Mắc phải bệnh có nguy cơ tử vong, tàn phế vẫn “cố thủ” ở nhà tự chữa
Đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type 2 tự chữa trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải… khiến các bác sĩ điều trị vô cùng khó khăn.
Bệnh nhân L.T.K. (67 tuổi, trú tại Trảng Bảng, Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng sưng, đau, chảy dịch trên bàn tay trái kèm phập phồng bóng nước từ cổ tay đến hết mu bàn tay, đường huyết cao. Ba ngày trước, bệnh nhân bị cây kẽm đâm vào bàn tay trái.
Sau đó, vết thương bàn tay trái sưng to, đau, nổi bóng da kèm dịch đỏ chảy, nhiễm trùng ngày càng lan rộng đến mu bàn tay trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Được biết, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 hơn 10 năm, nhưng tự chữa ở nhà và tự mua thuốc, không điều trị tại cơ sở y tế nào.
Khi vào viện ở Tây Ninh, tình trạng của bệnh nhân được các bác sĩ hội chẩn liên khoa, nhận định đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type 2 tự điều trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải.
Sau hội chẩn, các bác sĩ đưa ra phương án điều trị, đồng thời giải thích, tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân về quyết định tiến hành phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử sau đó sẽ tạo hình bằng kỹ thuật chuyển vạt da có cuống mạch liền cho bệnh nhân.
Bệnh nhận được điều trị tích cực bằng kháng sinh, bằng thuốc hạ đường huyết. Êkip bác sĩ đã lên lịch và tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương hoại tử để vết thương không lan rộng. Sau đó, bệnh nhân được đưa về khoa để theo dõi, chăm sóc vết thương tích cực cũng như điều trị suy thận, tình trạng tiêu chảy. Sau quá trình chăm sóc nội khoa và ngoại khoa, bệnh nhân đã ổn định tình trạng nhiễm trùng huyết, vết thương hết dấu hiệu nhiễm trùng. Êkip phẫu thuật lên kế hoạch phẫu thuật vạt da bẹn che phủ khuyết phần mềm cho bệnh nhân…
Bàn tay nhiễm trùng nặng, hoại tử diễn tiến nhanh trên nền bệnh nhân đái tháo đường, tự điều trị.
Sau thời gian điều trị tích cực, đến nay, bệnh nhân đã tách vạt da khỏi bẹn, được tạo hình mép da và đang trong quá trình phục hồi chức năng, các ngón tay cử động tốt, vạt tách da hồng hào.
Theo các bác sĩ, với tình trạng của bệnh nhân này nếu không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến di chứng nhiễm trùng; hoại tử xương, gân, mạch máu, thần kinh, cơ; biến dạng, co rút cơ quan vận động; cứng khớp; làm mất chức năng vận động của chi thể, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh…
Video đang HOT
Tự chữa trị đái tháo đường là tự làm mất đi cơ hội sống khỏe
Với các bệnh nhân đái tháo đường – đây là căn bệnh đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân và đặt một gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan, không tự chữa trị.
Tại Khoa Cấp cứu, BV Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng huyết áp với nguyên nhân tự ý dùng thuốc được quảng cáo trên các trang mạng xã hội không chính thức. Nhiều bệnh nhân khi đưa vào cấp cứu đã trong tình trạng rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ thăm khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
BSCKI. Nguyễn Công Bình – khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng hiện nay có một số cơ sở hứa hẹn việc dùng các loại thuốc khác nhau sẽ giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh hoàn toàn khiến nhiều người tin tưởng và làm theo.
Do đó, người bệnh cần tỉnh táo và trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cũng như cho lời khuyên phù hợp, tránh dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép.
Qua điều trị và cấp cứu nhiều bệnh nhân dùng thuốc không rõ nguồn gốc, BSCKI. Nguyễn Công Bình khuyến cáo người bệnh cần đi khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Những lưu ý đối với người bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc
- Sử dụng thuốc theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý ngưng sử dụng thuốc.
- Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.
- Tái khám khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Để kiểm soát đường máu ổn định, ít dao động các bác sĩ lưu ý người bệnh đái tháo đường cần thực hiện các biện pháp sau:
- Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Duy trì chế độ ăn và tập luyện đều đặn giữa các ngày, khi tập thể dục thì phải ăn thêm bữa phụ.
- Đo đường máu thường xuyên để biết đường máu của mình đang ở mức nào, cũng như để đánh giá xem chế độ ăn, tập luyện ảnh hưởng thế nào đến đường máu.
- Tránh các stress, thức quá khuya.
- Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá…
"Đắp" da bẹn lên mu bàn tay cho người bị hoại tử da do tiểu đường
Ngày 10-4, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh thông tin về tình hình sức khoẻ người bệnh bị hoại tử da tay được đắp da thay thế.
Theo dõi tình trạng người bệnh.
Đó là người bệnh L.T.K. (67 tuổi, ngụ tại Trảng Bảng, Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng sưng, đau, chảy dịch trên bàn tay trái kèm phập phồng bóng nước từ cổ tay đến hết mu bàn tay, đường huyết cao.
Ba ngày trước, người bệnh bị cây kẽm đâm vào bàn tay trái. Sau đó, vết thương bàn tay trái sưng to, đau, nổi bóng da kèm dịch đỏ chảy, nhiễm trùng ngày càng lan rộng đến mu bàn tay trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh. Được biết, người bệnh bị đái tháo đường type II hơn 10 năm nhưng tự điều trị ở nhà và tự mua thuốc, không điều trị tại cơ sở y tế nào.
Các bác sĩ sau hội chẩn liên khoa, nhận định đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type II tự điều trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải. Sau hội chẩn, các bác sĩ đưa ra phương án điều trị, đồng thời giải thích, tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh và thân nhân về quyết định tiến hành phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử: sau đó sẽ tạo hình bằng kỹ thuật chuyển vạt da có cuống mạch liền cho người bệnh.
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương hoại tử để vết thương không lan rộng, người bệnh được theo dõi, chăm sóc vết thương tích cực cũng như điều trị suy thận, tình trạng tiêu chảy. Sau quá trình chăm sóc nội khoa và ngoại khoa, người bệnh đã ổn định tình trạng nhiễm trùng huyết, vết thương hết dấu hiệu nhiễm trùng. Ê-kip phẫu thuật lên kế hoạch phẫu thuật vạt da bẹn che phủ khuyết phần mềm cho người bệnh.
Vết thương mu tay bên trái có kích thước 10x10cm, bề mặt vết thương có giả mạch, có mô hoại tử, lê mô hạt dưới giả mạc. Ê-kíp tiến hành cắt lọc, lấy hết mô hoại tử mà giả mạc. Sau đó, ê-kíp tiến hành đo thiết kế vạt bẹn tương tự như vết thương và tiến hành tách vạt bẹn có cuống liền mạch.
Tiếp theo, ê-kíp khâu vạt bẹn liền với da mu bàn tay trái. Sau khi khâu, ê-kíp kiểm tra thấy đầu ngón hồng, vạt bẹn hồng hào. Người bệnh được tiếp tục theo dõi và chăm sóc vết thương, điều trị nội khoa nhiễm trùng huyết. Bàn tay được phủ da bẹn dính vào người trong thời gian ba tuần và được đội ngũ y bác sĩ theo dõi và chăm sóc thay băng và dùng thuốc để không nhiễm trùng, vạt da bẹn che phủ sống tốt, hồng da mu bàn tay trái.
Đến nay, người bệnh đã tách vạt da khỏi bẹn, được tạo hình mép da và đang trong quá trình phục hồi chức năng, các ngón tay cử động tốt, vạt tách da hồng hào.
Được biết, chuyển vạt da cơ có cuống là một kỹ thuật khó và phức tạp nên chỉ được tiến hành tại những bệnh viện có chuyên khoa về tạo hình. Phẫu thuật chuyển vạt da giữ vai trò quan trọng đối với điều trị các khuyết hổng phần mềm. Phẫu thuật chuyển vạt da cơ có cuống là phương pháp tối ưu được đưa ra, giúp bảo tồn khả năng vận động, đồng thời bảo đảm tính thẩm mỹ khuyết da cho người bệnh.
Con suy thận cấp vì cha mẹ nhờ thầy cúng chữa bệnh Thay vì đưa trẻ đến viện điều trị, gia đình nhờ thầy cúng. Sự chậm trễ khiến trẻ rơi vào tình trạng suy thận cấp, đe dọa tính mạng. Bệnh nhi T.H.T. (11 tuổi, dân tộc Dao, trú tại xã Đồng Sơn, Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa đến khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), trong tình trạng mệt mỏi, sốt...