Ma trận liên kết dạy thêm, học trò trốn đâu cho thoát?
Và thế là họ im lặng, tảng lờ cho nhau hưởng lợi chỉ có học sinh phải học miệt mài và phụ huynh phải cay đắng móc hầu bao hàng tháng.
Cả thị trấn nơi tôi ở ai cũng đồn cô X. thầy Y. là giáo viên dạy giỏi nức tiếng. Thế là người người, nhà nhà có con bắt đầu vào học cấp hai đã lũ lượt tới đăng ký cho con được đi học thêm những thầy cô giáo ấy.
Nhiều lớp học thêm cứ chật cứng học trò (Ảnh minh họa: Trang hocmai)
Nói không ngoa, xin học thêm cho con nhưng bố, mẹ phải cậy nhờ người thân quen giới thiệu. Bằng không cũng phải “ăn chực nằm chờ’ ngoài cổng nhà thầy cô cũng phải dăm hôm mới được nhận vì quá đông.
Những thầy cô giáo này có thật sự giỏi?
Nói về những thầy cô giáo này, một số đồng nghiệp cho biết: “Giỏi gì không biết nhưng giỏi đoán đề là cái chắc”.
Nói rồi họ kể, đề ai ra, ra kiểu gì thầy cô giáo ấy chẳng biết. Và những học sinh học từ “lò” ấy ra, giá chót làm cũng đạt 8 điểm còn phần đông toàn điểm 9,10.
Thường thì đề ra luôn có 1-2 câu dành cho học sinh giỏi xuất sắc. Thế nhưng những học sinh học thêm tại đây thì bài khó đến đâu cũng xem như “muỗi”.
Phụ huynh nhiều người không biết nên khi thấy con học thêm nơi này điểm cao hơn nhiều học nơi khác.
Vì thế một đồn mười, mười đồn trăm nên thần tượng và phong cho cô thầy ấy là giáo viên dạy giỏi nhất vùng.
Vạch trần danh hiệu tự phong
Cô X. chính là phó hiệu trưởng, thầy Y. lại là hiệu trưởng hai trường trung học điểm của thị trấn.
Video đang HOT
Đã thế, hai thầy cô giáo này người dạy Toán, người dạy Anh văn đang là những môn học trọng tâm cần ôn luyện.
Trong thực tế, phó hiệu trưởng sẽ là người duyệt đề khi các tổ chuyên môn đưa đề lên trường (nếu phó hiệu trưởng không cùng chuyên môn với môn thi, kiểm tra thì tổ trưởng mới là người chịu trách nhiệm chính).
Thế là, đề gì? Ra như thế nào? Những thầy cô giáo này đều nắm rõ. Và khi về lớp học thêm muốn dạy thế nào chẳng được.
Nhiều phụ huynh có thể không quan tâm nhưng nhiều học sinh giỏi không đi học ở “lò” của các thầy cô giáo ấy cũng tỏ ra bức xúc với lý do:
“Có bạn ở lớp học thua con khá xa nhưng khi nào thi, kiểm tra bạn ý đều đạt điểm cao chót vót vì đã giải đúng bài nâng cao”.
Nếu không lấy đề của giáo viên đưa ra, chính thầy cô này cũng sẽ tự ra đề để khống chế việc giáo viên khác ôn tập cho học sinh học thêm của mình.
Bởi thế, không ít lần những học sinh làm đúng bài nâng cao chỉ là những em đi học thêm hai thầy cô giáo ấy.
Chấm dứt tình trạng này bằng cách nào?
Theo Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh mình đang dạy chính khóa ở trường khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Nhưng những thầy cô giáo này lại chính là Ban giám hiệu, là lãnh đạo nhà trường họ dạy thêm ai sẽ là người cấm đây?
Do không ai cấm, nên chính họ vẫn cứ dạy thêm thoải mái và để yên chuyện họ cũng làm ngơ, buông lỏng cho nhiều giáo viên khác tung hoành trên trận chiến dạy thêm.
Cấp kiểm tra, ra quyết định đình chỉ việc dạy thêm chỉ còn phòng giáo dục. Thế nhưng chính cán bộ phòng giáo dục cũng có trung tâm dạy thêm thì sao có thể thẳng tay làm quyết liệt?
Và thế là họ im lặng, tảng lờ cho nhau hưởng lợi chỉ có học sinh phải học miệt mài và phụ huynh phải cay đắng móc hầu bao hàng tháng.
Trúc Mai
Theo giaoduc.net
Một số thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường... cũng dạy thêm tại nhà
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mà cũng đi mở lớp dạy thêm thì làm sao có thể chấn chỉnh, quản lý tình trạng dạy thêm tràn lan như hiện nay?
Chuyện giáo viên dạy thêm thì chúng ta đã thấy, đã nghe phản ánh khá nhiều ở các địa phương. Ngay cả chuyện phó hiệu trưởng nhà trường dạy thêm cũng không phải là hiếm bởi phó hiệu trưởng đang đảm nhận 4 tiết dạy/tuần.
Thế nhưng, chuyện hiệu trưởng nhà trường cũng mở lớp dạy thêm thì quả thật... rất hiếm. Bởi, công việc của hiệu trưởng một trường phổ thông thì công việc khá nhiều mà hiệu trưởng đi mở lớp để dạy thêm thì có lẽ còn đi kèm nhiều thị phi khác nữa.
Tình trạng dạy thêm, học thêm ở một số địa phương đang được mở tràn lan - (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Theo quy định hiện hành thì hiệu trưởng trường phổ thông bắt buộc phải dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng nhà trường dạy 4 tiết/tuần. Điều này cũng đồng nghĩa là hàng tuần hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vẫn phải lên lớp bình thường như những giáo viên khác.
Đối với những môn ít tiết thì các thầy cô trong Ban giám hiệu dạy 1-2 lớp. Những môn nhiều tiết thì dạy 1học kỳ/ năm học là đủ định mức. Nếu trường thiếu giáo viên thì dạy suốt cả năm và đương nhiên số tiền thừa sẽ được kê tiền thừa giờ.
Việc các thầy cô trong Ban giám hiệu mở lớp dạy thêm nếu xét về lý, về những quy định hiện hành thì việc họ mở lớp dạy thêm tại nhà của mình không có gì sai bởi họ đã làm đơn và được cấp phép mở lớp như những giáo viên khác trong nhà trường.
Một số thầy cô trước khi là thành viên Ban giám hiệu nhà trường thì đa phần họ là tổ trưởng chuyên môn ở các trường phổ thông, có chuyên môn tốt, đã dạy thêm lâu nay và tạo được uy tín với phụ huynh nên khi đã được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng nhà trường thì họ vẫn dạy thêm mình thường.
Vì thực tế thì họ vẫn dạy 4 tiết/tuần. Những thầy cô này không chỉ dạy cho học sinh của lớp mình mà còn có nhiều học sinh trong trường đến học. Nhất là đối với một số thầy cô dạy ở các trường Trung học phổ thông.
Chính vì họ là thành viên Ban giám hiệu nên họ đã chủ động sắp xếp thời khóa biểu, ngày trực để có những buổi trống và dạy thêm ở nhà nhằm tăng thêm thu nhập cho mình.
Bởi thực tế, một số thầy cô là thành viên Ban giám hiệu mà dạy các môn tự nhiên, tiếng Anh thì luôn có nhiều học sinh học thêm.
Không chỉ phó hiệu trưởng nhà trường mà ngay cả hiệu trưởng nhà trường cũng tham gia dạy thêm ở nhà. Và, thực tế thì hàng ngày vẫn có rất đông học sinh đến học thêm với những thầy cô đang là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường.
Việc học sinh đến học thêm với những thầy cô trong Ban giám hiệu cũng có nguyên nhân là những thầy cô này giỏi về chuyên môn và họ đã tạo được thương hiệu cho riêng mình. Nhưng, cũng có những trường hợp học sinh học thêm vì thầy cô đó...là Ban giám hiệu nên thường có rất nhiều lợi thế trong học tập, kiểm tra.
Ban giám hiệu dạy thêm, làm sao hạn chế được dạy thêm?
Việc giáo viên dạy thêm có lẽ cũng là chuyện thường tình trong bối cảnh hiện nay bởi đó là công việc phù hợp, chân chính của họ, miễn là dạy thêm không ép buộc, không làm gì sai với lương tâm của người thầy.
Vì thế, chuyện hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mở lớp dạy thêm xét về nguyên tắc cũng chẳng sai bởi họ có làm đơn mở lớp và cấp trên đã phê duyệt. Nhưng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mà cũng đi mở lớp dạy thêm thì làm sao có thể chấn chỉnh, quản lý tình trạng dạy thêm tràn lan như hiện nay?
Chúng tôi có quen biết với vị hiệu trưởng một trường phổ thông lớn (không tiện nêu tên cụ thể) ở một thành phố, trường học này có tới 40 lớp học nên thầy hiệu trưởng phải quản lý gần 2000 học sinh và trên 100 giáo viên của nhà trường.
Thế nhưng, thầy hiệu trưởng này vẫn mở lớp dạy thêm môn Toán cho học sinh trong trường nhiều năm nay và học sinh đến học rất đông vào buổi tối và những ngày nghỉ trong tuần.
Điều đáng nói là giáo viên trong trường dạy thêm cũng rất nhiều đối với các môn Văn, Toán, Anh...và gần như không có ai quản lý, chấn chỉnh được tình hình dạy thêm của giáo viên trong nhà trường.
Ngay từ những ngày đầu năm học thì các giáo viên bộ môn (những môn mà có nhu cầu học thêm) đã quảng bá về các lớp dạy thêm của mình. Nhiều học sinh, phụ huynh đã rơi vào cái bẫy dạy thêm của một số thầy cô giáo vì có thầy cô thu tiền học thêm cả học kỳ nên khi học thì dù học sinh cảm thấy dạy không tốt nhưng vì đã chót đóng tiền rồi.
Có những thầy cô giáo thu tiền theo tháng nhưng học sinh và phụ huynh có tâm lý ngại thầy cô vì đang học thêm với thầy cô này mà bỏ sang học với thầy cô giáo khác thì không đành...
Bức tranh dạy thêm, học thêm quả là muôn sắc màu khác nhau và rất khó chấn chỉnh được bởi Bộ và các địa phương không cấm hoặc không thể cấm được. Dưới cơ sở thì nhiều giáo viên dạy các môn được xem là môn chính vẫn đều đều dạy thêm hàng ngày.
Lợi ích từ các lớp dạy thêm, học thêm này có rất nhiều, kể cả từ 2 phía (người dạy, người học) nên cho dù phụ huynh ấm ức, không hài lòng thì cũng khó thoát khỏi cái vòng xoáy học thêm hiện nay.
THANH AN
Theo giaoduc.net
Nhiều thầy cô tạm quên chiếc dạ dày rỗng, hết lòng vì học sinh Cô M. giáo viên dạy Lý cho biết môn của mình cũng có thể dạy thêm. Nhưng khu phố thường xuyên ập vào nhà bắt dạy thêm như bắt tội phạm, cảm thấy bị sỉ nhục... Trước hết chúng tôi khẳng định rằng, về lý thuyết không có môn học nào là môn phụ, cũng không có quy định nào phải phân biệt...