Lý giải việc ứng dụng CNTT hạn chế trong đời sống xã hội
Trong nhiều năm qua, công nghệ thông tin đã thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân…
Phát biểu tại diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam ( Vietnam ICT Summit) 2012 diễn ra vào sáng 26/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT, cho rằng, trong nhiều năm qua CNTT- TT Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CNTT-TT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả ngày càng cao, là công cụ quan trọng để tăng cường năng suất, chất lượng, hiệu quả của các ngành kinh tế xã hội, góp phần cải cách thủ tục hành chính và trở thành công cụ tích cực để cung cấp thông tin đa dạng, đa phương tiện, liên tục, phục vụ người dân ở trong mọi miền đất nước trong nước và nước ngoài.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT phát biểu tại Vietnam ICT Summit 2012 diễn ra vào sáng 26/6. (Ảnh Quốc Dũng)
Nhìn lại 10 năm qua, phát triển CNTT- TT như một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại những kết quả to lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của đất nước ta còn hạn chế. Phó Thủ tướng hy vọng, thông qua diễn đàn Vietnam ICT Summit năm nay sẽ góp phần làm rõ vì sao việc ứng dụng CNTT trong các Bộ ngành, doanh nghiệp, cơ sở còn hạn chế.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong thời gian qua, các ngành chủ yếu còn quan tâm đến các tiêu chí về tăng trưởng, chưa quan tâm đúng mức về các tiêu chí chất lượng, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, hoạt động của các tổ chức cơ sở. Hay nói một cách khác, trong giai đoạn còn tăng trưởng theo mô hình dựa chủ yếu vào vốn vào đất, vào lao động giản đơn, chưa quan tâm đến ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó CNTT vốn là công cụ để phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Lý do thứ hai là trong quản lý, các ngành ở các địa phương, người đứng đầu chưa đặt ra những nhiệm vụ, đầu bài về ứng dụng CNTT để tăng năng suất. Hạn chế này một phần do họ chỉ được đào tạo theo chuyên ngành hẹp, không được đào tạo về CNTT. Do đó rất cần những người vừa có kiến thức chuyên môn vừa hiểu biết về CNTT. Những người này sẽ là đòn bẩy, đi đầu ứng dụng trong ngành.
Video đang HOT
Tại Hội nghị Trung ương khóa 11 vừa qua đã thông qua Nghị quyết số 15 ngày 16/1/2012 để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết đã xác định CNTT – TT là một trong những hạ tầng quan trọng. Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16 về chương trình hành động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hình thức trong đó xác định xây dựng hạ tầng thông tin đến năm 2020.
Do đó, mỗi ngành đều có sự phát triển theo đặc thù, nhưng CNTT chính là xử lý khâu chung của tất cả các ngành, đó là thu thập thông tin, xử lý thông tin và phổ biến thông tin. CNTT chính là hạ tầng thông tin của tất cả các ngành khác. Thông qua CNTT, việc thu thập thông tin có thể làm ở quy mô lớn hơn, sẵn sàng hơn. Đặc biệt, nếu có ùn tắc giao thông, mọi người chỉ quan sát được trong vài trăm mét nhưng nếu có hệ thống cảm biến, thì mọi người đều biết được thông tin tắc nghẽn ở một số khu vực.
Như vậy, CNTT giúp cho việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu với quy mô và tầm lớn hơn. Tốc độ xử lý và tính phức tạp của xử lý cao hơn rất nhiều. Nếu có thể xử lý thông tin chúng ta có thể mô phỏng được, dự báo quá trình và quyết định sẽ làm gì.
Tóm lại ,CNTT chính là công cụ để cùng cách ngành tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự phát triển của ngành đó. Vậy làm thế nào ứng dụng nhanh hơn và hiệu quả hơn?
Trước hết, bên cạnh các chỉ tiêu về tăng trưởng cần đưa ra các chỉ số về tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình trên cơ sở toàn ngành. Nếu không có chỉ tiêu này thì không có động lực để phát triển.
Thứ hai, nên chăng cần xây dựng chuẩn hóa việc bồi dưỡng cán bộ quản lý hiểu biết về CNTT.
Thứ ba là chúng ta cần nghiên cứu xem mỗi một ngành cần bao nhiêu phần trăm tỷ lệ lao động của ngành đó có hai bằng cấp, bằng chuyên môn và bằng CNTT. Đây chính là cầu nối để gắn kết CNTT với các ngành.
Thứ tư, các ngành cần hình thành các tổ chức chuyên trách về CNTT để hướng dẫn ứng dụng, đề xuất các chính sách hộ trợ CNTT của ngành mình.
Thứ năm, nên chăng cần khuyến khích các đơn vị tư vấn ứng dụng CNTT cho từng ngành. Đặc biệt là việc triển khai chính phủ điện tử.
Các Bộ, Ngành nên có kinh phí nghiên cứu cho việc ứng dụng CNTT phù hợp với từng ngành.
“Với quyết tâm triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương và cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức CNTT, chuyên gia CNTT trong nước và nước ngoài… sẽ nhanh chóng đưa CNTT vào giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay của xã hội” – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.
Theo vietbao
CNTT giải quyết tắc nghẽn giao thông, quá tải bệnh viện
Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) tặng Phó Thủ tướng Nguyên Thiên Nhân kỷ niêm chương của diên đàn Vietnam ICT Summit 2012.
- Sáng nay (26/6), diên dàn câp cao CNTT-TT Viêt Nam (Vietnam ICT Summit) 2012 đã chính thức khai mạc tại Hà Nôi. Diên đàn sẽ bàn thảo xoay quanh viêc dùng CNTT đê giải quyêt các vân đê "nóng" trong xã hôi hiên nay như tắc nghẽn, tai nạn giao thông, thiêu hụt điên năng...
Vietnam ICT Summit 2012 sẽ diên ra trong hai ngày 26-27/6 với 4 chủ đê chính gôm giảm tắc nghẽn giao thông bằng CNTT, CNTT với đổi mới giáo dục và đào tạo Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam Thẻ công dân điện tử.
Trong 10 năm qua, CNTT đã thê hiên vai trò và tâm quan trọng của mình đôi với sự phát triên mọi mặt của nên kinh tê. CNTT giúp thúc đây mạnh mẽ quá trình toàn câu hóa mọi mặt đời sông xã hôi, tạo ra môt thê giới "phẳng".
Phát biểu tại Hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "CNTT chính là hạ tâng thông tin của tât cả các ngành khác, chính là công cụ đê các ngành tăng năng suât và hiêu quả hoạt đông. Nhìn lại 10 năm qua, sự phát triên CNTT đã đem lại hiêu quả to lớn nhưng viêc ứng dụng vào các ngành kinh tê xã hôi còn rât thâp. Trước đây các ngành thường chỉ quan tâm tới tăng trưởng định lượng nhưng chưa quan tâm đến chất lượng và hiệu quả nên CNTT chưa được coi trọng".
"Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành, địa phương chưa đặt ra những nhiệm vụ, đầu bài về ứng dụng CNTT để tăng năng suất, một phần do họ chỉ được đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Do đó, chúng ta rất cần những cán bộ vừa có chuyên môn, vừa hiểu biết về CNTT", Phó Thủ tướng chia sẻ và mong muốn Diễn đàn sẽ phần nào giải được các bài toán cụ thể để đưa CNTT vào trong các cấp, các ngành và doanh nghiệp.
Ông Trương Đình Tuyên, Phái viên của Thủ tướng, nguyên Bô trưởng Bô Thương mại chia sẻ: "Chính khả năng sô hóa, kêt nôi, tích hợp của CNTT đã làm thay đôi cách thức sản xuât và phương thức quản lý, tạo ra môt thời đại kinh tê mới- thời đại kinh tê trí thức, đặc trưng bởi sự chuyên đôi từ công nghê chê tạo sang công nghê cao, trong đó CNTT là trục kêt nôi chính".
Vê phương thức phát huy CNTT trong hiên đại hóa đât nước, ông Tuyên cho rằng: "Đê phát triên và ứng dụng CNTT, thì cơ chê, chính sách giữ vai trò mở đường, người đứng đâu các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đên các địa phương và cơ sở, công đông doanh nghiêp sẽ là lực lượng chủ công". Ý nghĩa của diên đàn ICT Summit năm nay chính là đê cao tư duy, nhân thức mới, coi CNTT như môt hạ tâng quôc gia và thảo luân các giải pháp đê thực hiên hiên đại hóa hê thông hạ tâng và hiên đại hóa đât nước bằng CNTT.
"Do đó, ICT Summit năm nay sẽ không đơn thuần nói về việc CNTT cần và có thể làm gì, mà quan trọng hơn là các ngành, các cấp sẽ dùng công nghệ như thế nào để giải quyêt các vân đê "nóng", câp bách hiên nay trong hệ thống hạ tầng, đồng thời thảo luận về chiến lược và các giải pháp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng theo xu thế của thế giới. Đó là xây dựng hạ tầng thông minh dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông" - ông Trương Gia Bình Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) nhân định.
Theo vietbao
"Thiếu Tổng công trình sư cho các đại dự án CNTT" Việt Nam đang xây dựng nhiều dự án lớn, có tầm ảnh hưởng quốc gia như xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, thẻ công dân điện tử... Tuy nhiên một "nút thắt" muôn thuở lại nổi lên: Tìm đâu cho được các Tổng công trình sư dự án? "Không ra được đầu bài vì không chuyên về CNTT!"...