Mặc dù sợ tới phải “đóng bỉm” thế nhưng nhiều người vẫn ưa thích các tựa game kinh dị, lý do đã được khoa học giải thích
Các tựa game kinh dị mang tới những kích thích khó tả.
Sức quyễn rũ của một thể loại game được thiết kế để gây nên nỗi kinh hoàng
Một số người nói rằng trò chơi điện tử là phương tiện hoàn hảo để mang đến sự kinh dị. Tính tương tác mang lại rất nhiều lợi thế cho thể loại này, bao gồm những ảnh hưởng trực quan khi chúng ta nhập vai nhân vật, trách nhiệm hành động dưới áp lực và các cảm giác về những mối đe dọa tiềm tàng khi chơi. Kể từ thời kỳ hoàng kim của thể loại kinh dị sinh tồn từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000, cho đến nay kinh dị vẫn là một thể loại phổ biến trong thế giới game. Tuy nhiên, nó mang trong mình một câu hỏi mà các thể loại khác không thường gặp phải, đó là tại sao nhiều người chơi lại thích nó? Nhà triết học Nol Carroll gọi đây là nghịch lý kinh dị. Như anh ấy đã nói, “… tại sao mọi người lại muốn nếm trải cảm giác kinh hoàng?” Hãy xem ba lời giải thích cho lý do tại sao một số người trong chúng ta lại cảm thấy nỗi sợ hãi của chính mình đem lại một cảm giác rất thú vị.
Tiến sĩ Margee Kerr đã dành phần lớn sự nghiệp của mình trong vai trò như một nhà xã hội học để nghiên cứu lý do chính xác tại sao một số người trong chúng ta chọn tham gia vào các tình huống gây sợ hãi, từ việc đứng trên các đỉnh cao đến việc hào hứng khám phá các ngôi nhà ma ám tại trung tâm thương mại. Trong bài nói chuyện TEDx của mình về chủ đề này, cô ấy đưa ra câu trả lời:
“Cơ thể của chúng ta được đưa vào chế độ hoạt động, sự trao đổi chất của chúng ta tăng lên, chúng ta đang chuyển hóa nhiều năng lượng nhất có thể. Tất cả sự chú ý của chúng ta và tất cả các nguồn lực của chúng ta được dồn cả lại để tập trung vào việc tồn tại. Để trở nên mạnh mẽ, để tồn tại thì lúc này chúng ta không có thời gian để suy nghĩ, hay lo lắng về tương lai nữa. Chúng ta có cơ sở trong hiện tại, trong cơ thể của chúng ta. Và trong trường hợp không có mối đe dọa thực sự nào, điều đó có thể khiến chúng ta cảm thấy khá tốt. “
Video đang HOT
Lời giải thích này thường gắn liền với ví dụ khi chúng ta chơi tàu lượn siêu tốc. Trải nghiệm đi tàu lượn siêu tốc có thể đáng sợ, nhưng chúng ta hiểu rằng không có mối đe dọa thực sự (đáng kể) nào, vì vậy chúng ta có thể thử phản ứng sợ hãi của cơ thể mà không có hậu quả tiêu cực. Kerr cũng cho rằng cảm giác vui vẻ này có thể đi đôi với cảm giác được thỏa mãn. Bạn đã đối mặt thành công với nỗi sợ hãi của chính mình, vì vậy cảm giác sau đó là rất thoải mái, thậm chí nó còn đi đôi với cảm giác chinh phục.
Kerr cũng xác định một yếu tố chung của nỗi sợ hãi như sau: “Cảm xúc của chúng ta, theo nghĩa bóng, rất dễ lan truyền. Bạn thấy bạn bè của mình la hét và cười, và đột nhiên bạn cũng làm như vậy.” Niềm vui thú vị khi sợ hãi đôi khi được dễ dàng tìm thấy hơn trong lúc trải nghiệm được chia sẻ với những người khác. Trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt về nỗi sợ hãi có thể giúp gắn kết chúng ta lại với nhau. Phần lớn, Kerr đưa ra những trải nghiệm mà chúng ta thường gặp nhất, bình dân nhất, chẳng hạn như đi đến một ngôi nhà ma ám với gia đình hoặc khám phá một tòa nhà bỏ hoang với bạn bè. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định yếu tố cộng đồng này là nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của các trò chơi kinh dị trên các video game.
Chiếc van an toàn của nỗi sợ hãi
Stephen King đã thảo luận về lợi ích của yếu tố kinh dị trong cuốn sách xuất bản năm 1981 của ông về thể loại kinh dị có tên The Danse Macabre như sau:
“Nhiều người trong chúng ta cảm thấy nhiều hơn (và nhìn thấy trong những quang phổ tối hơn) những sự việc kỳ bí, mang yếu tố kinh dị. Đó có thể là những chú chó hay những người đặc biệt. Đối với chúng ta cũng vậy, phim kinh dị giống như là một chiếc van an toàn. Chúng ta sẽ có một kiểu cảm giác mơ màng nhưng vẫn tương đối tỉnh táo khi đối mặt với những yếu tố có phần kinh dị, và khi chúng ta xem một bộ phim về những con người bình thường, đang sống cuộc sống bình thường bỗng chốc biến thành một cơn ác mộng đẫm máu, thì chúng ta có thể giải tỏa áp lực có thể đã được tích tụ một thời gian dài để cho nó có thể bung ra một cách mạnh mẽ “.
Nói cách khác, khi chúng ta trải qua một nỗi sợ hư cấu trong một môi trường được kiểm soát, nó cho phép chúng ta giải phóng sự lo lắng đã được tích tụ từ sự sợ hãi, và lo lắng mà thực tế chúng ta đã trải qua. Bằng cách này,yếu tố kinh dị có thể cung cấp cho chúng ta một loại chất kích thích, giúp hỗ trợ chúng ta chống lại các mối đe dọa rất thực tế, những mối đe dọa đang khiến chúng ta dần suy sụp mỗi ngày. King gợi ý rằng đây là lý do tại sao một số người trong chúng ta dễ bị thu hút bởi sự kinh dị hơn những người khác, vì một số người “nhìn thấy trong những quang phổ tối hơn” và có thể có được trải nghiệm giàu cảm xúc hơn.
Sự bí ẩn khiến chúng ta tò mò
Sở cảnh sát thành phố Raccoon của Resident Evil 2 chứa đầy những góc tối, những cánh cửa bị khóa và những bí mật kỳ lạ, khiến nơi đây trở thành bối cảnh nổi tiếng trong làng game kinh dị.
Nol Carroll giải đáp câu hỏi tại sao chúng ta lại thích các yếu tố kinh dị trong tác phẩm Triết lý kinh dị của ông, hay Nghịch lý của trái tim.Trong đó, anh ấy đưa ra một câu trả lời hơi khác những gì chúng ta thường nghĩ, một câu trả lời không phải bắt nguồn từ chính nỗi sợ hãi mà là trong những loại câu chuyện thường chứa đựng yếu tố kinh dị. Tóm lại, Carroll lập luận rằng thể loại kinh dị hấp dẫn sự tò mò của chúng ta theo một cách hết sức tự nhiên. Anh ấy viết:
Ở một mức độ nhất định, câu chuyện trở nên kinh dị rõ ràng là do sự tò mò của chúng ta. Nó thu hút khán giả bằng cách tham gia vào các quá trình tiết lộ, khám phá, chứng minh, giải thích, giả thuyết và xác nhận … Những câu chuyện kinh dị, trong một số trường hợp, là những bộ phim truyền hình về việc chứng minh sự tồn tại của những con quái vật và tiết lộ (thường là dần dần ) nguồn gốc, danh tính, mục đích và sức mạnh của con quái vật ấy … chúng ta bị thu hút bởi phần lớn các tiểu thuyết kinh dị vì cách các âm mưu dần dần được hé lộ và các bộ phim truyền hình đã chứng minh điều này là sự thật. “
Tóm lại, yếu tố kinh dị thường gắn liền với sự bí ẩn, và nhiều người trong chúng ta thích thú với những điều bí ẩn vì chúng thu hút sự tò mò của chúng ta. Carroll đặc biệt đề cập đến quái vật , điều này rất hợp lý nếu áp dụng vào mảng phim ảnh. Tuy nhiên, trong game kinh dị, những yếu tố kinh dị thường đến từ không gian trong game mà chúng ta phải tự khám phá. Một con tàu ma trôi dạt trong không gian. Một thị trấn kỳ lạ, bỏ hoang. Một đồn cảnh sát đẫm máu. Nếu chúng ta coi trò chơi kinh dị như những câu chuyện xoay quanh việc từ từ khám phá thêm về những không gian quái dị này, thì đó có vẻ như là một lời giải thích thuyết phục cho việc tại sao chúng ta lại thích sự kinh dị. Yếu tố bí ẩn hấp dẫn là một hiệu ứng phụ mang yếu tố tự nhiên mà các video game hiện nay đang có xu hướng khai thác.
Vậy còn lý do yêu thích thể loại game kinh dị của bạn là gì? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi.
Điều gì khiến game thủ dù "đóng bỉm" vẫn mê chơi game kinh dị ?
Một pha jump scare chất lượng trong game kinh dị luôn tạo nên cao trào hợp lý và đúng lúc. Đây là sự tổng hòa của hình ảnh, âm thanh và cả những yếu tố tích tụ sự căng thẳng tới đỉnh điểm.
Thử nhìn quanh và hỏi mọi người xem khoảnh khắc đáng sợ ưa thích nhất của họ game kinh dị là gì, chắc hẳn 9/10 người sẽ kể cho bạn về một cảnh hùa dọa gây giật mình (tên gọi chung là "jump scare") nào đó. Và đây chính là chất "kích thích" khiến nhiều game thủ dù có sợ hãi đến đâu vẫn luôn mê mệt với dòng game kinh dị.
Một pha jump scare chất lượng trong game kinh dị luôn tạo nên cao trào hợp lý và đúng lúc. Đây là sự tổng hòa của hình ảnh, âm thanh và cả những yếu tố tích tụ sự căng thẳng tới đỉnh điểm. Một trong những tựa game kinh dị sinh tồn áp dụng jump scare cực hay và được đông đảo fan hâm mộ đánh giá cao chính là "Silent Hill" mặc dù thời đó không có đồ họa chân thực như bây giờ.
Điển hình là ở đoạn người chơi tìm đến ngôi trường tiểu học và tiếp cận khu vực tủ đồ của học sinh, người chơi đã được cảm nhận một không gian u ám lạ thường với những tiếng động lạ khe khẽ. Đến khi buộc phải quay lại nơi này, người chơi thấy rằng cũng chiếc tủ đồ đáng nghi phát ra những tiếng đập từ bên trong ầm ầm, nhưng lấy hết dũng cảm mở ra thì chỉ thấy toàn máu là máu. Tuy nhiên vừa hít thở lấy lại bình tĩnh và quay đầu lại đi một hai bước đã thấy một cái xác ghê rợn đột ngột nhảy ra từ một cái tủ đồ khác khiến ta chết đứng người.
Trong vài năm trở lại đây, "Five Nights at Freddie's" là một tựa game kinh dị khác trở thành ví dụ điển hình cho việc thiết kế jump scare tốt. Nhiều người chỉ trích game vì quá dựa dẫm vào những cỗ máy mang hình thú vật đáng sợ cứ rít lên vào mặt người chơi, nhưng vẻ đẹp của "Five Nights at Freddie's" là ở chỗ jump scare không hề xảy ra ngẫu nhiên, mà nó là sự trừng phạt cho việc thất bại. Trong khi người chơi cố gắng tập trung để tìm đường ra khỏi căn nhà chết chóc, họ luôn có cảm giác bị một mối nguy hiểm đáng sợ vô hình bao trùm. Điều đó giúp gia tăng sự căng thẳng và mỗi lần pha jump scare diễn ra, nó lại nhắc nhở cho bạn về cái giá thất bại.
Con người ta yêu thích một lần dọa nạt bất ngờ đặc sắc cũng vì lí do như chúng ta yêu thích một trò đùa vui giải trí thực sự. Các trò đùa tuyệt nhất không chỉ đơn thuần là đả động đến chủ đề buồn cười nào đó, mà cái cách chúng được sắp đặt, xây dựng và cả hệ quả sau khi diễn ra sẽ khiến ta cười mãi không thôi, và nghĩ lại vẫn thấy buồn cười. Các cảnh jump scare của những trò chơi kinh dị xuất sắc cũng như vậy. Sau những lần bị hù dọa khiến tim bắn ra khỏi lồng ngực, bạn sẽ thực sự có ấn tượng sâu đậm về trò chơi mình từng trải nghiệm.
Silent Hill và những tựa game kinh dị ám ảnh nhất xuyên suốt thập kỷ qua Game ám ảnh bậc nhất, khuyến cáo chỉ dành cho người can đảm nhé. Thể loại kinh dị vẫn liên tục phát triển, bởi những câu chuyện giật gân khiến cho mọi người sợ hãi và lo lắng luôn có sức hấp dẫn rất riêng. Và những video game với đề tài kinh dị vì thế mà chưa bao giờ mất đi sức...