Mã xác thực tài khoản ngân hàng bằng tiếng cười: Tưởng không hay mà hay không tưởng
Các nhà khoa học tuyên bố, tiếng cười có thể được sử dụng để tạo mã bảo mật độc đáo cho người dùng.
Trong một thế giới nơi hàng chục triệu người sử dụng những con số hay chữ cái để làm mật khẩu thì thay vào đó, sẽ rất có ý nghĩa nếu chúng ta sử dụng bảo mật sinh trắc học, vì mỗi người đều có nhiều đặc điểm sinh trắc học riêng biệt, duy nhất của mình, có thể được sử dụng làm mật khẩu.
Điều này hoàn toàn có thể thay đổi ngay sau khi các nhà khoa học tiết lộ rằng tiếng cười là đặc điểm riêng biệt của mỗi người và khó có thể bị giả mạo.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Lagos ở Akoka, Nigeria, đã phát hiện ra rằng mọi người có thể nhận dạng người khác thông qua tiếng cười bởi vì, không giống như giọng nói và cách nói, tiếng cười gần như không thể bị bắt chước.
Video đang HOT
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được các tần số âm thanh khác nhau trong tiếng cười của một người có thể được sử dụng để tạo ra mật mã riêng.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh trắc học Quốc tế, thuật toán nhận dạng do nhóm tạo ra có độ chính xác 90%, có thể được sử dụng trong một số ứng dụng nhất định. Chẳng hạn như, bảo mật dựa trên tiếng cười có thể thay thế việc sử dụng nhận dạng giọng nói.
“Do đó, tiếng cười đã được chứng minh là một tính năng sinh trắc học khả thi giúp nhận dạng người, qua hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng vào các ứng dụng khác nhau”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Đặt mật khẩu theo gợi ý của FBI, tránh bị hacker "ghé thăm'
Người dùng nên đặt mật khẩu theo một chuỗi dài ít nhất 15 ký tự, không dùng dãy số hay chữ đơn giản để tránh nguy cơ bị tấn công.
Trong số các vụ rò rỉ dữ liệu và thông tin cá nhân gần đây, nhiều người dùng công nghệ bị phát hiện vẫn đang sử dụng password (mật khẩu) có dạng dãy số đơn giản như "1234" hoặc "***1234".
Mặc cho giới công nghệ thông tin và bảo mật đều khuyên đặt mật khẩu an toàn, dài hơn để tránh bị hack, lượng lớn người dùng vẫn gắn bó với những mật khẩu yếu này. Họ cho rằng thật khó để ghi nhớ mật khẩu phức tạp, và thậm chí còn áp dụng cách đặt đơn giản cho cả tài khoản email và ngân hàng.
Mật khẩu ngắn, đơn giản thường dễ bị các hacker tấn công.
Dữ liệu bởi SplashData vào tháng 12 công bố, mật khẩu "123456" tiếp tục là mật khẩu tồi tệ nhất được sử dụng trong năm 2019. Tiếp theo là "123456789", "qwerty" và "password".
Theo FBI, thay vì sử dụng mật khẩu tiêu chuẩn, dãy số hay chữ đơn giản, người dùng internet nên cân nhắc đặt mật khẩu dài 15 ký tự. Chuỗi mật khẩu này không cần phức tạp nhưng nên bao gồm cả chữ cái, số và ký tự khiến các hacker khó có thể bẻ khóa. Tất nhiên bạn cần sắp xếp hợp lý theo các gợi ý quan trọng để không quên mật khẩu của mình.
Ví dụ cho một mật khẩu mạnh là cụm từ "HackerHayTranhXa2020", an toàn hơn là một cụm mật khẩu kết hợp nhiều từ không liên quan.
FBI khuyên người dùng nên đặt mật khẩu không cần quá phức tạp nhưng cần gồm ít nhất 15 ký tự.
Dựa trên các khuyến nghị của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST), FBI cũng khuyến cáo người dùng nên kiểm tra tài khoản qua các công cụ trực truyến để biết mật khẩu của họ có đang bị hack hay không. Bởi hiện nay, các tổ chức không còn sử dụng gợi ý mật khẩu hoặc yêu cầu thay đổi mật khẩu khi phát hiện thấy tài khoản của người dùng bị xâm nhập trái phép.
Theo kiến thức
Apple tiếp tục đòi ngân hàng Santander cùng một công ty tỷ đô khác hầu tòa vì sử dụng công nghệ hack iPhone Apple có vẻ như đang rất mạnh tay với Corellium cùng các bên liên quan, vì họ cho rằng đây chính là mối đe dọa lớn đến các vấn đề về an ninh và bản quyền của nhà Táo. Có vẻ như các luật sư của Apple đang hết sức mạnh tay đối với công ty khởi nghiệp công nghệ Corellium, khi mà...