Lý ngay, tình gian
Tại Nam Á đang lặp lại chuyện từng xảy ra năm 1989 với việc mọi cung ứng hàng hóa, nhiên liệu, vật liệu và thuốc men từ Ấn Độ cho Nepal bị ngưng trệ.
Liệu tân thủ tướng Nepal, ông KP Sharma Oli (giữa), một lãnh đạo của đảng Cộng sản, có thể giải quyết được mối căng thẳng với Ấn Độ? – Ảnh: Reuters
Nepal cáo buộc Ấn Độ dùng sự cấm vận này để gây áp lực buộc Nepal phải xem xét lại hiến pháp mới được ban hành. Nội dung hiến pháp mới bất lợi về chính trị đối với tộc người Madhesi, chiếm 39% dân số Nepal và đặc biệt gắn bó mật thiết với một số cộng đồng của Ấn Độ.
New Delhi bác bỏ mọi cáo buộc và lập luận rằng những nhà cung ứng dịch vụ, vận tải và thương gia Ấn Độ lo ngại về tình hình chính trị, an ninh và ổn định ở Nepal nên mới ngừng cung ứng. Về lý, Nepal không thể chê trách Ấn Độ nhưng về tình thì những cáo buộc nói trên có cơ sở riêng của chúng.
Nepal có quan hệ truyền thống lâu đời với Ấn Độ về chính trị cũng như kinh tế, thương mại. Nước này hiện đang rất khó khăn bởi phải khắc phục hậu quả của trận động đất kinh hoàng hồi tháng 4. Cơn địa chấn này còn hủy hoại gần như hoàn toàn những tuyến đường thông thương giữa Nepal với Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiện Trung Quốc tuy rất muốn thay thế ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Nepal nhưng khó có thể nhanh chóng bù lại cho Nepal những gì không được Ấn Độ cung ứng nữa. Trong khi đó, Ấn Độ đang tăng cường tranh thủ các nước láng giềng khác. Tất cả những điều ấy khiến sự “tình gian” trong chuyện này càng thêm khó xóa nhòa.
Tình trạng hiện tại có lợi nhưng cũng rất mạo hiểm đối với Ấn Độ, bởi về lâu dài có thể đẩy Nepal về phía Trung Quốc. Khi ấy sẽ rất tai hại cho Ấn Độ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thỏa thuận hạt nhân Iran có ý nghĩa gì đối với Nam Á?
Như tin đã đưa, Iran và nhóm P5 1 (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được Thỏa thuận Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA ) vào ngày 14-7-2015 tại Vienna. Ngay sau đó, Ấn Độ và Pakistan đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố chào đón thỏa thuận này.
JCPOA sẽ gây ảnh hưởng chủ yếu đến các nước Nam Á. Nhiều nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ và Pakistan nhận ra rằng, kể từ khi hạn chế quan hệ với Iran trong suốt thời gian Iran bị trừng phạt, cả hai bên sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nhằm tận dụng những cơ hội kinh tế chiến lược từ việc tái thiết lập quan hệ với Iran.
Điều này đặc biệt đúng với Ấn Độ. Trước khi Iran phải hứng chịu các lệnh trừng phạt, Ấn Độ là một trong những đối tác chính của Iran trong lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh: Iran là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ hai cho Ấn Độ và cả hai nước đều ủng hộ Liên minh Phương bắc ở Afghanistan chống lại nhóm Taliban. Nhưng quan hệ đối tác này đã nhanh chóng tan vỡ sau năm 2006 khi Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran và mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ bắt đầu trở nên hứa hẹn. Trước kia, Ấn Độ từng nhập khẩu dầu từ Iran thì nay, Ấn Độ lại cắt giảm lượng nhập khẩu do áp lực từ phía Mỹ.
Trong lúc quan hệ Ấn Độ - Iran đi xuống thì quan hệ giữa Iran - Trung Quốc lại có nhiều tiến triển. Khi các công ty Mỹ và châu Âu quay lưng với Iran thì Trung Quốc và các công ty của họ lại tiến hành những đầu tư chiến lược vào Iran. Hiện nay, JCPOA đang tạo cơ hội để Trung Quốc đưa các công ty như Sinopec và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đến Iran đầu tư. Với chiến lược Một Vành đai, Một con đường (OBOR), Trung Quốc đang tiến hành các bước đi cần thiết để lôi kéo Iran vào mạng lưới này thông qua các dự án như hệ thống năng lượng, đường ống dẫn dầu và đường cao tốc.
Đối với Ấn Độ, thỏa thuận hạt nhân Iran cũng liên quan đến nhiều kế hoạch kết nối và an ninh năng lượng.Thông qua dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan và đường ống dẫn đầu Gwadar, Pakistan đã gia nhập vào "Một Vành đai, Một con đường" của Trung Quốc. Giờ đây, nước này đang cố gắng thu lợi từ những khoản đầu tư của Trung Quốc ở Iran. Bằng cách tham gia những dự án nêu trên, Pakistan hoàn toàn có thể thúc đẩy quan hệ thương mại mới Iran, giải quyết những lo lắng về vấn đề năng lượng tồn tại lâu nay. Tuy nhiên, một số người dân Pakistan lại tỏ ra thất vọng vì giới lãnh đạo chính trị ở nước này dường như không có sáng kiến để chớp lấy những cơ hội do thỏa thuận này mang lại.
Thỏa thuận hạt nhân Iran đang mang đến những lợi ích cho an ninh năng lượng của Ấn Độ vì văn bản này sẽ cho phép Iran đưa nhiều dầu mỏ hơn vào thị trường Ấn Độ (2,3 triệu thùng dầu/ngày). Từ đó, có thể thấy giá dầu sẽ được bình ổn. Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ tư thế giới và chịu phụ thuộc nhiều vào lượng dầu nhập khẩu. Dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt cũng đi kèm với nhiều hạn chế thương mại với Iran. Ấn Độ sẽ có thể trả tiền cho lượng dầu nhập khẩu từ Iran bằng đồng đôla Mỹ và các công ty bảo hiểm sẽ có thể bảo lãnh các tàu chở dầu Iran. Ấn Độ cũng tìm cách xây dựng một đường ống dẫn dầu dưới biển thuộc vùng Biển Ả-rập để nhập khẩu khí đốt của Iran. Ngoài ra, chính việc phát triển cảng Chabahar sẽ tạo ra lối vào Afghanistan và Trung Á thông qua Pakistan.
Nhưng thỏa thuận này cũng đặt ra những thách thức đối với Ấn Độ.
Trong khi Ấn Độ tiếp tục "làm ăn" với Iran trong thời gian nước này bị cấm vận thì Ấn Độ cũng tìm cách kiềm chế mối quan hệ này vì họ lo sợ sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ giữa họ với phương Tây. Vào năm 2009, Ấn Độ bỏ phiếu chống lại Iran tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) về các hoạt động làm giàu uranium của nước này. Động thái trên của Ấn Độ đã làm mất lòng người dân Iran. Người dân Iran không thể làm gì hơn với những lựa chọn chính sách đối ngoại hạn hẹp.
Hiện nay, Iran có nhiều lựa chọn cho việc đầu tư ở Trung Quốc, Nga, Mỹ và châu Âu. Trong những quốc gia đó, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ quan ngại rằng, Iran sẽ dẫn dắt một cuộc mặc cả đầy khó khăn về nhiều vấn đề. Lĩnh vực khí đốt Farzad-B là một ví dụ. Truyền thông Iran đưa tin rằng, nước này đã từ chối lời mời gần đây của Ấn Độ về việc phát triển lĩnh vực khí đốt sau khi Iran bị công ty nhà nước Ấn Độ, ONGC Videsh Limited gây khó dễ.
Thái độ mới của Iran sẽ có ảnh hưởng đến các công ty Ấn Độ, hiện đang xem xét đến việc mở chi nhánh kinh doanh các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, vận tải, dịch vụ, ngân hàng, công nghệ thông tin và xây dựng tại Iran. Iran cũng sẽ tiếp cận với hơn 100 tỷ USD thực phẩm đông lạnh ở nước ngoài. Điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ lượng tiêu thụ trung bình của người dân Iran. Các công ty Ấn Độ cũng phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Nga, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Những công ty này đang bán các sản phẩm với giá cả tương đối thấp và sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến.
Thách thức đối ngoại chính đối với Ấn Độ và Pakistan sẽ là cân bằng quan hệ với Iran và với Saudi Arabia, nước đã lớn tiếng phản đối thỏa thuận Iran. Mối quan hệ giữa Pakistan và Saudi Arabia đang khiến Islamabad khó chịu vì mối quan hệ này đã góp phần dẫn đến cuộc chiến do Ả-rập dẫn đầu tại Yemen. Mặt khác, mối quan hệ giữa Ấn Độ với Saudi Arabia đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là về lĩnh vực chống khủng bố. Một khía cạnh khác đáng xem xét là mối quan hệ quốc phòng đang phát triển giữa Ấn Độ và Israel, một thách thức đối với thỏa thuận hạt nhân Iran.Về mặt an ninh, Iran và Ấn Độ đã tìm ra cách thức phối hợp lập trường về vấn đề Afghanistan. Hợp tác với Iran có ý nghĩa quan trọng với Ấn Độ trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS), nhóm này vừa công bố nhiều kế hoạch tấn công Ấn Độ.
Thời gian sẽ cho chúng ta thấy những viên ngọc trong Thỏa thuận Kế hoạch Hành động toàn diện chung. Tuy nhiên, thỏa thuận này rõ ràng đã cho thấy những động lực mới đối với các nước Nam Á và Trung Đông. Nó đã tạo ra sự thăng bằng trong cán cân quyền lực khu vực cũng như mối quan hệ giữa Ấn Độ, Pakistan với Iran.
Theo nghiencuubiendong/East Asia Forum
IS mưu tính chiếm phần lớn thế giới vào năm 2020 Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) lên kế hoạch chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn của thế giới trong 5 năm tới để thiết lập đế chế cực đoan của mình. Chiến binh IS phô trương lực lượng ở Iraq. Ảnh: Mashable Theo bản đồ trong cuốn sách mới xuất bản "Đế chế của nỗi sợ hãi: Bên trong Nhà nước...