Mã vạch đến từ đâu?
Hiện nay mã vạch xuất hiện ở hầu hết các sản phẩm. Nhưng để có thể ứng dụng mã vạch cho các ngành công nghiệp là cả một vấn đề
Khi bạn thanh toán ở một siêu thị hay một cửa hàng họ đều kiểm tra mã vạch. Hiện tại thì dường như mọi thứ đều có mã vạch. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, những mã vạch này đến từ đâu chưa?
Các mã vạch bắt đầu trở nên phổ biến bắt nguồn từ một vấn đề cơ bản: Các ngành công nghiệp rất cần đọc dữ liệu một cách nhanh chóng. Những người đầu tiên giải quyết vấn đề mà nổi lên một cách trực quan này là hai sinh viên của Đại học Drexel. Họ đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1952 cho ký hiệu “mắt bò” (một loại ký hiệu được tạo thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm) cho phép đọc được từ bất kỳ hướng nào.
Mục tiêu của “mắt bò” nhằm vào các cửa hàng tạp hóa, nhưng công nghệ cần thiết để đọc được nó thì vẫn còn bế tắc. Mặc dù các nhà phát minh đã có thể định nghĩa được những dòng kẻ trên mã vạch nhưng họ lại không thể tạo ra một máy quét có thể làm như vậy. Vì vậy, “phát minh” này đã bị xếp xó.
Như ngành đường sắt, một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ngành đường sắt có nhu cầu cho việc xác định nhanh chóng chủ sở hữu của xe lửa khi nó đi qua ga.
Vì vậy, vào năm 1959, các nhà quản lý phát triển và nghiên cứu đường sắt đã tập hợp nhau lại để quyết định cách tìm ra cách để lấy được dữ liệu về chủ sở hữu và số hiệu của mỗi chiếc xe lửa đi qua. David Collins và Chris Kapsambelis của Sylvania đã từng bước giải quyết thách thức. Năm 1962, họ đặt tên cho hệ thống của họ là KarTrak. (Về tên gọi, ít nhất là nó cũng ảnh hưởng tới hệ thống thu thập dữ liệu từ những chuyến xe, ví dụ như là Fastrak). Thiết lập cho hệ thống gồm có: Một đèn Xenon ánh sáng trắng sẽ tiếp xúc với màu đỏ, trắng và xanh phản chiếu từ chiếc băng được dán ngang vào mặt bên của đường sắt.
Một cảm biến sẽ thu thập dữ liệu bằng cách đo độ rộng của mỗi thanh đi qua. Chỉ năm năm sau phát minh này, tất cả các chuyến tàu của Bắc Mỹ đều có hệ thống này. Thật không may là nó đã bị bỏ rơi một cách nhanh chóng vì chi phí của việc duy trì đèn Xenon và đào tạo nhân viên đường sắt trên cả một đất nước là quá tốn kém.
Vấn đề cho các ngành công nghiệp khác thì đơn giản hơn. Năm 1967, hệ thống “mắt bò” phát triển độc lập cho các điểm bán hàng đã được sử dụng bởi Kroger ở Cincinnati và sau đó là bởi Migros ở Thụy Sĩ. Nó không chỉ giúp cho việc quét giá của các sản phẩm nhanh chóng hơn mà mã vạch cũng đã nói với các nhà bán lẻ về thời gian mà những sản phẩm này được phân phối. Nhưng một lần nữa, các công nghệ quét vẫn còn một chút trở ngại.
Collins và công ty của ông không thể tìm thấy những gì họ cần để đọc được các dòng kẻ mà họ đã phát minh ra. Điều khiến cho công nghệ này tốt hơn chính là việc sử dụng tia laser. Các tia laser helium-neon là giải pháp hoàn hảo cho mã vạch. Nó thật nhanh chóng, chính xác và mạnh mẽ.
Video đang HOT
Thành công lớn đầu tiên của Collins là khi General Motors sử dụng hệ thống của ông để xác định động cơ và trục xe trên dây chuyền lắp ráp. Các dòng kẻ có chứa các bộ mã gặp ít trục trặc hơn. Chi phí cho việc này cũng thực sự rẻ để dán vào một sản phẩm. Bởi vì sản xuất nhanh chóng và hiệu quả là một lợi ích trong kinh doanh nên mã vạch đã giải quyêt một vấn đề lớn. Các công ty xe hơi cạnh tranh cũng có nhu cầu cho hệ thống này, Hiệp hội quốc gia về chuỗi thực phẩm cũng đã chính thức công bố các mã sản phẩm phổ thông (Universal Product Code)
Ngày nay, mã vạch đã xuất hiện ở rất nhiều khu vực. NASA sử dụng mã vạch 3D khắc trực tiếp trên bề mặt của đối tượng, các cửa hàng tạp hóa sử dụng ký hiệu UPC để đánh dấu thực phẩm của họ và mã QR trên điện thoại di động mang lại cho người dùng những thông tin tức thời.
Theo Bưu Điện VN
IBM: 100 năm và 9 phát minh tiêu biểu
IBM là một công ty lớn với nhiều năm phát triển và hoạt động trong ngành công nghệ điện toán. Những sản phẩm và công nghệ của họ đã được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta.
100 năm phát triển và nỗ lực làm việc của IBM ẩn chứa nhiều thành tựu đáng chú ý. Đằng sau mỗi tiến bộ công nghệ lớn, bạn hầu như có thể tìm thấy cái tên IBM liên quan ở đâu đó. Dưới đây là 9 trong số những phát minh mà IBM đã đóng góp cho thế giới.
Máy tính cá nhân
Nếu không có IBM, chúng ta sẽ không thể có máy tính. Từ việc sản xuất hàng loạt máy tính cá nhân cho đến các siêu máy tính, IBM đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và tiến hóa của các xu hướng điện toán lớn.
Dù trước đó có rất nhiều sản phẩm của các hãng khác ra đời nhưng cho đến khi máy tính IBM 5150 ra đời vào năm 1981, thế giới mới bắt đầu thực sự hiểu được những gì mà sản phẩm trông như "chiếc hộp" này có thể làm được. Năm 1982, IBM 5150 đã được bầu chọn là cỗ máy của năm.
Phẫu thuật Lasik
Ba nhà khoa học của IBM là Samuel Blum, Rangaswamy Srinivasan và James J. Wynne đã không biết phải làm gì với tia laser cực tím mà công ty họ đã tạo ra vào năm 1981. Vì vậy, Srinivasan đã mang đến công ty món gà tây còn sót lại từ ngày lễ Tạ Ơn để xem những gì sẽ xảy ra khi họ chiếu tia laser vào nó. Kết quả là tia laser làm bốc hơi các điểm tiếp xúc mà không làm tổn hại các mô xung quanh. Đây chính là sự ra đời của phẫu thuật mắt Lasik, nó đã được chấp thuận bởi FDA vào năm 1995. Phương pháp mổ mắt này giúp khôi phục lại thị lực.
RAM
Công nghệ RAM đã làm cho máy tính hoạt động nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn. Năm 1967 Robert Dennard (giữ vai trò nghiên cứu cho IBM) đã phát minh ra bộ nhớ động truy cập ngẫu nhiên (Dynamic Random Access Memory) gồm một transitor và được biết đến dưới cái tên DRAM. DRAM đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1968, và sau đó trở thành cơ sở cho các giải pháp về bộ nhớ của người tiêu dùng ngày nay.
Mua sắm trực tuyến
Năm 1994, các kỹ sư của IBM là John King và John Nilsen đã được trao bằng sáng chế cho "hệ thống đặt hàng sử dụng danh mục điện tử". Sự kiện này được coi là điểm bắt đầu cho thời đại của mua sắm trực tuyến. Nếu không có IBM, liệu rằng Amazon có phát triển được như ngày nay?
Ổ cứng
Chúng ta đang thoát khỏi kỷ nguyên của lưu trữ từ tính với ổ SSD, USB nhưng có mấy người biết rằng trong suốt 30 năm qua, ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính là nhờ IBM? Nghiên cứu của William Goddard vào những năm 1950 đã được hiện thực hóa bằng ổ đĩa cứng IBM 350 Disk File, ổ cứng từ đầu tiên của máy tính.
Các mô hình đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1956, chúng được đặt trong một cái hộp cao 1,8 m và rộng 1,5 m gồm có 50 phiến đĩa từ tính với tốc độ quay 1.200 vòng/phút. Thế hệ đầu tiên của ổ 350 có thể lưu trữ đến 5 triệu ký tự hoặc con số. Hơn 1000 ổ cứng 350 đã được bán ra trước khi chính thức biến mất vào năm 1961.
Hạ cánh xuống mặt trăng
Mặc dù việc hạ cánh xuống mặt trăng vào năm 1969 không phải là một việc chúng ta vẫn làm hằng ngày, nhưng đó là điều mà chúng ta đã biết và thường xuyên nghĩ về. Thực tế, 4000 nhân viên IBM đã giúp NASA xây dựng các máy tính và phần mềm cần thiết cho việc hạ cánh thành công xuống mặt trăng của tàu Apollo 11. Việc hạ cánh xuống mặt trăng vẫn được ghi nhận là một trong những thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất của nhân loại.
Hệ thống hướng dẫn tên lửa được phát triển, máy tính có kích thước của một chiếc tủ lạnh đã được thu nhỏ bằng một chiếc va li và phần mềm gám sát thời gian thực, tất cả đã được tạo ra bởi IBM. Theo Gene Kranz, người điều khiển con tàu Apolo 11: "Nếu không có IBM và các hệ thống mà họ cung cấp, chúng ta sẽ không thể đổ bộ lên mặt trăng".
Mã vạch và thẻ từ
Theo Popular Mechanics, chính IBM đã tạo ra hai trong số các công nghệ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới người tiêu dùng ngày nay: mã vạch và các dải từ tính có mặt trên tất cả các loại thẻ (tín dụng, thẻ ghi nợ, vận chuyển, nhận dạng..).
Những ý tưởng đầu tiên cho mã vạch xuất hiện từ cuối năm 1940, nhưng thiếu các công nghệ thích hợp cho việc đọc và giải mã các kí tự. Khi tia laser ra đời, kỹ sư IBM George Laurer và nhóm của ông đã phát triển một hệ thống giải mã vạch khi phân hình ảnh ra làm đôi và cho phép tia laser X có thể đọc được. Sau khi xuất hiện lần đầu trên một sản phẩm vào năm 1974, đến nay mã vạch vẫn được sử dụng trên rất nhiều sản phẩm.
Đối với dải từ: Jerome Svigals là người đầu tiên phát triển công nghệ này vào cuối những năm 60, với một chiếc thẻ cứng trên đó có in dải từ. Công nghệ này đã phục vụ con người từ những năm 70, và hiện nay hơn 50 tỷ thẻ từ được sản xuất mỗi năm.
Các máy console
Hẳn là bạn rất thích chơi game trên màn hình TV? Điều này có được là do công nghệ CPU của IBM. Nintendo đã sử dụng bộ vi xử lý IBM trong máy chơi game GameCube và sẽ tiếp tục sử dụng CPU mới nhất của IBM cho Wii 2. PS3 cũng sở hữu sức mạnh của bộ xử lý IBM. Và không phải là một ngoại lệ, Xbox 360 cũng sử dụng vi xử lý 3 nhân của IBM.
Theo Bưu Điện VN
Những chiếc đèn chùm có một không hai Được tái chế lại bằng các vật dụng tưởng chừng như đã bỏ đi, con người đã tạo ra những chiếc đèn chùm trông vô cùng độc đáo và ngộ nghĩnh. Đèn chùm xích xe đạp Xích xe không mang lại dáng vẻ của một sự xa hoa, cao sang, thế nhưng một người nghệ sĩ người Mexico đã thổi hồn vào những...