Mặc trang phục may mắn, phụ huynh Trung Quốc mong con thi tốt
Các bà mẹ mặc xường xám vì từ này phát âm giống “ thành công”, ông bố mặc gile vì chữ cái đầu trùng với cụm “ mã đáo thành công”.
Khi hàng triệu học sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học được coi là “khắc nghiệt nhất thế giới”, phụ huynh cũng tìm mọi cách để mong thần may mắn mỉm cười với con mình.
Nhiều bà mẹ chọn mặc xường xám, trang phục truyền thống dành cho phụ nữ Trung Quốc trong hai ngày thi vào đại học 7-8/6. Trong tiếng Trung, xường xám phát âm gần giống với từ “thành công” nên được cho là sẽ mang lại may mắn.
Mới nghe đến quan niệm này vào tuần trước, chị Chen vội mua bộ xường xám. “Tôi thực sự nghiêm túc vì đây là điều tối thiểu có thể làm vì con”, chị nói và kể khi mua váy về, con gái phá lên cười, nghĩ chỉ là mê tín.
Các cửa hàng thời trang thu được lợi ích từ “cơn sốt” xường xám. Zhu Jing, chủ cửa hàng trang phục truyền thống có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết doanh thu trong kỳ thi đại học tăng hơn bốn lần so với ngày thường.
Nhiều phụ huynh Trung Quốc mặc xường xám cổ vũ con thi đại học. Ảnh: Simon Song
Về màu sắc trang phục, đỏ được chọn mua nhiều nhất vì theo quan niệm Trung Quốc màu đỏ gắn liền với may mắn. Tiếp đó là màu xanh lá, chỉ sự thành công và màu xám pha vàng vì phát âm giống với cụm từ “tinh hoa lộng lẫy”.
“Năm nay, phụ huynh ưa chuộng mẫu váy màu vàng với họa tiết hoa hồng đỏ”, chị Zhu nói.
Video đang HOT
Bên cạnh những bộ xường xám của các bà mẹ, những ông bố lựa chọn áo gile kiểu dáng đơn giản. Trong tiếng Trung, áo gile viết là “ma jia”, trùng chữ cái đầu với cụm từ “ma dao cheng gong”, nghĩa là “mã đáo thành công”.
Ngoài ra, những năm gần đây, phụ huynh Trung Quốc chuộng mua hoa hướng dương vì nó phát âm giống cụm từ “đứng đầu bảng”. Một phụ nữ bán hoa ở Triều Dương chia sẻ việc kinh doanh hoa trong những ngày thi rất thuận lợi. “Mỗi năm vào khoảng thời gian này, tôi có rất nhiều đơn đặt hàng hoa hướng dương từ phụ huynh”, chị kể.
Trong kỳ thi vào đại học ở Trung Quốc năm ngoái, một trường học ở tỉnh Giang Tô đã yêu cầu tất cả giáo viên nữ mặc xường xám và giáo viên nam mặc gile màu đỏ để cầu mong thành công cho học sinh.
Kỳ thi đại học (gaokao) được xem là quan trọng nhất ở Trung Quốc, có thể xây dựng hoặc phá vỡ tương lai của một người trẻ, san bằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Thí sinh sẽ thi 4 môn, mỗi môn 3 tiếng, gồm: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh, Hóa, Lý), hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa, Sử, Chính trị). Năm nay, có 10,31 triệu người tham dự kỳ thi.
Tú Anh
Theo SCMP/VNE
Mong đỗ đại học, sĩ tử Trung Quốc 'di cư', làm giả hộ khẩu
Trước khi kỳ thi khắc nghiệt bắt đầu, một bộ phận học sinh Trung Quốc chuyển tới các khu vực thưa dân đăng ký thi với hy vọng tăng cơ hội giành suất vào đại học.
Xinhua đưa tin ngày 7/6 tới, hơn 10 triệu học sinh Trung Quốc sẽ bước vào kỳ thi cao khảo (gaokao) khắc nghiệt nhất thế giới. Kết quả thi được xem như chiếc chìa khóa quyết định tương lai những bạn trẻ ở đất nước tỷ dân.
Trong cuộc đua khốc liệt này, một bộ phận thí sinh được gọi là "cao khảo di dân". Họ đăng ký dự thi tại các khu vực thưa dân như Tân Cương, Ninh Hạ để giảm áp lực cạnh tranh và tăng cơ hội đạt điểm số cao hơn.
Những năm gần đây, hiện tượng cha mẹ thí sinh sẵn sàng làm giả sổ hộ khẩu để con được dự thi ở khu vực "dễ thở" hơn trở nên phổ biến ở Trung Quốc.
Cao khảo được đánh giá là kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Trước kỳ thi năm 2019, cơ quan giáo dục tỉnh Quảng Đông đã tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ học sinh chuyển từ các trường trung học phổ thông ở địa phương khác tới.
Động thái này được cho là nhằm ngăn chặn tình trạng "di dân", được thúc đẩy sau khi phòng giáo dục thành phố Thâm Quyến phát hiện trong số 100 học sinh đứng đầu trường tư thục Fuyuan, cứ 10 em xuất sắc sẽ có 1 người chuyển từ Trung học Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc tới đây học, theo Xinhua Daily Dispatch.
"Họ sẽ xuất hiện 1-2 ngày trước kỳ thi và rời khỏi Thâm Quyến ngay sau đó", một học sinh trường Fuyuan nói.
Fuyuan là một trong 4 trường trung học hàng đầu thành phố Thâm Quyến. Năm 2018, 9 sinh viên của trường trúng tuyển ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh (2 ngôi trường lần lượt được xem là Oxford và Cambridge của Trung Quốc), theo Dute News.
Tờ Jing Bao đưa tin trường Fuyuan và Trung học Hành Thủy thiết lập quan hệ từ năm 2016 để trao đổi chuyên môn giảng dạy.
Qua chương trình trao đổi, một số học sinh trường Hành Thủy có thể chuyển đến học tại Fuyuan và có thể dự thi cao khảo ở thành phố này.
Một số học sinh có thành tích tốt nhất trường Fuyuan ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông chuyển đến đây từ trường học ở tỉnh Hà Bắc. Ảnh: Guancha.cn.
Tỉnh Quảng Đông quy định tất cả ứng viên cao khảo có hộ khẩu ngoài tỉnh phải cung cấp bằng chứng cư trú ở đây trong vòng 3 năm. Bên cạnh đó, họ cũng cần chứng minh cha mẹ làm việc dài hạn trong khu vực.
Sau quá trình kiểm tra hộ khẩu của học sinh trường Fuyuan, phòng giáo dục Thâm Quyến thông báo các sĩ tử tuân thủ yêu cầu đăng ký cao khảo.
Tháng 5 vừa rồi, Cục khảo thí tỉnh Quý Châu thông báo 3 học sinh làm giả hồ sơ để đăng ký thi cao khảo ở đây vào năm ngoái đã bị đuổi khỏi ĐH Thanh Hoa ở Bắc Kinh và ĐH Phục Đán ở Thượng Hải.
Quý Châu là một trong những khu vực nghèo và ít dân cư nhất Trung Quốc.
Theo SCMP/Zing
"Lỡ mình trượt thì làm sao?": Đừng lo bởi tỷ phú Bill Gates còn chẳng có bằng đại học! Bởi đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Việc tham gia kỳ thi đại học cũng giống như bạn tham gia một cuộc chiến, tất nhiên kết quả là có kẻ thắng người thua, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước phát triển cũng có rất nhiều người trượt đại học. Lý do...