọn chế độ ăn giàu chất sắt là cách phòng chống thiếu máu, bổ sung sắt an toàn nhất. Thực phẩm chứa nhiều sắt là các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gan, trứng; các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, cá thu, cá ngừ, cá tuyết; các loại rau củ như cải bó xôi, đậu hà lan, bông cải xanh, rau muống, củ cải đường; các loại trái cây như nho, dưa hấu, chà là, mận; các loại ngũ cốc và hạt như yến mạch, gạo lứt, đậu hũ, đậu lăng…
Ngoài ra, trong chế độ ăn hằng ngày cần tăng cường vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt trong cơ thể như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.
Video đang HOT
Trẻ không nên uống quá nhiều sữa bò (trên 600ml sữa mỗi ngày). Một số thức ăn khác có thể tương tác và làm giảm sự hấp thu sắt như trà, cà phê, các loại nước có ga…, do đó, cần tránh dùng những thực phẩm này 1 – 2 giờ sau khi bổ sung sắt.
Bổ sung sắt: Hiện có nhiều dạng thuốc sắt để bổ sung cho trẻ em như dạng nhỏ giọt, siro, viên nhai, bột, viên uống… Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý bổ sung thuốc sắt cho con mà nên khám sàng lọc tình trạng thiếu sắt ở trẻ và bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Bởi thừa sắt là không tốt.
Trẻ thiếu sắt và hệ lụy
Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi).
Vì vậy, không được để cơ thể trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch và thần kinh. Chất sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia quá trình vận chuyển ôxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng ôxy.
Nếu chế độ ăn không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ bị thiếu sắt. Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt - khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực tế, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất được cho là do thiếu sắt.
Nên tăng cường thực phẩm giàu sắt.
Vì sao trẻ dễ bị thiếu sắt?
Một số bé không nhận đủ sắt vì nhiều lý do khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc: ăn uống không đủ chất; Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém; Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng; Mất máu do nhiễm giun sán.
Trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao nhất bao gồm: Em bé sinh non - hơn 3 tuần trước ngày dự sinh - hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Em bé uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi. Trẻ bú sữa mẹ không được cho ăn thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi. Em bé uống sữa công thức không bổ sung sắt.
Trẻ đang có bệnh như: nhiễm trùng mạn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi đã tiếp xúc với chì. Các cô gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì cơ thể họ mất chất sắt trong kỳ kinh nguyệt.
Nhu cầu sắt của trẻ: Em bé được sinh ra với chất sắt được lưu trữ trong cơ thể, nhưng cần một lượng sắt bổ sung ổn định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Về nhu cầu sắt hàng ngày, trẻ từ 1-3 tuổi khoảng 7mg, trẻ từ 4-8 tuổi cần khoảng 10mg.
Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ: Quá ít chất sắt có thể làm giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt ở trẻ không xuất hiện cho đến khi thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm: da nhợt nhạt, mệt mỏi, tăng trưởng và phát triển chậm, ăn kém, thở nhanh bất thường, vấn đề hành vi, nhiễm trùng thường xuyên...
Khuyến cáo của WHO về bổ sung sắt cho trẻ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.
WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày cho bé 5 tuổi trở xuống (độ tuổi mẫu giáo). Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.
Top 10 thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến cho oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu. Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống. Cùng tìm hiểu những thực phẩm giàu sắt, giúp cơ thể ngăn ngừa thiếu máu. 1....