Mắc cúm khi mang thai, bà mẹ bị hôn mê sâu đến 24 ngày sau khi sinh con và điều kì diệu đã khiến cô hồi sinh
Không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34, người mẹ này đã từng nghĩ chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ thì sẽ sớm khỏe mạnh trở lại. Nhưng không…
Cuối tháng 2/2019, Tess Frame (đến từ San Diego, tiểu bang California, Hoa Kỳ) mắc cúm khi đang mang thai ở tuần 34. Điều này đã khiến sức khỏe của Frame càng trở nên tồi tệ hơn, cô bị ho liên tục. Mỗi lần ho đều như một cơn đau “xé toạc” cổ họng, Frame thậm chí cảm nhận được cả cảm giác co thắt ở phần bụng; vì sợ ảnh hưởng đến con, cô bắt đầu kiềm chế những cơn ho.
Tess Frame không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34.
Frame đã từng nghĩ, chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khiến cô dần khỏe mạnh trở lại. Nhưng không, sau đó vài ngày, cô buộc phải đi khám khẩn cấp để được điều trị vì tình trạng sức khỏe quá tệ.
“Hãy uống một vài loại thuốc nặng hơn một chút, dù nó không mấy an toàn cho những người đang mang thai và đợi thêm vài ngày, bạn sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn.” – vị bác sĩ điều trị cho Frame nói với cô.
Thế nhưng, dù một tuần đã trôi qua, tình trạng của cô lại đi ngược với mong đợi. Cô thậm chí không thể thở được nếu nằm ngửa và cô phải ngủ trong tư thế… ngồi. Frame dần trở nên mất tỉnh táo, cô không thể nói hoặc mở mắt.
Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài.
Vào ngày thứ 8 sau khi uống thuốc do bác sĩ kê đơn, Frame bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt mạnh và sức khỏe đã quá yếu là lý do khiến cô cứ thế lịm dần. Chồng của Frame gọi điện đến bệnh viện để mong nhận được sự giúp đỡ, tại đây các bác sĩ hướng dẫn uống thêm nước, cố gắng nghỉ ngơi và tiếp tục chờ đợi.
Sáng hôm sau, tình hình còn tệ hơn nữa. Những cơn co thắt dần mạnh hơn và cô buộc phải đến bệnh viện.
Ngay lúc đó, Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài. Trong khi bé Thomas được đưa đến Bệnh viện Nhi để theo dõi và kiểm tra sức khỏe nhằm đảm bảo cậu bé sẽ không mắc phải bệnh nhiễm trùng nào thì Frame phải tiếp tục thở máy.
Bé Thomas chào đời sớm hơn dự kiến.
Video đang HOT
Frame được chẩn đoán đã bị suy hô hấp và viêm phổi. Trước tình hình này, cô nhanh chóng được chuyển đến một bệnh viện lớn hơn với các trang thiết bị hiện đại để điều trị trong vòng chưa đầy 10 phút.
Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác. Tình hình sức khỏe lúc này của Frame vẫn rất tệ.
Do Frame bị hôn mê sâu nên các bác sĩ đã phải đặt ống thông vào trực tràng để thuận tiện cho nhu cầu đi vệ sinh. Không chỉ thế, cô còn bị chảy máu sau sinh nên nhân viên y tế ở đây phải lau thường xuyên để tránh nhiễm trùng và xoa bóp ngực để ngăn ngừa viêm vú. Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác còn Frame luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp và chưa sinh con.
Sau nhiều lần thất bại trong việc rút máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc an thần nặng cho Frame, cuối cùng cô đã thở được nhờ sự trợ giúp của ống thông dòng chảy cao. Lúc này, Frame chỉ nhớ rằng mình cảm thấy rất khát vì không khí thổi vào mũi và cổ họng với lực rất mạnh, nhưng tình trạng sức khỏe khiến cô được không được phép ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.
Chồng của Frame luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho cô.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp. Frame cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy đang nằm trong viện và vết thương phần bụng khiến cô nghĩ rằng con trai vẫn đang an toàn trong đó.
Vài ngày sau, Frame mới tỉnh táo trở lại và dần hiểu ra mọi thứ. Nhưng không may, nồng độ oxy trong máu tăng lên nhanh chóng đã khiến các bác sĩ buộc phải tiêm thuốc an thần cho Frame thêm lần nữa, đồng thời đặt ống nội khí quản trở lại.
Không thể duy trì tình trạng này, Frame được chỉ định mổ rút nội khí quản. Quá trình này sẽ cho phép dòng oxy lưu lượng cao chảy trực tiếp vào khí quản của Frame, không thông qua mũi và miệng.
Thủ thuật được thực hiện thành công và Frame tỉnh dậy vào ngày hôm sau, tuy tỉnh táo nhưng cô lại không thể nói chuyện. Frame bắt đầu cai thuốc an thần và thuốc giảm đau (nguyên nhân đã gây ra toàn bộ các triệu chứng hoang tưởng, điên cuồng, buồn nôn, run rẩy, tê liệt cơ và các tác dụng phụ khác). Sau đó vài ngày, Frame được chuyển đến phòng chăm sóc tích cực.
Sau 24 ngày liên tiếp nằm trong bệnh viện, chồng và bố mẹ của Frame đã có thể đưa bé Thomas đến thăm cô. Lúc này, cậu bé tuy đã được 1 tháng tuổi nhưng mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
Bé Thomas lúc này mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
“Nâng niu cơ thể bé nhỏ và khẽ xoa mái tóc mềm mượt của con trai, tôi ước mình có thể nói chuyện với Thomas, hát cho con nghe một bài hát ru,… Từng ấy việc làm có thể là điều đơn giản với bao người nhưng riêng tôi lúc đó lại khác. Tôi chỉ còn cách quyết tâm khỏe mạnh trở lại càng nhanh càng tốt.” , Frame nhớ lại.
Không ai khác, chính bé Thomas đã là nguồn động lực lớn nhất lúc bấy giờ của Frame. Như một chất xúc tác, bằng cách chạm vào Thomas, ngửi mùi hương ngọt ngào và cảm nhận hơi ấm từ cậu bé đã giúp Frame dần phục hồi một cách nhanh chóng.
“Tôi bắt đầu hiểu những điều mình cần phải làm để có thể kiểm soát việc chữa lành tâm lý và phục hồi sức khỏe của bản thân. Khi nghe bác sĩ nói về việc tôi có thể xuất viện sau một tuần nữa đã khiến tôi vô cùng xúc động.
Có những điều vô cùng kỳ diệu trong tình mẫu tử.” , Frame nghẹn ngào tâm sự.
Frame hạnh phúc khi được ôm con trong vòng tay sau 24 liên tiếp nằm trên giường bệnh với cơn hôn mê sâu.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện. Sau ngày đầu tiên từ bệnh viện trở về nhà, Frame nắm rõ mức độ suy nhược của cơ thể và biết rõ mình cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể lấy lại năng lượng vốn đã mất đi rất nhiều trong quá trình bị bệnh.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện.
Đó là một quá trình dài và vất vả, nhưng được trở về nhà và nhìn ngắm, nói chuyện với những đứa con của mình là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời của Frame.
Hiện tại, 8 tháng đã trôi qua và Frame đang dần khỏe mạnh trở lại, song cô vẫn luôn tuân thủ việc thăm khám theo đúng lịch hẹn để kiếm tra sức khỏe và điều trị kịp thời nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường.
Câu chuyện của người phụ nữ bị khối áp xe trên mông sẽ khiến chị em phải suy nghĩ lại về việc lựa chọn đồ lót của mình
Sự thật là chiếc quần lót của Zinks đã gây ra một vết xước nhỏ trên mông của cô, và điều này đã trở nên nghiêm trọng.
Hillary Zinks không biết điều gì đã gây ra cơn đau trên mông của mình trong nhiều tuần, thậm chí mẹ cô dù đã kiểm tra rồi nhưng cũng không thấy có gì đặc biệt. Cho đến khi Zinks đi khám, cô mới biết mình bị áp xe ở mông. Và cô còn ngạc nhiên hơn khi nghe bác sĩ giải thích nguyên nhân do chính chiếc quần lót của cô gây ra. Và trong khi điều trị, bác sĩ nói thêm "rất may là cô đã đến khám kịp thời chứ để chậm có khi nó còn giết chết bạn".
Sự thật là chiếc quần lót của Zinks đã gây ra một vết xước nhỏ trên mông của cô, và điều này đã trở nên nghiêm trọng.
Chia sẻ trên Buzzfeed, Zinks kể: "Một ngày nọ, tôi đi ra khỏi thị trấn và nhận thấy mông của mình bắt đầu đau. Tôi không biết tại sao. Trên chuyến bay về nhà, tôi thậm chí không thể ngồi thẳng, tôi liên tục di chuyển như thể tôi bị trĩ hay gì đó". Sau này, khi đã biết nguyên nhân là do chiếc quần lọt khe mình vẫn hay mặc, cô mới nhớ ra rằng "chiếc quần đó quá chật đối với tôi và lúc đó tôi đã kéo nó hơi mạnh tay. Tôi cũng cảm thấy đau nhói ngay lúc đó nhưng cơn đau gần như biến mất ngay lập tức nên tôi cũng không nghĩ gì".
Qua câu chuyện của mình, Hillary Zinks muốn mọi người ghi nhớ một điều rằng "khi bạn có những triệu chứng lạ và bạn không biết chúng bắt đầu như thế nào, thì tốt hơn hết là bạn nên đi khám".
Theo bác sĩ da liễu Angelo Landriscina, áp xe là một bệnh nhiễm trùng trên da, thường gặp nhất là do vi khuẩn gây ra. "Đặc điểm cơ bản để phân biệt áp xe với các bệnh nhiễm trùng da khác là chúng có mủ ở các mô xung quanh. Áp xe có thể dẫn đến viêm rất nặng với các biểu hiện đỏ, nóng, sưng và đau tại chỗ", tiến sĩ Landriscina nói với tạp chí Health.
Mặc dù một chiếc quần chip chưa chắc đã là thủ phạm trực tiếp gây áp xe nhưng trong quá trình cọ xát với da nó hoàn toàn có thể gây ra một vết xước nhỏ trên da nếu nó quá chật. Vết xước này sau đó có thể bị nhiễm trùng. Với những người bị tiểu đường, hoặc mắc các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch thì những vết xước, tiêm hoặc xăm có nguy cơ viêm hoặc nhiễm trùng cao hơn những người khác.
"Các chủng tụ cầu vàng, bao gồm MRSA, là nguyên nhân phổ biến của áp xe. Loại vi khuẩn này cũng có thể truyền từ người sang người. Nhưng đối với nhiều người, không thể xác định được yếu tố kích thích hình thành áp xe", tiến sĩ Landriscina cho biết thêm.
Mặc dù áp xe do quần chip gây ra có thể không phổ biến, nhưng mọi người cần nhớ rằng vùng bẹn, hậu môn, trực tràng là những vị trí áp xe khá điển hình. Tiến sĩ Landriscina giải thích: "Khu vực này ấm và ẩm ướt nên khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển". Một số áp xe tự tiêu hoặc tự khỏi, trong khi những áp xe khác cần được xử lý y tế.
Quần lọt khe có hình dạng rất nhỏ, khi mặc khiến cho khu vực vùng kín chịu nhiều ma sát do tiếp xúc với bề mặt quần, váy mặc ngoài với chất liệu thô ráp hoặc có chứa nhiều vi khuẩn từ bên ngoài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe vùng kín.
Thêm vào đó, dây nối từ phía sau tới đáy quần ẩn chứa mối nguy hại rất đáng sợ. Phần dây gợi cảm này có thể cọ sát vào hậu môn trong quá trình ngồi làm việc, lái xe, ngay cả khi làm "chuyện ấy" mà thực hiện động tác kéo dây lên xuống... có thể dẫn vi khuẩn từ hậu môn lên khu vực vùng kín, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, trong đó dễ gặp nhất là viêm đường tiết niệu.
Nếu cứ tiếp tục lạm dụng loại quần mỏng manh này, viêm nhiễm thường xuyên ở vùng kín, nguy cơ tái nhiễm rất khó tránh. Viêm nhiễm lâu dài khó tránh khỏi nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. Chưa kể, thiết kế mỏng manh, khi mặc tạo nên hiện tượng ma sát trên da còn làm da vùng bikini bị trầy xước, viêm nhiễm ngoài da.
Mặc dù đây cũng là phụ kiện của chị em phụ nữ nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, chị em nên cân nhắc và sử dụng nó tùy từng thời điểm phù hợp, nên chọn loại vừa với mình, tránh mặc quá chật sẽ dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Điều kỳ diệu đến với mẹ con sản phụ mắc ung thư vòm họng Khi mang thai tuần thứ 20, sản phụ liên tục chảy máu mũi họng, nôn ra máu lượng nhiều, các bác sĩ có lúc tính đến phương án phải bỏ con để bảo toàn tính mạng người mẹ. Ngày 10-11, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) chia sẻ vừa phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống mẹ và con sản...