Mắc bệnh gan nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Các tổn thương gan do bệnh lý giai đoạn đầu có thể được phục hồi bằng cách áp dụng kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Gan nhiễm mỡ do rượu
Trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rượu, bệnh nhân chủ yếu thiếu một loại vitamin B gọi là thiamine cần thiết để chuyển hóa năng lượng từ carbohydrate. Vì vậy, các loại thực phẩm giàu thiamine như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu, hải sản, cá và trứng nên được thêm vào thực đơn mỗi ngày của người bệnh. Hơn nữa, bổ sung đầy đủ protein và carbohydrate, các loại thức uống giàu vitamin và năng lượng là một giải pháp ăn uống rất tốt đối với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ liên quan đến rượu.
Gan nhiễm mỡ không do rượu
Trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một trong các biện pháp tốt nhất để giảm tổn thương gan là xây dựng chế độ ăn uống theo các tiêu chí:
Viêm gan C
Đối với bệnh nhân viêm gan C, điều quan trọng trong điều trị bệnh là giảm các loại thức ăn chứa hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, nên tránh nấu nướng thực phẩm trong các đồ dùng, vật dụng bằng sắt và hạn chế ăn mặn.
Bệnh ống mật
Trong bệnh ống mật, mật từ gan đến ruột non bị hạn chế dẫn đến việc tiêu hóa chất béo luôn gặp khó khăn và không đúng cách. Bệnh nhân mắc bệnh này được khuyến cáo sử dụng các chất thay thế chất béo và các loại dầu hạt như dầu hạt cải, dầu ô liu, ngô, hướng dương, đậu phộng, hạt lạnh.
Video đang HOT
Xơ gan
Gan bị xơ sẽ giảm khả năng giải phóng glycogen dự trữ thành năng lượng, dẫn đến việc cơ thể phải sử dụng các mô cơ để thực hiện chức năng này làm cơ bắp bị hao mòn và gây tình trạng suy dinh dưỡng. Do đó, bệnh nhân xơ gan được khuyến cáo bổ sung 25-35Kcal và 1-1,2g protein cho mỗi kg thể trọng mỗi ngày. Cách tốt nhất là ăn nhẹ giữa các bữa chính (thường sau mỗi bữa ăn từ 2 đến 3 giờ đồng hồ). Đồ ăn nhẹ thích hợp gồm bánh mì nướng, bánh quy giòn, trái cây, ngũ cốc và sữa. Bệnh nhân cũng được khuyên hạn chế ăn muối, thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai có hàm lượng natri cao và các loại bơ mặn, nước sốt ăn liền.
Bệnh wilson
Wilson là bệnh rối loạn chuyển hóa do sự tích tụ đồng trong gan và các cơ quan khác. Trong bệnh này, gan không thể chuyển hóa và loại bỏ đồng ra khỏi cơ thể. Vì vậy không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đồng như sô cô la, các loại hạt, nấm và động vật có vỏ.
Sai lầm trong cách sử dụng thuốc của người Việt khiến gan bị tổn thương
Ngay cả các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường hay thậm chí là thảo dược cũng có thể ảnh hưởng xấu đến lá gan nếu sử dụng sai cách.
Theo Hội gan mật Việt Nam, trừ những trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp, những người mắc bệnh gan nhẹ có thể dùng thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn phổ biến ở liều khuyến cáo.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (Paracetamol). Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.
Lưu ý rằng, acetaminophen, khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen cùng một lúc, hoặc dùng liều cao acetaminophen liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan. Những người khỏe mạnh không nên dùng quá 1.000 mg acetaminophen mỗi liều và không nên dùng quá 3.000mg trong một ngày (tức là tối đa 1.000 mg mỗi 8 giờ).
Ngoài ra, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh dùng 3.000mg acetaminophen mỗi ngày kéo dài quá 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân mắc bệnh gan nên hạn chế lượng acetaminophen hàng ngày xuống 2.000mg mỗi ngày, hoặc thậm chí ít hơn nếu có bệnh gan nặng. Ngay cả khi bạn không có bệnh gan, hãy luôn sử dụng lượng acetaminophen nhỏ nhất cần thiết để giảm đau. Người bệnh luôn cần chú ý đọc nhãn của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid
Đối với các loại thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, profenic...), mặc dù tỷ lệ người bệnh bị tổn thương gan do nhóm thuốc này rất thấp nhưng do được sử dụng quá rộng rãi để trị đau nhức khớp cho nên được xếp vào một trong những thuốc chính gây tổn thương gan.
Thuốc Nam, thuốc Bắc
Nhiều người bệnh quan niệm thuốc bắc, thuốc nam rất lành tính. Tuy nhiên, do nhận thức của mọi người còn hạn chế nên chưa biết hết tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Theo đó, một số loại thảo dược được sử dụng để bào chế thuốc đông y như: bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn... trong thành phần vẫn có chứa độc tố nhất định. Việc sử dụng quá nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ dị ứng với thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa, dẫn tới các phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, thuốc mua ở những địa chỉ không tin cậy có thể bị ẩm mốc do quá trình bảo quản không đúng, tồn dư nhiều độc tố do bào chế không kỹ lưỡng, sai cách hoặc thậm chí người bán có thể trộn thêm một số loại hóa chất cấm để tăng hiệu quả của thuốc.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng (nhiễm toan, suy hô hấp...) do sử dụng các loại thuốc hoàn, tễ được "truyền miệng" để điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch.
Thuốc tẩy giun và một số thuốc khác
Thuốc tẩy giun, một số kháng sinh, thuốc trị nấm như ketoconazole; thuốc trị tăng mỡ máu; thuốc trị đái tháo đường; thuốc gây mê và còn nhiều loại thuốc khác nữa... cũng có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng quá liều, dùng sai cách.
Nguyên tắc chung cần nhớ
Người bệnh nên hiểu rằng, càng dùng ít thuốc càng tốt. Khi sử dụng thuốc không kê đơn, hãy nhớ đọc nhãn cẩn thận và không bao giờ vượt quá lượng khuyến cáo. Tránh dùng liều tối đa được đề nghị trong một thời gian dài mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn khi đã được bác sĩ hướng dẫn.
Nếu người bệnh đang dùng một số loại thuốc, hãy chắc chắn rằng các thành phần không giống nhau; tránh cho việc tình cờ sử dụng quá liều thuốc.
Nếu người bệnh uống rượu tốt nhất là không dùng hoặc hạn chế sử dụng acetaminophen; không bao giờ dùng liều tối đa
Nếu đang mắc bệnh gan, hãy chắc chắn rằng, bác sĩ điều trị biết về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng bệnh gan của người bệnh.
Nếu người bệnh bị bệnh gan tiến triển như xơ gan nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan trước khi bắt đầu dùng thuốc mới.
Thay đổi lối sống lành mạnh như: hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón...Nên uống nhiều nước, bổ sung đúng cách vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C... để giúp cho lá gan khỏe mạnh hơn.
Những lầm tưởng về giải độc gan Nhiều người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp giải độc và chữa lành tổn thương gan. Quan điểm này có chính xác? Gan là hệ thống chính của cơ thể giúp đào thải độc tố, làm sạch máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Giải độc, nâng cao chức năng gan là thói quen cần được duy trì để cơ...