Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có cơ hội làm mẹ không?
Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em lo lắng không biết có cơ hội làm mẹ hay không khi bản thân bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung?
Nội mạc tử cung là lớp tế bào lót trong lòng tử cung, nguồn gốc của kinh nguyệt ở người phụ nữ. Khi các tế bào này phát triển ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung như phúc mạc, bàng quang, trực tràng, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng… nó tạo nên các sang thương lạc nội mạc tử cung ở các vị trí này, gọi là bệnh lạc nội mạc tử cung.
Dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.
Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
* Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người bệnh thường trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
- Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
- Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau sâu, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
- Đau ruột.
- Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
- Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
* Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
* Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ảnh minh họa
Các phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tuyến niêm mạc tử cung, hạn chế tình trạng dính của tiểu khung, hạn chế tình trạng tắc của vòi tử cung. Từ đó tranh thủ thời gian này can thiện bằng các phương pháp hỗ trợ tăng cường khả năng thụ thai.
Video đang HOT
- Cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung: Càng ngày người ta nhận thấy rằng việc can thiệp ngoại khoa sớm sẽ không mang lại hiệu quả tốt mà càng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dính và tăng khả năng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.
Bởi vậy nên bắt đầu bằng phương pháp can thiệp nội khoa.
Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ, chị em vẫn có thể có thai. Ảnh minh họa
Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có bị hiếm muộn?
Theo Ths. Bs Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối đặc biệt. Các tuyến của niêm mạc tử cung không khu trú ở trong lòng tử cung nữa mà cố định và phát triển tại các bộ phận khác trong tiểu khung.
Chính vì vậy nó gây viêm dính rất nhiều các cơ quan bộ phận trong tiểu khung và đặc biệt là vòi tử cung, vì vậy nó gây nên tắc vòi tử cung, ngăn cản trứng không gặp được tinh trùng và gây nên vô sinh. Con số bệnh lý lạc nội mạc tử cung rất dao động và rất thay đổi, nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ở mức độ nhẹ, chị em phụ nữ vẫn có thể có thai được. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh sẽ phát triển nặng lên, giai đoạn sau việc có thai sẽ khó khăn. Chính vì thế không phải là người phụ nữ nào bị lạc nội mạc tử cũng bị vô sinh.
Biến chứng khôn lường khi bị viêm ống dẫn trứng
Viêm ống dẫn trứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Viêm ống dẫn trứng thường do tình trạng nhiễm trùng lan lên từ âm đạo, cổ tử cung, hoặc tử cung. Các vi khuẩn có thể gây viêm ống dẫn trứng là: mycoplasma, staphylococcus và streptococcus. Nếu không được phát hiện nhanh, chữa trị kịp thời thì viêm ống dẫn trứng có thể để lại những biến chứng khôn lường cho chị em.
1. Cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng. Vào ngày rụng trứng, ống dẫn trứng đón bắt trứng từ buồng trứng và vận chuyển đến tử cung. Nó cũng là nơi thụ tinh của trứng.
Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một bên tiếp nối buồng tử cung, một bên nối với buồng trứng.
Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng ruột, hình ống có chiều dài từ 9 - 12 cm. Gồm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần tử cung. Từ ngoài vào trong ống dẫn trứng gồm 3 lớp: Lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.
Ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính đó là: Đường di chuyển tự nhiên của trứng và tinh trùng; là nơi tinh trùng đi vào gặp gỡ trứng từ buồng trứng đi ra, nếu gặp nhau sẽ diễn ra sự thụ tinh.
Khác với tinh trùng, trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các tua nhỏ nằm ở đoạn cuối ống dẫn trứng "đẩy" về buồng tử cung, hình thành nên thai nhi. Do đó, nếu ống dẫn trứng không may bị viêm nhiễm, tắc nghẽn vòi trứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm ống dẫn trứng
Nếu vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ngoài ra, nếu máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào trong ống dẫn trứng, có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh.
Các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polype lòng tử cung, nạo sinh thiết,...không đảm bảo đều có khả năng gây viêm nội mạc tử cung và viêm ống dẫn trứng. Viêm ống dẫn trứng cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng sau khi sinh hoặc sẩy thai.
Dấu hiệu khi ống dẫn trứng bị viêm:
Đau bụng, đau lưng, khí hư nhiều.Kinh nguyệt không đều, tăng tiết dịch âm đạoSốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều.Đi tiểu gắt, tiểu buốtQuan hệ tình dục bị đau
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm ống dẫn trứng có thể gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Thậm chí trường hợp trứng đã thụ tinh nhưng không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ sẽ dẫn đến hiện tượng chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Biến chứng của viêm ống dẫn trứng
Nếu không điều trị, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra những biến chứng như:
Thai ngoài tử cung: Khi vòi trứng bị viêm nhẹ, lòng ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị chít hẹp lại. Chính sự eo hẹp này làm cho trứng sau khi thụ tinh khó di chuyển vào tử cung làm tổ. Sự làm tổ diễn ra ngay ở vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cungVô sinh: Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn làm cản trở sự gặp nhau của tinh trùng và trứng. Do đó, quá trình thụ tinh không xảy ra. Điều này làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.Viêm nhiễm lan rộng: Viêm ống dẫn trứng có thể bị nặng hơn và lây lan sang các bộ phận gần đó như buồng trứng hoặc tử cung.Áp xe phần phụ: Viêm ống dẫn trứng nếu không điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến viêm phúc mạc nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong.
Viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả thì có khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.
4. Phòng ngừa viêm ống dẫn trứng như thế nào?
Viêm ống dẫn trứng được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực và hiệu quả, khả năng chữa khỏi bệnh là có thể được.
Cách phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng:
Giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày có kinh.Thực hiện tốt các biện pháp tránh thai, có lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn.Chủ động khám sức khỏe sinh sản định kỳ.
Đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng, rong kinh nguy hiểm như thế nào? Bị rong kinh gần một tháng, chị B. đến viện khám không ngờ lại bị chửa trứng. Bác sĩ thông báo chị phải cắt tử cung để bảo toàn tính mạng. Chị B., 40 tuổi (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám vì bị rong kinh 3 tuần gần đây. Kết quả siêu âm cho thấy...