‘Ma trận’ trung tâm Anh ngữ cho trẻ
Những quảng cáo hấp dẫn xuất hiện nhan nhản tại các trung tâm Anh ngữ dành cho trẻ em. Tuy nhiên, trung tâm ngoại ngữ có thực sự chất lượng hay không thì phụ huynh cần cân nhắc.
“Phương pháp dạy tiếng Anh bằng tiềm thức – Học tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ đã có mặt tại Việt Nam”; “100% giáo viên bản ngữ – giáo trình, chương trình tiên tiến nhập khẩu từ Mỹ”…
Đó là những quảng cáo hấp dẫn xuất hiện nhan nhản tại các trung tâm Anh ngữ dành cho trẻ em. Mong muốn con mình được nghe nói tiếng Anh ngay từ bé, các ông bố bà mẹ đua nhau đầu tư cho con đi học dưới nhiều hình thức, kèm theo mức học phí cũng muôn hình muôn vẻ.
Tuy nhiên, trung tâm ngoại ngữ có thực sự chất lượng hay không thì các bậc phụ huynh cần cân nhắc.
Thầy Việt dạy tiếng Anh mới chuẩn?
Với tâm lý “dao sắc không gọt được chuôi”, chị Nguyễn Thu Lan (quận Long Biên, Hà Nội) mặc dù là dân ngoại ngữ, vẫn gửi con gái 4 tuổi đến học ở một trung tâm Anh ngữ với mức học phí 6 triệu đồng/khóa 3 tháng.
Đội ngũ giáo viên ở trung tâm hoàn toàn là người Việt vì theo họ giải thích thầy cô Việt sẽ hiểu được tâm lý của trẻ Việt, từ đó có cách thức dạy trẻ phù hợp và hiệu quả. Hơn nữa, kinh phí trả cho các giáo viên người Việt thấp hơn nên học phí mềm hơn.
Theo cam kết của trung tâm, các giáo viên Việt đều có bằng cấp về ngoại ngữ, chứng chỉ sư phạm và đặc biệt là phát âm chuẩn như thầy Tây. Cho con học được vài buổi, chị Lan tá hỏa khi phát hiện cô giáo dạy con phát âm chưa chuẩn.
Chị đến trung tâm trao đổi cặn kẽ với giáo viên thì mới biết cô giáo vừa tốt nghiệp một trường đại học rất… trời ơi, chuyên ngành tiếng Pháp và đang đi học để lấy chứng chỉ sư phạm.
Chị chỉ biết lắc đầu ngao ngán khi nghĩ đến những lời quảng cáo đường mật mà trung tâm đưa ra. Chấp nhận bỏ dở khóa học, chị đành ngậm ngùi tự dạy tiếng Anh cho con ở nhà.
Video đang HOT
Một giờ tiếng Anh của trẻ em có giáo viên người nước ngoài đứng lớp. Ảnh: Công An Nhân Dân.
Vừa thầy Việt, vừa thầy Anh sẽ tốt?
Không chỉ tồn tại mô hình “người Việt dạy tiếng Anh cho người Việt”, nhiều cơ sở dạy tiếng Anh cho trẻ em áp dụng cơ cấu buổi học “nửa thầy Việt, nửa thầy Anh”.
Đến tìm hiểu một trung tâm Anh ngữ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội có khá đông các em nhỏ từ 3 đến 10 tuổi theo học, nhân viên giải thích thầy Việt dạy ngữ pháp tiếng Anh bằng tiếng Việt sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận và nắm chắc kiến thức, còn khi học phát âm, học nói sẽ do thầy Tây đảm nhận.
Chị Phạm Thị Tâm (quận Thanh Xuân) có con trai 5 tuổi học tại trung tâm cho biết: “Nghe giải thích thế cũng hợp lý nên mình cho con theo học. Con mình được học thầy Tây mà học phí lại mềm hơn nhiều trung tâm khác, chỉ 80 nghìn đồng/ buổi học 90 phút. Nhưng cũng không biết chất lượng dạy học thế nào vì phụ huynh không được lên lớp xem con em học”.
Chị Bình (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có con gái lớp 2 đang theo học thì băn khoăn: “Bé nhà mình đi học về bảo lúc học ngữ pháp cô giáo Việt phát âm một kiểu, đến lúc học nói thầy Tây lại dạy phát âm kiểu khác. Vậy biết theo thầy cô nào?”.
Có ông bà ngồi chờ đón cháu khi được hỏi đều cười xòa cho biết bố mẹ các cháu bận, đăng ký cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm là yên tâm, việc đưa đón phó mặc cho ông bà.
Ông bà già rồi chỉ biết đưa đón cháu chứ nào có biết thầy Tây thầy ta nói năng ra sao. Thế mới thấy, việc bố mẹ cho con đi học tiếng Anh nhiều khi chỉ để giải quyết khâu “yên tâm” rằng đi học vừa được kiến thức lại vừa tách con ra khỏi tivi, ipad. Còn hiệu quả thực sự đến đâu thì phụ huynh cũng không nắm được.
Giáo viên bản ngữ người… Nam Phi
Đến một trung tâm Anh ngữ được xếp vào top đầu ở Hà Nội với mức học phí khá cao, cô nhân viên quả quyết: “Ở đây, 100% là các giáo viên bản ngữ, có chứng chỉ Anh ngữ và sư phạm quốc tế, có hồ sơ giáo viên lưu tại trung tâm”.
Khi yêu cầu được xem hồ sơ giáo viên, rất ngạc nhiên là một số giáo viên có tên tiếng Anh nhưng lại là người Nam Phi, người Nga.
Khi được hỏi, cô tư vấn lúc đầu có vẻ lúng túng, sau thì giải thích rằng tuy không phải người bản xứ, các thầy cô đều có trình độ và khả năng nói tiếng Anh rất tốt.
Không chỉ trung tâm này mà qua tìm hiểu, nhiều trung tâm ngoại ngữ cứ có người nước ngoài dạy là gắn mác giáo viên bản ngữ để thu hút phụ huynh.
Hiện nay, nhiều trường mẫu giáo cũng mời thầy Tây đến dạy cho trẻ ngay tại lớp học. Hình thức này được nhiều bố mẹ hưởng ứng vì tính tiện lợi, con mình được học tiếng Anh sớm với “giáo viên bản ngữ” mà không mất công đưa đến trung tâm.
Qua tìm hiểu thực tế, việc học tiếng Anh ở trường mẫu giáo hiện nay hoàn toàn tự phát, nhà trường tự liên kết với các trung tâm ngoại ngữ, tự nhận giáo viên và tự chọn giáo trình, dẫn đến tình trạng mỗi trường dạy một kiểu. Thế nên, nhiều lớp mẫu giáo cứ 2 – 3 tháng lại đổi giáo viên tiếng Anh, phụ huynh hỏi thì nhà trường trả lời là có sự luân chuyển công tác.
Các bố mẹ có biết đâu rằng trong nhiều trường hợp nguyên nhân của sự “luân chuyển công tác” là vì nhiều khách Tây balô sang Việt Nam vài tháng cũng kiếm việc làm thời vụ bằng cách đi dạy tiếng Anh, mặc dù không đủ trình độ sư phạm và kiến thức chuẩn để dạy trẻ.
Có muôn hình vạn trạng các hình thức và phương pháp cho trẻ tiếp cận tiếng Anh với chất lượng “thượng vàng hạ cám” thách thức các bậc phụ huynh. Cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ càng khi quyết định cho con học ngoại ngữ từ thời điểm nào, học ở đâu và học như thế nào cho hiệu quả.
Quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm sát sao, sự đồng hành của bố mẹ cùng con tiếp cận các phương pháp học phù hợp.
Theo Huyền Châm /Công An Nhân Dân
Cậu bé tị nạn Syria đỗ thủ khoa kỳ thi đại học ở Australia
Học tiếng Anh được 2 năm, Saad Al-Kassab (18 tuổi, đến từ thành phố Homs, Syria) trở thành thủ khoa của kỳ thi tuyển sinh vào một trường đại học ở Australia.
Theo Daily Mail, Saad Al-Kassab cùng gia đình đến thành phố Melbourne Australia tị nạn năm 2014.
Sau khi gia đình ổn định cuộc sống, nam sinh bắt đầu chương trình học tiếng Anh và được đến trường.
Cậu phải tự học và thực hành bằng cách xem chương trình Question Time của đài BBC để theo kịp bạn bè. Những từ không biết, Saad Al-Kassab tra từ điển Anh - Ả Rập.
Saad Al-Kassab chỉ bắt đầu học tiếng Anh từ năm 2014. Ảnh: Daily Mail.
Nam sinh cũng đăng ký học tại trường Catholic Regional College (Sydenham) và đạt nhiều thành tích trong học tập. Hiệu trưởng của trường từng chia sẻ Saad Al-Kassab là học sinh gương mẫu, rất chăm chỉ và có năng khiếu ngoại ngữ. Nhiều sinh viên trong trường coi Saad Al-Kassab là tấm gương để noi theo.
Sau khi miệt mài học tập và trải qua các kỳ thi HSC, VCE, SACE, QEC, WACE, NTCET, Saad Al-Kassab bước vào vòng giật bảng vàng, đăng ký vào các trường đại học.
Từ không biết gì về tiếng Anh nhưng với vốn kiến thức tích lũy trong 2 năm, Saad Al-Kassab khiến nhiều người bất ngờ khi đạt số điểm tuyệt đối 99.95 ATAR. Chàng trai trở thành thủ khoa của kỳ thi tuyển sinh vào một trường đại học ở Australia.
Saad Al-Kassab khiến nhiều người bất ngờ khi đạt số điểm tuyệt đối 99.95 ATAR chỉ sau 2 năm học tập. Ảnh: Daily Mail.
Hầu hết trường đại học ở Australia căn cứ trên thứ hạng ATAR để nhận sinh viên vào năm thứ nhất và điểm trung bình mà mỗi người đạt được thường dao động từ 65,20 - 63,76.
Với số điểm tuyệt đối, Saad Al-Kassab xuất sắc nằm trong top đầu 35 sinh viên có điểm ATAR cao nhất trong nước (24 sinh viên nam và 11 nữ). Đây cũng là cơ hội để nam sinh có thể được học tập trong những ngôi trường danh tiếng tại Australia.
Saad Al-Kassab chia sẻ rằng sống trong cảnh bom đạn từ nhỏ, cậu thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh. Thủ khoa cho biết sẽ theo học ngành bác sĩ để sau này trở về giúp đỡ người dân quê hương mình.
Theo Zing
'Sống thử cùng Tây' học tiếng Anh miễn phí Ra đời vào năm 2014 với hơn 50 tình nguyện viên quốc tế, tính đến nay, Trung tâm Mercury đã mở được 10 khóa ngoại ngữ miễn phí cho khoảng 10.000 học viên. Không chỉ dạy tiếng Anh, trung tâm còn dạy tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn... Tất cả đều do tình nguyện viên đến từ các quốc gia đứng lớp và...