Những việc làm CNTT hấp dẫn trong năm 2012
Nhu cầu tuyển dụng người làm trong nhiều ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn đang ở mức cao bất chấp suy thoái kinh tế.
Dù có những dự báo điện toán đám mây có thể sẽ tước mất những phần cốt lõi của bộ phận công nghệ thông tin ( CNTT), nhưng năm nay vẫn được xem là năm tốt lành cho các vị trí công việc liên quan đến CNTT. Cụ thể, điện toán đám mây thực tế đang tạo ra vai trò mới cho chuyên viên CNTT, song song đó là danh mục về điện thoại thông minh (ĐTTM smartphone) và máy tính bảng (MTB – tablet) cũng đang có nhu cầu cần đến các nhà phát triển phần mềm. Vì vậy, các chuyên gia về tuyển dụng hy vọng trên thị trường việc làm sẽ có sự hồi phục tốt hơn trong năm nay mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn.
Dưới đây là một số vị trí công việc trong lĩnh vực CNTT hiện có sức hấp dẫn và có thể nhận được mức lương cao trong năm tới.
Phát triển ứng dụng di động
Nhu cầu phát triển ứng dụng trên thiết bị di động ngày càng nở rộ. Các chuyên gia CNTT đồng ý rằng nhóm phát triển ứng dụng di động vẫn có một vị trí công việc tốt trong suốt năm nay bởi vì các công ty đang tiếp tục tối ưu các website và các ứng dụng cho phù hợp trên smartphone và tablet.
Theo thông tin từ trang web kiếm việc liên quan đến CNTT Dice.com, nhu cầu tuyển dụng các nhà phát triển ứng dụng luôn có sẵn trên trang này, nơi mà các mẫu đăng tuyển các nhà phát triển Android và iPhone luôn tăng, tương ứng 129 đến 190% so với năm trước đó.
Một công ty tên Yoh đã trả cho vị trí phát triển game trên di động từ 110 ngàn đến 140 ngàn USD/năm. Và mức trung bình dành cho các nhà phát triển Android cỡ 70 USD/giờ đến 100 USD/giờ. Các chuyên gia về tuyển dụng nhân sự dự báo rằng đây là năm của các nhà phát triển phần mềm di động.
Phát triển phần mềm
Các lập trình viên viết ứng dụng chạy trên máy tính cá nhân truyền thống không nên cảm thấy “thua thiệt” so với phát triển di động. Thực ra, các công ty vẫn cần lập trình viên Java, .NET, C#, SharePoint và ứng dụng web. Java vẫn được ưa chuộng vì nó là nền tảng mở có thể hoạt động ở bất cứ hệ thống nào được lập trình ở phía máy chủ, do đó các tổ chức lớn sẽ dùng Java để chuyển dữ liệu từ các hệ thống kế thừa. Vì vậy, mức lương dao động từ 60 ngàn đến 150 ngàn USD/năm, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Video đang HOT
Thiết kế trải nghiệm người dùng
Bởi vì có quá nhiều công ty đang phát triển ứng dụng, cho dù đó là phát triển cho máy tính hay các thiết bị di động thì mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì vậy, công ty cần có những nhà thiết kế trải nghiệm người dùng để có thể đảm bảo các ứng dụng có thể sống động và trực quan khi sử dụng. Vị trí công việc này sẽ tăng 6,7% so với năm ngoái, lương khởi điểm dao động khoảng 71 ngàn đến 104 ngàn USD/năm.
Chuyên viên bảo mật
Các mối đe dọa bảo mật ngày càng tăng, do đó các tổ chức cần thuê chuyên viên CNTT để có thể chặn hacker và kẻ phát tán phần mềm độc hại. Trên trang web Dice.com, tuyển dụng chuyên gia bảo mật đã tăng 141% trong năm 2011 so với năm ngoái. Bên cạnh đó, việc chuyển sang điện toán mây của nhiều tổ chức cũng đang thúc đẩy nhu cầu cần chuyên viên bảo mật về hạ tầng. Lý do là vì nếu có nhiều ứng dụng ở trên “mây” thì các công ty cần có môi trường bảo mật hơn để kiểm soát đầu vào lẫn đầu ra ngay trên “môi trường mây” của họ. Những chuyên gia bảo mật được dự đoán là sẽ có một năm tốt để tìm kiếm cho mình một vị trí hấp dẫn.
Phát triển, phân tích và thiết kế kho dữ liệu
Một số công ty muốn khai thác sâu hơn cơ sở dữ liệu “đồ sộ” tại hệ thống của văn phòng, do đó họ có nhu cầu tìm các nhà thiết kế, nhà phân tích và nhà phát triển kho dữ liệu. Năm nay sẽ là năm các công ty muốn dữ liệu của họ được khai thác tốt hơn.
Chuyên gia cơ sở hạ tầng
Việc xuất hiện điện toán đám mây chưa hẳn sẽ loại bỏ các công việc liên quan đến cơ sở hạ tầng CNTT. Từ đây cho đến hết năm nay, mô hình điện toán đám mây và việc di chuyển sang hệ điều hành Windows 7 có thể tạo ra nhu cầu tuyển quản trị hệ thống và kỹ sư hệ thống mạng. Các công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm các chuyên gia CNTT có thể thiết lập và quản lý máy chủ ảo và môi trường lưu trữ ảo. Đối với một số công ty, việc chuyển sang Windows 7 sẽ tạo ra nhu cầu cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong lúc những công ty khác chú ý đến việc hợp nhất các trung tâm dữ liệu và di chuyển các ứng dụng sang điện toán đám mây. Trong ngắn hạn, các bộ phậnCNTTcần có những chuyên viên cơ sở hạ tầng để giúp họ lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp và hợp nhất dữ liệu.
Quy hoạch phát triển nhân lực CNTT-TT Việt Nam Theo Quy hoạch Phát triển Nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011), đến năm 2015, tổng số nhân lực ngành CNTT khoảng 556.000 người, năm 2020 là 758.000 người. Một điểm cần chú ý trong Quy hoạch Phát triển Nhân lực Việt Nam, CNTT-TT đã được xác định là một trong những ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực sẽ được các vùng miền trên cả nước tập trung đào tạo nhân lực. Trong đó, vùng trung du và miền núi phía Bắc sẽ tập trung đào tạo nhân lực cho chế tạo và lắp ráp điện tử Vùng đồng bằng sông Hồng tập trung cho công nghiệp điện tử và viễn thông Vùng bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung tập trung cho chế tạo, lắp ráp thiết bị điện – điện tử, viễn thông, công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, thiết bị tin học…) Vùng đông Nam bộ tập trung cho CNTT- viễn thông, điện tử vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung cho điện tử, CNTT. Chỉ riêng vùng Tây Nguyên không xác định CNTT-TT là lĩnh vực mũi nhọn tập trung đào tạo nhân lực.
Theo vietbao
Phổ cập Internet thông qua trẻ em
Có thể đào tạo trẻ em sử dụng mạng băng rộng ở nhà trường rồi từ đó phổ cập lại kiến thức cho những người lớn trong gia đình, làng xã.
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới, để tiết kiệm chi phí và phát triển mạng băng rộng hiệu quả, Việt Nam có thể đào tạo trẻ em sử dụng mạng băng rộng ở nhà trường rồi phổ cập lại kiến thức cho những người lớn trong gia đình, làng xã.
Sử dụng băng rộng di động để phổ cập Internet tại nông thôn
Tại hội thảo "Chiến lược phát triển mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn Việt Nam", ông Victor Mulas - đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, việc phát triển cơ sở hạ tầng băng rộng sẽ khó hơn rất nhiều so với hạ tầng viễn thông bởi người dân không hiểu được tiềm năng của băng rộng. Vì thế, bên cạnh việc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần chú ý đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua các dịch vụ giá trị gia tăng. Từ đó, người dân sẽ hiểu, biết cách sử dụng băng rộng để cải thiện cuộc sống.
Muốn vậy, chúng ta sẽ thực hiện 3 chiến lược phát triển gồm mở rộng cơ sở hạ tầng truy nhập băng rộng đến vùng nông thôn (kinh phí khoảng 10 - 25 triệu USD), nâng cao hiểu biết cho người dân (10 - 20 triệu USD) và thúc đẩy ứng dụng Internet di động cho nông thôn (5 - 10 triệu USD).
Theo ông Mulas, sở dĩ Ngân hàng Thế giới kiến nghị sử dụng băng rộng di động vì băng rộng cố định rất khó mở rộng đến nông thôn (nhất là những nơi có vị trí địa lý rộng lớn) như băng rộng di động và lại có chi phí cao hơn hẳn. Một số quôc gia như Chi Lê đã phủ băng rộng di động đến 90% dân số, trong đó có rất nhiều vùng xa xôi, hẻo lánh."Để làm được điều này, Việt Nam phải đầu tư, tăng cường chất lượng mạng đường trục băng rộng di động vì khi phủ sóng đến nông thôn, lượng truy cập sẽ tăng rất nhanh như ở Hồng Kông, dung lượng sử dụng băng rộng di động tăng gần 20 lần", ông Mulas cho biết thêm.
Ngoài ra, cần nâng cao trình độ CNTT cho người dân. Ở Anh hay Kenya, đều xây dựng những trung tâm đào tạo cho người dân biết cách sử dụng các dịch vụ Internet và mạng băng rộng. "Việt Nam có thể tận dụng những Điểm bưu điện văn hóa xã như một trung tâm đào tạo người dân thậm chí có thể trang bị những kỹ năng về Internet, băng rộng cho trẻ em ở nhà trường và các em sẽ tiếp tục đào tạo những người lớn trong gia đình, làng xã mà không phải mất nhiều chi phí", ông Mulas nhấn mạnh.
Cuối cùng, để có các ứng dụng Internet, Việt Nam phải thành lập nhiều trung tâm phát triển ứng dụng. "Tại Sri Lanka và Lebanon, các chính phủ đều có những chương trình thúc đẩy phát triển ứng dụng di động. Còn Philippines đã thành công khi tạo ra ứng dụng thông tin thị trường, hướng dẫn phun thuốc trừ sâu... qua tin nhắn, qua mạng cho người dân. Hệ quả là cuộc sống của người dân nông thôn tốt hơn rất nhiều", ông Mulas dẫn chứng.
Chú trọng nâng cao nhận thức của người dân và phát triển ứng dụng
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số - Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, để thực hiện 3 chiến lược phát triển băng rộng đến vùng nông thôn phải nghiên cứu, khảo sát thị trường thật kỹ để xác định được hiện trạng, nhu cầu lưu lượng sử dụng của từng vùng cũng như có kế hoạch hành động, đầu tư phù hợp.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, do nông thôn Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt so với các nước khác, có vùng phát triển tốt về kinh tế nhưng cũng có rất nhiều địa phương nghèo. Từ đó, nhu cầu về sử dụng băng rộng cũng khác biệt, cần được phân loại khu vực.
Do nguồn lực kinh tế của Việt Nam hạn chế mà khu vực nông thôn lại chiếm diện tích lớn nên để có chiến lược đầu tư hiệu quả cho băng rộng, chúng ta không nên triển khai đại trà đến các gia đình mà đưa băng rộng đến đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng cao như trường học, bệnh viện, chính quyền các cấp, doanh nghiệp...
"Nếu không có chiến lược, chính sách phát triển băng rộng đến nông thôn phù hợp thì dự án chắc chắn sẽ thất bại", Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, ngoài hạ tầng, nhận thức của người dân và ứng dụng Internet, để phổ cập được băng rộng, phải có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối truy nhập Internet (máy tính bảng, smartphone) như Chương trình sản xuất 1 triệu máy tính giá rẻ cho nông thôn thì người dân mới dễ dàng tiếp cận.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện VNPT và Viettel kiến nghị, ngoài việc đầu tư băng rộng đến nông thôn, nhà nước nên có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hệ thống Internet băng rộng.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, trong 3 chiến lược phát triển băng rộng đến nông thôn, cơ sở hạ tầng được đầu tư với chi phí cao nhất ở mức 25 triệu USD. Mặc dù vậy, thực tế ở vùng nông thôn hiện nay, dung lượng sử dụng Internet cố định, 3G còn thấp và hạ tầng băng rộng đang "thừa". Vì thế, nếu chúng ta đầu tư một số tiền lớn nhất trong 3 chiến lược vào hạ tầng thì sẽ tiếp tục "thừa". Do đó, nên tập trung chi phí cho việc nâng cao nhận thức sử dụng của người dân và phát triển ứng dụng, dịch vụ Internet (như các trang thương mại điện tử cung cấp giá nông sản hay những diễn đàn nông dân để người dân cùng chia sẻ...). "Khi người dân đã dùng nhiều, chúng ta mới tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng thì việc sử dụng chi phí mới hiệu quả", vị chuyên gia này kết luận.
Theo vietbao
Bản đồ trên iOS 6 "xài ké" dữ liệu từ TomTom Hãng công nghệ TomTom hôm 12.6 lên tiếng xác nhận đã bán bản quyền dữ liệu bản đồ và một số nội dung liên quan khác cho Apple để hãng điện tử Mỹ phát triển ứng dụng bản đồ riêng tích hợp trên iOS 6. Hãng Apple vừa công bố hệ điều hành iOS 6 sẽ được tích hợp một ứng dụng bản...