Mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam gia tăng
Cùng với xu hướng của một số nước Đông Nam Á, số vụ tấn công vào ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam tăng lên đáng kể.
Một báo cáo của Kaspersky cho thấy số lượng mã độc được các phần mềm của hãng này ngăn chặn đã gia tăng tại Việt Nam trong năm 2021.
Trong đó, riêng mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động, Việt Nam đứng đầu khu vực với 697 cuộc tấn công được phát hiện, tăng 131 vụ so với năm 2020. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam đối diện với thực trạng này.
Indonesia và Philippines cũng chứng kiến sự gia tăng của mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động. Thái Lan lại có mức giảm ấn tượng, với 255 vụ vào năm 2020 giảm xuống 28 vụ vào năm 2021, tương đương mức giảm 89%.
Nhìn tổng quan, công ty bảo mật phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 66.586 cuộc tấn công trên thiết bị di động nhắm vào người dùng tại Việt Nam, cao hơn 46,9% so với năm 2020. Trong đó, trojan là mối đe dọa phổ biến nhất.
Trong khi Việt Nam và Thái Lan chứng kiến sự gia tăng về số lượng các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, các quốc gia Đông Nam Á khác lại nhận thấy xu hướng giảm về số lượng các cuộc tấn công nhắm vào người dùng di động.
Cụ thể, số lượng các cuộc tấn công tại Indonesia giảm 0,9%, tại Malaysia giảm 30,59%, tại Philippines giảm 38,85% và Singapore giảm 15,85%. Bên cạnh đó, số lượng các cuộc tấn công tại Thái Lan đã tăng 130,71%.
Video đang HOT
Số cuộc tấn công mã độc được phát hiện tại Đông Nam Á.
Xét về số lượng, Indonesia là quốc gia có số lượng mã độc di động cao nhất với 375.547 cuộc tấn công được phát hiện. Đây cũng là năm thứ ba quốc gia này đứng đầu Đông Nam Á kể từ 2019.
Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù mã độc di động nhắm vào thiết bị di động trên toàn cầu đã giảm đi trong năm 2021, nhưng chúng ngày càng trở nên tinh vi hơn cả về chức năng và hướng tấn công.
Để tránh bị tấn công bởi các mã độc di động, hãng bảo mật khuyến nghị người dùng chỉ tải xuống ứng dụng từ các nguồn chính thức. Bất cứ khi nào có thể, hãy dùng ứng dụng từ các nhà phát triển uy tín có danh tiếng tốt để giảm thiểu khả năng gặp phải phần mềm độc hại.
Nên bỏ qua các ứng dụng giả mạo hứa hẹn cho phép thanh toán khoản tiền lớn hoặc trao những giải thưởng giá trị.
Thêm vào đó, không cấp các quyền truy cập không cần thiết cho ứng dụng. Hầu hết phần mềm độc hại sẽ không thể triển khai đầy đủ nếu không có các quyền truy cập tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như quyền truy cập trợ năng, quyền truy cập vào tin nhắn văn bản và cài đặt các ứng dụng không xác định.
Ngoài ra, sử dụng phần mềm chống virus đáng tin cậy dành cho thiết bị di động giúp phát hiện và chặn phần mềm độc hại cố gắng xâm nhập vào điện thoại.
Tài khoản ngân hàng của bạn có thể mất sạch tiền nếu có ứng dụng này, hãy gỡ bỏ ngay lập tức
Trong trường hợp bạn từng tải về ứng dụng này trên smartphone của mình, hãy xóa bỏ nó khỏi điện thoại ngay lập tức!
ZDNet đưa tin, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cleafy đã phát hiện nhiều ứng dụng trên Google Play nhiễm trojan TeaBot, chuyên nhắm mục tiêu vào các ứng dụng ngân hàng để đánh cắp tiền từ tài khoản của người dùng smartphone.
Xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2021, trojan TeaBot (hoặc Anatsa) được kẻ gian phát tán thông qua tin nhắn giả mạo (có chứa các liên kết độc hại). Thông thường, các liên kết này sẽ dẫn nạn nhân đến các trang web lừa đảo yêu cầu dữ liệu cá nhân và thông tin đăng nhập tài khoản của họ.
Ứng dụng chứa mã độc TeaBot có tên QR Code & Barcode - Scanner vừa được phát hiện gần đây
Trong một phát hiện gần đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cleafy đã nhận thấy số lượng nạn nhân của trojan này tăng vọt, nguyên nhân là do tải nhầm phần mềm độc hại có tên gọi QR Code & Barcode - Scanner trên Google Play Store (CH Play). Trước khi bị gỡ khỏi kho ứng dụng, QR Code & Barcode - Scanner đã có hơn 10.000 lượt tải trên Play Store.
Theo Cleafy, trong thời gian ban đầu, ứng dụng sẽ hoạt động hoàn toàn bình thường, đúng như tên gọi. Tuy nhiên, QR Code & Barcode - Scanner sẽ nhanh chóng yêu cầu người dùng Android tải về thêm các tiện ích để sử dụng được hết các tính năng của ứng dụng. Đây là chiêu trò kẻ gian sử dụng để dẫn dụ người dùng cài đặt phần mềm độc hại lên smartphone và qua mặt thuật toán bảo mật của Google Play.
Ứng dụng lừa đảo người dùng cài thêm tiện ích "QR Code Scanner: Add-On" có chứa mã độc TeaBot
Sau khi xâm nhập thành công smartphone, phần mềm độc hại sẽ yêu cầu quyền sử dụng các dịch vụ trợ năng, kiểm soát màn hình và ghi lại các thông tin đăng nhập, SMS, mã xác thực hai yếu tố,...
Bên cạnh khả năng quét dữ liệu người dùng, mã độc còn cho phép kẻ tấn công truy cập từ xa màn hình của các thiết bị bị lây nhiễm, cũng như và tương tác với các hoạt động do chủ sở hữu thiết bị thực hiện.
Trojan TeaBot liên tục được bổ sung thêm các ngôn ngữ mới, cho thấy tin tặc đang muốn mở rộng mục tiêu tấn công đến nhiều quốc gia khác nhau
Phiên bản mới của trojan TeaBot có thể nhắm mục tiêu đến các ứng dụng ngân hàng, bảo hiểm, ví tiền điện tử và sàn giao dịch tiền điện tử. Theo cảnh báo từ Cleafy, TeaBot có thể nhắm mục tiêu đến hơn 400 ứng dụng khác nhau được cài đặt trên hệ thống mục tiêu.
QR Code & Barcode - Scanner hiện đã bị Google xóa khỏi kho ứng dụng, nhưng người dùng vẫn cần phải xoá chúng khỏi thiết bị nếu đã tải về trước đó.
Mã độc tống tiền tại Việt Nam tăng gần 200% Cùng với việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, mã độc tống tiền (ransomware) tiếp tục có "đất diễn" và được dự báo gây nhiều hiểm họa. Theo báo cáo Hoạt động của mã độc tống tiền đầu tiên của VirusTotal và Google, mã độc tống tiền - ransomware tăng gần 200% so với...