Lý trí dần thắng tình cảm
Sau chuyến thăm Hy Lạp, Tổng thống Nga Vladimir Putin giành thêm một thắng lợi rất quan trọng nữa về chính trị với việc Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker nhận lời tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức ở St. Petersburg.
Tổng thống Nga Vladimir Putin giành thêm một thắng lợi rất quan trọng nữa về chính trị. REUTERS
Diễn đàn này hình thành đã từ lâu và trước đây đại diện của EU luôn tham dự. Nhưng từ khi Mỹ, EU, NATO chủ trương cô lập Nga về chính trị và trừng phạt Nga về kinh tế, tài chính, thương mại vì Nga đã tiếp nhận Crimea và hậu thuẫn phe ly khai chống đối chính phủ ở Ukraine thì chính khách cấp cao của EU nói chung cũng như của các thành viên EU nói riêng hầu như không còn tới thămNga. Chuyến thăm Nga của ông Juncker vì thế sẽ là sự kiện đầy ý nghĩa đối với cả Nga lẫn EU.
Video đang HOT
Nó có lợi cho Nga về nhiều phương diện vì là bằng chứng cho thấy cuối cùng thì EU vẫn phải tìm cách duy trì tiếp xúc và đối thoại chính trị với Nga, cho thấy chủ ý của Mỹ, EU và NATO cô lập Nga về chính trị đã bị phá sản. Nga lại còn có thể tận dụng chuyến thăm của ông Juncker để làm sâu sắc thêm sự phân hóa trong nội bộ EU và NATO.
Ở phía EU và NATO, bản thân cá nhân ông Juncker xưa nay vốn không thuộc phái diều hâu trong quan hệ với Nga. Quyết định đi Nga là kết quả những suy tính rất thực tế. Ông Juncker đã nhận ra rằng những biện pháp của Mỹ và EU cho tới nay đã không khuất phục được Nga và cả sự gồng mình của NATO cũng không đủ để răn đe Nga. Trong khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại của EU và châu lục lại không thể giải quyết được nếu không có sự tham gia của Nga. Cho nên ở đây lý trí đang dần chế ngự tình cảm.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Đường ai nấy đi
Không đầy 3 ngày sau khi được nhất trí, kế hoạch 17 điểm của Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker về vấn đề người tị nạn đã có nguy cơ phá sản trước khi được triển khai.
Người tị nạn trong một khu trại ở biên giới Hy Lạp - Macedonia - Ảnh: AFP
Kế hoạch trên được đưa ra trong hội nghị giữa một số thành viên EU với 3 nước ngoài khối là Albania, Serbia và Macedonia nhằm đối phó dòng người tị nạn đổ vào EU qua ngả các nước phía tây bán đảo Balkan.
Giờ đây Áo tuyên bố sẽ dựng hàng rào tại biên giới với Slovenia và nước này phản ứng bằng đe dọa rằng cũng sẽ lập hàng rào tương tự để ngăn người tị nạn. Trong câu chữ thể hiện, mục đích của Áo tương đồng với kế hoạch 17 điểm nói trên là bảo đảm an toàn trật tự, kiểm soát và làm chậm lại dòng người tị nạn đổ về EU. Nhưng thực chất thì phía Vienna theo đuổi những mục tiêu ấy theo cách riêng chứ không theo cơ chế và quy trình vừa được thỏa thuận. Trong khi đó, Slovenia phản ứng mạnh vì lo ngại nguy cơ một mình chịu trận cho cả EU.
Ngay từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng về người tị nạn và nhập cư thì trong EU đã thấy hiện tượng mạnh ai nấy làm và đường ai nấy đi. Hungary là thành viên đầu tiên dựng hàng rào biên giới và đẩy vấn đề đặt ra đối với mình về phía các thành viên khác. Có nước kiên quyết không tiếp nhận người tị nạn nào, có nước chỉ tiếp nhận người theo Thiên Chúa giáo. Hiện tượng lẻ mẻ đang trở thành xu thế trong EU và cho thấy một thực trạng chẳng hay ho. EU không chỉ bị động đối phó, bế tắc giải pháp mà ngay đến cả không ít thành viên chẳng còn tin liên minh đủ khả năng vượt qua thách thức.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Cặp đôi quyền lực mới Người ta đang chứng kiến sự hình thành và quyền biến của cặp đôi quyền lực mới trong EU là ông Juncker và bà Merkel. Hai người này phân vai kẻ tung người hứng và phối hợp hành động. Cặp đôi quyền lực mới trong EU: Bà Merkel và ông Juncker - Ảnh: AFP Tại hội nghị cấp cao vừa qua, 8 thành...